在剛滿 53 歲的這一天,Laura Dern 終於以『婚姻故事』當中的律師諾拉一角,拿下了等了 28 年的生涯首座奧斯卡。出身演藝世家 12 歲就踏入影壇的 Laura Dern,許多人第一次看見他可能是 1993 年『侏羅紀公園』裡的艾麗博士。雖然演出了一部紅遍全球的世紀經典,但是 Laura Dern 卻因為 1997 年在『The Puppy Episode』裡飾演 Ellen DeGeneres 的出櫃對象而失去了超過一整年的工作機會,幾乎毀了他的演藝事業,不過 Laura Dern 並沒有因此後悔,在接受訪問時他表示當晚的演出是對自己而言是一次非凡的經歷與機會,並影響了自己的一生。經常被賦予強悍個性角色的 Laura Dern 在過去 30 年間也一直都是 LGBTQ 社群的象徵之一。
https://youtu.be/1CsN6ZYgp2Y?t=170
昨晚在獨立精神獎的頒獎典禮上,洛杉磯同志合唱團先是用歌唱的方式回顧過去一年電影裡最 gay 的每個瞬間,後半則是不斷歌頌 Laura Dern 的名字,並用一段 Laura Dern 的歷年作品畫面,向這位當代的 LGBTQ icon 致敬。
https://youtu.be/ZPnuXOrBINY
#lauradern
#oscars
#婚姻故事
Netflix
1997 oscars 在 Phê Phim Facebook 八卦
TARANTINO VÀ HÀNH TRÌNH TRỞ THÀNH ĐẠO DIỄN “SHOWBIZ” NỔI BẬT NHẤT CỦA THẾ HỆ MÌNH
PHẦN 1: CÁI TÊN NỔI BẬT NHẤT CỦA THẬP KỶ 90
1. Cuối mùa xuân năm 1992, Quentin Tarantino và Roger Ebert (nhà phê bình phim nổi tiếng người Mỹ) có một cuộc hẹn ăn trưa trên bờ biển Côte d'Azur nước Pháp. Đạo diễn 29 tuổi đã mang đến LHP Cannes năm ấy tác phẩm đầu tay của mình “Reservoir Dogs” - bộ phim tội phạm pha trộn giữa bạo lực đẫm máu và các bài hát của Madonna. “Reservoir Dogs” đã tạo nên cơn sốt nhất định tại Cannes nhưng vì phim không được phát hành rộng rãi tại các rạp ở Mỹ ngay sau đó nên Tarantino vẫn chưa thoát khỏi cái mác một nhà làm phim độc lập. Hay nói như lời Ebert là một gã “sẵn lòng ngồi ngoài biển và ăn spaghetti”. Bữa ăn đấy thì Ebert cũng là người trả tiền.
Chỉ hai năm sau thì hai người lại gặp nhau ở Cannes. Nhưng lần này thì tầng trên cùng một khách sạn cao cấp đã được dành riêng cho Tarantino và spaghetti được thay thế bằng tôm hùm. “Reservoir Dogs” đã trở thành cú hit cả trong và ngoài nước Mỹ và Tarantino tiếp tục mang đến Cannes tác phẩm tiếp theo của mình là “Pulp Fiction”. Cuộc trò chuyện ngắn ngủi bên bàn cà phê của Ebert và Tarantino liên tục bị gián đoạn bởi máy quay truyền hình, nhà báo và tiếng gõ cửa “rầm rầm” của vài fan hâm mộ cuồng nhiệt. Nhưng, qua những lời Ebert nhận xét thì Tarantino “dường như chẳng quan tâm đến những ồn ào xung quanh mình”.
Đó là khi mà sự nghiệp của Tarantino bắt đầu có những bước tiến dài và vững chắc, đưa ông từ một nhân viên của cửa hàng băng đĩa thành đạo diễn hạng A tại Hollywood. Khi “Pulp Fiction” ra rạp vào mùa thu năm 1994, nó có thể được marketing theo rất nhiều cách: là sự trở lại ngoạn mục của John Travolta; là tác phẩm được giới chuyên gia khen ngợi nhiệt liệt; là bộ phim có thể khiến bạn ngất xỉu ngay tại rạp (thực sự đã có người ngất tại buổi công chiếu “Pulp Fiction” ở LHP New York năm 1994). Nhưng Miramax đã tập trung quảng bá “Pulp Fiction” là “một bộ phim của Quentin Tarantino”.
Sự yêu mến cuồng nhiệt dành cho Tarantino đã khiến giới chuyên môn so sánh ông với Orson Welles, người đã làm nên kiệt tác “Citizen Kane” khi chưa bước sang tuổi 30 và cuối cùng trở thành một trong những đạo diễn vang danh nhất thế kỷ XX. Những đạo diễn này được sinh viên các trường điện ảnh tôn thờ, luôn xuất hiện trên các talk-show và là ngôi sao thực thụ trong mắt giới truyền thông. Đến giữa thập kỷ 1980, Steven Spielberg đã nổi tiếng đến mức được lên bìa tạp chí Time và Rolling Stone trong cùng một năm.
Nhưng sự nổi tiếng mà Tarantino đạt được mạnh mẽ, cuồng nhiệt và nhanh chóng hơn tất cả những đạo diễn tiền bối và cả hậu bối sau này. Từ giữa đến cuối những năm 1990, ông đã trở thành người dẫn chương trình của show Saturday Night Live (show truyền hình rất nổi tiếng của Mỹ, mỗi tập sẽ có một người dẫn chương trình khách mời là một nhân vật nổi tiếng) và diễn chính một vở kịch tại Broadway. Nirvana gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Tarantino trong album cuối cùng của họ “In Utero” còn đài NBC thì mời ông đạo diễn một tập phim của serie “ER”, bộ phim truyền hình đáng chú ý nhất ở thời điểm ấy. Mỗi khi Tarantino bước chân ra đường, cảnh tượng thường thấy sẽ là hàng đống fan hâm mộ vây lấy ông. Tarantino từng nói: “Trở thành người nổi tiếng rất là ngầu. Tôi cứ bước vào bất kỳ quán bar nào và vài phút sau, những cô gái đã ngồi xung quanh tôi”.
Ngay cả khi Tarantino có nghỉ ngơi một chút thì ảnh hưởng của ông vẫn được khắc sâu vào văn hóa đại chúng thường ngày. Các tác phẩm của ông liên tục được những nhà làm phim khác học hỏi, nhắc đến. Các cửa hiệu cho thuê băng đĩa thường có riêng một kệ tên là “Thể loại: Tarantino” để gọi tên những bộ phim về thế giới tội phạm, súng ống đi kèm với các đặc điểm của văn hóa đại chúng và những nhân vật “cool ngầu”. Chính Tarantino cũng phải thừa nhận: “Tên tôi đã trở thành một tính từ sớm hơn là tôi nghĩ”.
Mùa hè năm 1995, xã hội Mỹ đã trở nên cuồng nhiệt với Tarantino đến mức Ebert và Gene Siskel (cũng là một nhà bình luận phim nổi tiếng của Mỹ) đã dành riêng một tập của “At The Movies” (chương trình truyền hình chuyên về bình luận phim do Ebert và Siskel dẫn chương trình) chỉ để bình luận về Tarantino. Đây là một minh chứng rõ ràng rằng Tarantino và đặc biệt là “Pulp Fiction” sẽ còn mãi được ghi nhớ trong tâm trí người xem phim như thế nào. Tại thời điểm ấy thì “Pulp Fiction” đã ra rạp toàn nước Mỹ được 8 tháng, thu về hơn 100 triệu USD riêng tại Mỹ và giúp Tarantino giành tượng vàng Oscars đầu tiên.
Tuy nhiên, trong tập “At The Movies” ấy, Siskel vẫn phải đặt ra câu hỏi rằng: liệu Tarantino sẽ tạo nên một làn sóng mới hay chỉ đơn thuần là “tay chơi một mùa” mà thôi. Câu trả lời cho câu hỏi này có lẽ đã rõ ràng với mỗi chúng ta. Trong vài năm sau đó, Tarantino là đạo diễn được hâm mộ nhất, được tìm kiếm nhiều nhất, được gọi tên nhiều nhất trên thế giới. Đó có thể là bất ngờ với ai nhưng không phải với Tarantino. Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1997 khi vừa mới mua lại một căn biệt thự Hollywood từ ngôi sao ca nhạc Richard Marx, Tarantino nói: “Tôi luôn tin rằng mình sẽ nổi tiếng. Tôi chỉ không nghĩ rằng nó sẽ đến chỉ sau hai bộ phim mà thôi”.
2. Những thành công của Tarantino trong thập kỷ 1990 đến từ ba bộ phim mà ông trực tiếp đạo diễn là “Reservoir Dogs”, “Pulp Fiction” và “Jackie Brown”. Đồng thời ông cũng đạo diễn một phần nhỏ trong phim “Four Rooms” và viết kịch bản cho ba bộ phim nổi tiếng khác: “True Romance”; “Natural Born Killers” và “From Dusk Till Dawn”.
Kịch bản của Tarantino thường có những điểm chung nhỏ như nhãn hiệu Big Kahuna Burger được sử dụng trong nhiều bộ phim, dẫn đến các fan hâm mộ đã gọi thế giới phim của ông là “vũ trụ Tarantino”. Trung tâm của cái vũ trụ đó chính là đạo diễn của chúng ta, một gã tự tin, nói nhiều với những câu nói không kém phần “cool ngầu” so với các nhân vật trong phim của mình. Ngay sau khi “Pulp Fiction” công chiếu tại Anh, đài BBC đã phát sóng trực tiếp một chương trình trò chuyện có tên “Quentin Tarantino: Hollywood’s Boy Wonder”. Suốt một tiếng đồng hồ, Tarantino thao thao bất tuyệt câu chuyện rằng: ông đã nuôi dưỡng tình yêu với phim từ bé như thế nào; làm việc tại cửa hàng cho thuê băng đĩa ra sao; mòn mỏi chứng kiến những kịch bản phim của mình chết dần trước khi huy động được hơn 1 triệu USD để làm “Reservoir Dogs”.
Đó quả thực là một câu chuyện thú vị về thành công của một nhà làm phim độc lập. Nhưng cùng thời điểm ấy, cũng có rất nhiều câu chuyện thú vị khác như Robert Townsend phải tiêu cạn cả chục cái thẻ tín dụng để sản xuất phim “Hollywood Shuffle” hay Robert Rodriguez chấp nhận làm “chuột bạch” đi thử nghiệm thuốc y tế để lấy tiền làm “El Mariachi”. Vậy điều gì đã khiến Tarantino trở nên khác biệt (bên cạnh việc ông là người da trắng nên được truyền thông “cưng chiều” hơn hẳn)? Đó là sự yêu thích cuồng nhiệt với những gì mình làm. Tại một talkshow với người dẫn chương trình Jon Stewart, Tarantino đã diễn lại cảnh Mr. Blonde nhảy múa trước khi cắt tai viên cảnh sát trong “Reservoir Dogs”. Trong một talkshow khác với David Letterman, ông không ngần ngại đứng lên và “trình diễn” điệu múa của chú mèo trong phim hoạt hình “The Aristocats” đã “tạo cảm hứng” cho điệu nhảy của Mia Wallace trong “Pulp Fiction”. Và ở chương trình trò chuyện của đài BBC nêu trên, Tarantino đã bất ngờ tự phân tích một cảnh trong phim “Casualties of War” của đạo diễn Brian De Palma (Tarantino rất hiểu các chương trình truyền hình cần gì nên ông biết cách làm sao để sự hiện diện của mình trên truyền hình sẽ đáng nhớ nhất).
Các cuộc phỏng vấn với Tarantino đều rất hấp dẫn. Dù đang đưa ra quan điểm nhưng Tarantino luôn kết thúc câu nói của mình bằng hai từ “đúng không?”, như thể rằng ông đang đọc một tiên đề đã được xác nhận. Sự hiểu biết và ưa nói của Tarantino khiến ông được nhìn nhận như một nhà bình luận phim nồng nhiệt. Từ French New Wave đến John Woo đến Howard Hawks, chủ đề gì Tarantino cũng có thể say sưa nói được. Trong một bài phỏng vấn với Vanity Fair năm 1994, Tarantino đã hài hước kể: “Khi cảm thấy thích thú một cô gái nào đó, tôi sẽ cho cô ta xem phim ‘Rio Bravo’ (“Rio Bravo” là phim nổi tiếng của đạo diễn Howard Hawks). Và chết tiệt, cô ấy phải thích nó không thì tôi cũng chẳng còn ham muốn gì với cô ấy luôn”.
Nhưng Tarantino không chỉ đắm chìm với những phim kinh điển. Những khía cạnh khác của văn hóa đại chúng cũng được ông quan tâm. Tarantino đã từng khen ngợi những bộ truyền hình không mấy được đánh giá cao về chất lượng như “Baywatch” hay “Perfect”, ông cũng thích truyện tranh Marvel, trước khi nó trở thành thương hiệu tỷ USD như hiện giờ. Khi dẫn Saturday Night Live, Tarantino đã biểu diễn lại khoảnh khắc mà ông gọi là đáng nhớ nhất lịch sử truyền hình: cảnh một nhân vật trình diễn rock ’n’ roll trong một tập của “Bewitched”.
Với những “mọt sách” ở độ tuổi ngoài 20, sự “mọt sách” và dị thường gấp bội của Tarantino trở nên vô cùng gần gũi và đáng ngưỡng mộ. Tarantino giống như một người anh lớn “cool ngầu”, sẵn sàng cho bạn thức khuya để xem “Salem’s Lot” (Phim truyền hình kinh dị dựa trên tác phẩm của nhà văn Stephen King) rồi còn dành thời gian tranh luận với bạn xem bộ phim hay dở ra sao.
Một lý do khác khiến Tarantino nổi trội hơn các đạo diễn cùng thời kỳ là việc ông không ngần ngại “chỉ mặt đặt tên” những đồng nghiệp khác. Ngay từ một bài phỏng vấn trên LA Weekly vào năm 1992, Tarantino đã tỏ ra vô cùng “hung hăng”: “Nếu cứ làm những bộ phim nghệ thuật với kinh phí 1, 2 triệu USD trong 10 năm liền, thứ duy nhất bạn đạt được chính là cái lòng tự trọng to tổ bố của bạn. Tôi không quen chỉ trích nhưng sau khi xem ‘Twin Peaks: Fire Walk With Me’ tại Cannes (“Twin Peaks: Fire Walk With Me” là một phim của đạo diễn David Lynch), tôi nhận ra rõ ràng rằng David Lynch đã lại chui vào trong hang ‘tự sướng’. Tôi chẳng còn hứng thú nào để xem phim mới của David Lynch nếu như nó không có thay đổi gì đáng kể”. Những đạo diễn nổi tiếng khác như Gus Van Sant, Nicolas Roeg và Oliver Stone cũng từng là đối tượng của những câu nói “đanh đá” đến từ Tarantino (Oliver Stone là đạo diễn của “Natural Born Killers” - bộ phim mà Tarantino viết kịch bản. Stone đã thay đổi khá nhiều nguyên tác khiến cho Tarantino rất căm ghét bộ phim này). Và đương nhiên còn cả mâu thuẫn dài kỳ với Spike Lee về việc sử dụng những từ ngữ xúc phạm chủng tộc trong phim của Tarantino.
Các đạo diễn thời cổ điển của Hollywood thường không chỉ trích đồng nghiệp của mình cho đến khi họ đã ra đi hoặc ít nhất cho đến khi họ đã rời khỏi Los Angeles. Ngay đến những năm 80, khi các tạp chí phim như “Premiere” hay “Movieline” đã trao cho các đạo diễn cơ hội bày tỏ quan điểm mạnh mẽ thì gần như tất cả vẫn lịch sự với đồng nghiệp. Còn Tarantino thì chẳng quan tâm đến những thứ này. Và dù Tarantino có buộc phải quan tâm đi nữa thì có những thời điểm, ông trở nên quyền lực đến mức không ai dám “bật” lại.
Những fan hâm mộ trung thành của Tarantino vào thập niên 90, đặc biệt là trên mạng, luôn bàn luận và đặt ra những câu hỏi về Tarantino và rộng hơn là vũ trụ Tarantino: Tarantino có đạo diễn “Titanic” không? (trước khi phim bấm máy, từng có tin đồn là Tarantino sẽ đạo diễn “Titanic” thay vì James Cameron) Trong chiếc vali của Marsellus Wallace có gì? Và câu hỏi thường xuyên nhất: Bây giờ Tarantino đã trở thành người nổi tiếng, liệu ông ấy sẽ làm gì tiếp theo?
Bài viết gốc được đăng tải trên The Ringer vào tháng 7 năm nay, thời điểm Once Upon a Time..in Hollywood công chiếu ở Mỹ. Bài dịch được thực hiện bởi Vũ trụ Tarantino, được chia làm hai phần nhỏ vì độ dài và lượng thông tin quá lớn được truyền tải.
1997 oscars 在 Phê Phim Facebook 八卦
TARANTINO VÀ HÀNH TRÌNH TRỞ THÀNH ĐẠO DIỄN “SHOWBIZ” NỔI BẬT NHẤT CỦA THẾ HỆ MÌNH
PHẦN 2: DANH TIẾNG HAY QUYỀN LỰC?
1. Hóa ra, Tarantino thực sự muốn trở thành diễn viên (ông đã học diễn xuất trong nhiều năm trời trước khi làm “Pulp Fiction”). Ông nhận một vai nhỏ trong bộ phim hài độc lập “Destiny Turns on Radio” và khi phim được ra mắt vào năm 1995, hình ảnh của Tarantino đã xuất hiện dày đặc trên trailer. Bên cạnh đó là vai chính trong “From Dusk Til Dawn”, cameo trong sitcom “All-American Girl” của đài ABC và một vai khác cùng Jennifer Aniston trong một game tương tác có tên là “Steven Spielberg’s Director’s Chair”. Uma Thurman đã từng phát biểu: “Đừng bao giờ quên rằng Quentin muốn trở thành một diễn viên”.
Nhiều người hâm mộ như Ebert đã tỏ ra thất vọng với lựa chọn này. Họ tin rằng Tarantino phù hợp hơn ở phía sau chứ không phải phía trước máy quay. Những kế hoạch khác đã làm xao lãng công việc làm phim, dẫn đến phải ba năm sau “Pulp Fiction” thì Tarantino mới tung ra tác phẩm tiếp theo “Jackie Brown”. Ba năm đúng thật dài như thế kỷ đối với các fan cuồng, một vài người đã tỏ ra khó chịu với đời sống “showbiz” của Tarantino. Khi “Jackie Brown” công chiếu vào Giáng sinh năm 1997, Tarantino đã phải đón nhận một sự phản đối nhất định từ công chúng. Năm năm trước, ông là một thiên tài không ai biết đến. Còn bây giờ, ông hẹn hò với diễn viên Mira Sorvino, bị khởi kiện vì tấn công một nhà sản xuất phim tại nhà hàng và tham gia cả chục vai diễn nhờ nhờ trong những bộ phim không mấy xuất sắc. Từ “cool ngầu”, Tarantino trở nên “cool ngầu” quá mức cần thiết. Tờ Chicago Tribune đã có bài bình luận rất thẳng thắn có tên “Gunning for Tarantino” (tạm dịch: “Săn tìm Tarantino”): “Giới chuyên môn và người hâm mộ đã đặt Tarantino vào tầm ngắm để chờ đợi xem ông có thể tiếp tục duy trì phong độ đỉnh cao của mình hay không”.
Ngay chính Tarantino cũng muốn tránh xa khỏi vũ trụ Tarantino một thời gian. Trong một bài phỏng vấn năm 1997, ông nói: “Tôi có mất đi 30% sự nổi tiếng thì cũng không vấn đề gì cả. Tôi thích được đi một mình và tự do suy nghĩ, nhưng giờ đây tôi không thể làm được điều đó nữa”. Jackie Brown cuối cùng không đạt được những thành công như mong đợi. Phim chỉ kiếm vừa đủ doanh thu để Harvey Weinstein có lãi và Robert Forster nhận một đề cử Oscars nam phụ. Chấm hết. Tarantino bị loại bỏ hoàn toàn khỏi đường đua Oscars năm ấy - một dấu hiệu cho thấy Hollywood đã dần mệt mỏi với ông. Nhưng cú “phốt” thực sự vẫn còn chưa đến.
Tháng Tư năm 1998, Tarantino nhận vai chính trong vở kịch rùng rợn “Wait Until Dark” tại Broadway. Quyết định của nhà sản xuất được đánh giá là chỉ dựa trên sự nổi tiếng của Tarantino nhằm gây chú ý cho vở kịch. Và màn trình diễn của Tarantino ở đây đã nhận những lời chỉ trích không thương tiếc, đặc biệt là trên tờ New York Times: “Thứ duy nhất cảm thấy rùng rợn với màn trình diễn của quý ngài Tarantino có lẽ là kịch bản của vở kịch này”.
Suốt nhiều năm trời Tarantino là một “đứa con cưng” của các nhà phê bình. Nay phải đón nhận các chỉ trích quyết liệt đến vậy, Tarantino trở nên sợ hãi và sang chấn tâm lý. Sau đó ông quyết định rút lui, dành thời gian “phê pha”, xem các bộ phim dở tệ và chơi cùng những người không nổi tiếng. “Tôi muốn rời khỏi thế giới của những người nổi tiếng”, Tarantino quả quyết.
2. Khi Tarantino trở lại đầu những năm 2000 với “Kill Bill”, ông đã rời xa thế giới phim ảnh được hơn 5 năm. Tarantino vẫn đủ sức lên bìa các tạp chí và tham gia các talkshow nhưng trong thời gian ông vắng mặt, một làn sóng các nhà làm phim mới đã nổi lên và dần xây dựng vị thế vững chắc. Đó là Christopher Nolan, Sofia Coppola, Guillermo del Toro, David Fincher, Wes Anderson và Paul Thomas Anderson. Những cái tên kể trên không được mời dẫn Saturday Night Live, nhưng các tác phẩm của họ vẫn được người hâm mộ quan tâm và nghiên cứu nồng nhiệt tựa như Tarantino trong thập kỷ 1990.
Tarantino gần như từ bỏ nghiệp diễn xuất, trừ một số cameo nhỏ. Các bộ phim từ giai đoạn này trở đi đưa Tarantino trở lại với vị thế vốn có của “Pulp Fiction”: vừa được giới chuyên môn ưa thích, vừa đạt thành công doanh thu. Dù “Inglourious Basterds”, “Django Unchained” và “The Hateful Eight” đều sở hữu những ngôi sao điện ảnh hàng đầu thì tên của Tarantino vẫn luôn được đặt ở vị trí trang trọng nhất trên poster. OUATIH cũng không khác biệt.
OUATIH đã tạo nên một cơn sốt khi Tarantino bắt đầu tìm kiếm nhà tài trợ cuối năm 2017. Ông vừa mới cắt đứt quan hệ với Harvey Weinstein, người đã ủng hộ ông từ những bước đầu sự nghiệp thông qua hãng phim Miramax. Một loạt các studio đã tranh giành OUATIH, Warner Bros. còn đề-co lại một phần trụ sở của mình cho giống năm 1969 để thuyết phục Tarantino (người chiến thắng cuối cùng là Sony). Trong thời đại mà các vũ trụ phim thống trị (khái niệm vũ trụ này khác hẳn “vũ trụ Tarantino”) thì Tarantino vẫn là một cái tên nổi bật có thể tự mình đi con đường riêng.
Nhưng Tarantino đã không còn là gã trai của thập kỷ 1990. Thế hệ trẻ bây giờ đa phần còn chưa được sinh ra khi “Reservoir Dogs” và “Pulp Fiction” ra mắt. Họ không biết được Tarantino đã từng là một người nổi tiếng vô cùng hấp dẫn. Thay vào đó, họ chi nhớ đến những scandal như bạo hành Uma Thurman trên trường quay “Kill Bill” hay bênh vực Roman Polanski trước án hiếp dâm người vị thành niên. Một số người còn đánh đồng Tarantino với những người bạn/nhà tài trợ đồi bại của ông. Cũng khó có thể phản bác lại luận điểm này: Tarantino đã xây dựng nên danh tiếng của Miramax bằng những tác phẩm chất lượng nhưng ông cũng đã “nhắm mắt cho qua” các tiêu cực gốc rễ tại đây.
Những năm 1990, Tarantino có thể nhanh chóng “gỡ gạc” các scandal này bằng một bài phỏng vấn hấp dẫn trên Playboy và các fan hâm mộ cuồng nhiệt sẵn sàng bảo vệ thần tượng của mình bằng mọi giá. Nhưng năm 2019, xã hội đã đổi thay đến mức ngay cả những người ủng hộ nhiệt thành nhất cho Tarantino cũng phải nhướng mày khi đọc lại các bài phỏng vấn khoe khoang của ông trước kia, thậm chí là cảm thấy khó chịu khi nghe Tarantino liên tục sử dụng từ ngữ phân biệt chủng tộc trong “Pulp Fiction”. Họ có thể sẵn sàng ủng hộ Tarantino bằng việc ra rạp ngay ngày khởi chiếu nhưng sự ủng hộ đấy đã không còn vô điều kiện.
Cũng giống như cái cách mà Tarantino vươn lên ở thập kỷ 1990, hiện tại, một loạt các đạo diễn kiêm biên kịch đang nhận được sự yêu mến từ xã hội như Greta Gerwig, Ava DuVernay, Barry Jenkins và Jordan Peele - người vừa mới được lên trang bìa Rolling Stone. Họ là những cá nhân nổi bật đang xây dựng lên Hollywood mới, một Hollywood mà mà ranh giới giữa studio truyền thống và các hãng phát trực tuyến bị xóa nhòa, một Hollywood mà mạng xã hội là phương tiện chủ yếu để xây dựng thương hiệu, một Hollywood mà doanh thu 100 triệu USD nội địa cho một bộ phim nguyên bản gần như đã biến mất hoàn toàn. Khi mà người xem lựa chọn “màn hình nhỏ” thay vì rạp chiếu phim, các tạp chí và talkshow không còn duy trì vị thế thống trị trong làng giải trí, sẽ không ai có thể tạo nên sức mạnh khuynh đảo cả nền văn hóa giống như Tarantino ở thập niên 1990. Ngay cả Tarantino ở thời điểm hiện tại.
Tarantino vẫn là người duy nhất có thể mời cả Leonardo DiCaprio, Brad Pitt và Margot Robbie vào một dự án nguyên bản có kinh phí cả trăm triệu USD. Nhưng ở một góc nhìn khác, Tarantino dường như trở lại là con người của năm 1992: không danh tiếng, ngồi ăn spaghetti trên bờ biển, không hòa nhập với văn hoá xã hội nhưng luôn nỗ lực để xây dựng lại cái văn hóa ấy theo ý mình mong muốn.
Có lẽ rằng vị trí này mới là điều mà Tarantino mong muốn. Ngay từ cuối những năm 90, Tarantino đã khẳng định rằng: danh tiếng là cần thiết nhưng quyền lực mới là thứ đáng chinh phục nhất. Quyền lực là có thể làm bất cứ phim nào mà ông mong muốn, theo bất cứ cách nào mà ông mong muốn. Tarantino đã đạt được điều này ở thời điểm hiện tại. Danh tiếng đâu còn cần thiết nếu như các ngôi sao sẵn sàng cắt giảm lương để được làm việc cùng bạn, các studio “đánh nhau sứt đầu mẻ trán” để giành phim của bạn và cả đại lộ Hoàng Hôn (đại lộ nổi tiếng tại Hollywood) được chặn lại để quay phim cho bạn? Tarantino đã từng khẳng định trong một bài phỏng vấn khi còn đứng trên đỉnh Hollywood: “Không chỉ trong một vài năm đâu, tôi sẽ giữ vị thế này cả đời”. Đúng không?
Bài viết gốc được đăng tải trên The Ringer vào tháng 7 năm nay, thời điểm Once Upon a Time..in Hollywood công chiếu ở Mỹ. Bài dịch được thực hiện bởi Vũ trụ Tarantino, được chia làm hai phần nhỏ vì độ dài và lượng thông tin quá lớn được truyền tải.
1997 oscars 在 Ben Affleck and Matt Damon Win Best Original ... - YouTube 的八卦
Ben Affleck and Matt Damon winning an Oscar ® for writing "Good Will Hunting" - 70th Annual Academy Awards® in 1997. Presented by Jack Lemmon ... ... <看更多>
1997 oscars 在 This Is What the 1997 Oscars Looked Like 的八卦
This Is What the 1997 Oscars Looked Like Gregory Hines, Oscar Photo, Tim Robbins. More like this. ewmagazine · Entertainment Weekly. 279k followers ... ... <看更多>
1997 oscars 在 1997 Oscars 的八卦
The 69th Academy Awards hosted by Billy Crystal at the Shrine Auditorium & Expo Center on Monday, March 24, 1997, honoring movies released ... ... <看更多>