E-BOY, E-GIRL và SOFT BOY (?!!!)
(Thú thật mình mới nghe khái niệm Soft boy, con trai mềm là cái gì thế nhỉ. Mình chỉ biết a D*ck gonna hard when see something soft thui)
Nào – Từ những Eboy, Egirl với những tiêu đề “ Con gái sẽ mê tít thò lò mũi xanh những chàng trai mặc kiểu này” thì nhìn qua, mình thấy những cậu chàng đang độ tuổi Trung học cơ sở hoặc Trung học Phổ Thông mặc những chiếc Tee trắng, đen xộc xệch, những chiếc quần skinny jeans hoặc polo kiểu cũ + quần tây và công thức sneaker sẽ là Vans, Converse hay Fila Disruptors.
Tất nhiên, việc các bạn í mặc chẳng có gì sai cả. Đẹp thì không – vì nó nhìn basic thì khen đẹp mình cũng không biết khen ở điểm nào. Khuôn mặt chăng? Khuôn mặt thì càng khó vì các bạn í toàn ảnhc ắt đầu hay chèn trái tim to đùng ở giữa mặt thì làm sao coi thần thái. Và thế là khái niệm lệch lạc về “E-Boy” “E-Girl” bắt đầu (Còn softboi thì mình chịu, chắc do mình là hardboi =)) ).
Nhìn vào những tấm hình như vậy thì chắc chắn sức ảnh hưởng này đến từ TikTok – platform video hùng mạnh nhất hiện nay. Mình đảm bảo những outfit trên đến từ những cậu chàng thanh niên tuổi tween hay teenager ở Mỹ, Châu Âu và đặc biệt là từ Trung Quốc cùng các clip vuốt tóc, ngầu ngầu cun cun mà nhân vật nữ lúc nào cũng đổ mê. Biểu sao mà các em trai thích thế.
Từ “E-Boy” và “E-Girl” xuất phát từ “Electronic Boy” và “Electronic Girl” nhằm nhấn mạnh về việc xuất hiện văn hóa này trên Internet. Trái với từ “Eboy” được sử dụng tràn lan hiện nay, “E-GirL” mới là kẻ bắt đầu cuộc xâm chiếm tâm trí giới trẻ. Lần đầu tiên được sử dụng vào năm 2000, Egirl lan tỏa trên một thể loại nổi tiếng khác mà chúng ta từng biết – đó là TUMBLR. “E-Girl” là cụm từ móc mỉa, đá xoáy của cộng đồng nhằm nói tới những cô gái làm tất cả mọi thứ (Sexy, khoe thân, blah bloh) để có được sự chú ý của cánh đàn ông đương đại (Tương tự như bây giờ nếu các bạn để ý). Tumblr là một nền tảng tự do và không quá khắt khe về mặt nội dung nên ở đây – Các E-girl tung hoành. Về Thời trang của các E-Girl thì nó đi ngược với các chuẩn mực chính thống của thời đại, đa dạng và lai giữa nhiều sub-culture/pop-culture khác nhau. Có Grunge, có punk/rock hay cả anime, goth, post-goth nữa – từ trang phục đến cách trang điểm, đó là cái cách mà các E-Girl thể hiện. Nếu các bạn còn nhớ tới nữ thần Avril Lavigne của mình thì một thời A.L đã được xem là “E-Girl đời đầu”.
Cuối năm 2010 – Các “E-Boy” bắt đầu tách ra khỏi cái bóng quá lớn của E-Girl nhưng chung quy đều xoay quanh concept “Nhưng thanh niên sành điệu, cá tính và thể hiện mình trên mạng xã hội để thu hút sự chú ý của người khác”. Khái niệm “E-Boy” và “E-Girl” cũng hoàn toàn không khác nhau là mấy vì việc trở thành “E-Boy” cũng có thể là một người nữ. Các Eboy lấy cảm hứng và pha trộn từ nhiều nguồn văn hóa khác nhau – có skateboarding , hiphop, anime, cosplay và BDSM/Goth – nơi các thanh niên thể hiện bản thân và tâm tư của mình mặc dù ngoài đời họ chẳng phải là như vậy.
Với trào lưu Hallyu thì sức ảnh hưởng của K-pop cũng tác động mạnh tới các Eboy thông qua nhạc và style – cho nên phong cách Eboy là một phong cách không định hình. Việc thể hiện con người chôn giấu trên mạng xã hội khiến các cậu chàng trên đó đa cảm – dễ bị tổn thương (E trong Emotion). Từ những cậu trai nhìn yếu đuối mà các cô gái dễ đồng cảm, dễ chấp nhận và thương yêu hơn – đánh dấu một mốc thay đổi gu đàn ông và sự hấp dẫn của nam giới từ mạnh mẽ truyền thống qua hơi hướng nội và đặc biệt là “UNISEX”. (Mình nghĩ đó là sự giải thích cho từ SOFT-BOY aethestic mà các bạn hay hỏi mình ấy).
(Nên nhớ giai đoạn 2018-2020, sự trầm cảm đã bị làm quá mức khi ai ai cũng trầm cảm, ai ai cũng có một niềm đau chôn dấu và sự thành công của Billie Eilish là 1 minh chứng cho việc này. Trầm cảm không phải là một bệnh dễ chữa trị mà nó là những gì mà chúng ta phải trải qua và cần thời gian hồi phục kiên trì, nhưng có một số người lợi dụng việc này để thể hiện một con người và kéo sự đồng cảm từ mạng xã hội).
Vì cảm xúc hơn nên màu thường thấy của các Eboy sẽ là màu đen, trắng – Tông màu chủ đạo và dễ thể hiện rằng mình là 1 con người đa cảm, đa sầu. Outfit thường đơn giản, 1 chiếc Tee in graphics sad quotes hoặc phán xét như People lying, People fake – I cant believe in human. Hay chiếc áo sơ mi chất liệu mềm, vạt ngắn vạt dài để tăng độ gợi cảm. Quần luôn luôn là quần đen và giày thì tùy vào concept. Mình thấy thời trang của Eboy là một bản hòa ca lofi , nghĩa là nó mang tính đen tối của punk/rock, của goth, của BDSM nhưng lại tươi sáng hơn nhờ các khuôn mặt non choẹt của những Eboy Egirl. Và nếu các bạn để ý thì nó mang âm hưởng đủ thể loại “Grunge” “ROCK/Punk” “Cyber” “BDSM” “Goth”. Nếu mà nói về Eboy thì có lẽ mình sẽ nhắc tới Lil Peep.
Nên chung quy, mình sẽ không gọi “Eboy” “Egirl” hay Softcmnboy là một phong cách thời trang mà nó giống như một e-lifestyle, một phong cách sống ảo trên mạng xã hội. Vì đơn giản nó chẳng có một kiểu cách nào đó rõ ràng về trang phục, về kiểu đồ mà tất cả là sự hòa trộn các đa văn hóa lại với nhau và ĐẶC BIỆT THEO XU HƯỚNG, KHÔNG ĐỊNH HÌNH RÕ RÀNG.
Các bạn mặc kiểu Eboy, Egirl cũng được nhưng nếu đã mặc một thời gian rồi thì hãy tìm hiểu thêm về những thứ văn hóa mà Electric Boy/Girl đã thu thập và mix chúng lên nhé. Chúng đa dạng và đặc sắc hơn nhiều sự trầm cảm giả dối.
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
punk style 2020 在 Trí Minh Lê Facebook 八卦
SANTA CLAUS IS COMING TO TOWN – JUSTIN BIEBER. MỘT TRONG NHỮNG MV MẶC ĐẸP NHẤT CỦA JB.
“Và bị under-rated nhất”
Hôm nay là 18/11/2020, chỉ còn hơn 1 tháng nữa là chúng ta sẽ đón Giáng sinh và Năm Mới. Một năm 2020 quá nhiều sự kiện buồn, quá nhiều vụ dramas – quá nhiều thiên tai, hãy hướng tới một 2021 tươi sáng hơn. Và không có gì phục hồi cho tinh thần đầy đen tối của chúng ta bằng âm nhạc – tiện đây mình sẽ nói về idol của nhiều người “Justin Bieber” và một trong những Music Video mà theo mình, Justin Bieber mặc đẹp nhất. Nhưng bị đánh giá thấp nhất bởi công chúng “Santa Claus is coming to town”.
Đúng vậy, Justin Bieber trong tâm trí của các bạn là gì? Một anh chàng mặc full cây Fear Of God, hay layer lay ủng các kiểu con đà điểu – hay gần đây là normcore, luộm thuộm kiểu hippe với nào tiedye shirt hay oversize hoodie đến từ brand nhà Drewhouse. Các bạn nghĩ là đẹp ư? No, no – đây mới là một trong những fit mà mình đánh giá là JB mặc ngon lành cành đào nhất. “Santa is coming to town”.
“SICTT” là một track nằm trong album “Under the Mistletoe” được phát hành vào tháng 1/11 năm 2011 – là album về Giáng sinh đầu tiên và album phòng thu thứ hai của Justin Bieber. Theo cảm nhận của mình, đây là một album về Christmas khá hay của Justin Bieber (mà bị underrate ghê), chúng ta có Mistletoe, Only thing I Ever get for Christmas hay All I Want for Christmas is You (Feat cùng diva Mariah Carey). “SICTT” cho chúng ta vào một thế giới Giáng sinh vẫn xoay quanh những tông màu chủ đạo của Giáng sinh là Đỏ và Trắng – nhưng thay vì một buổi tối nhộn nhịp đầy ánh đèn đường của New York thì là từ đầu MV đã cho người xem một không khí làm việc khẩn trương và đầy “Mechanic Element” – Máy móc, cơ khí.(Dựa vào concept những chú lùn sản xuất quà của ông già Noel) Những bộ gile, những blazer, quần cargo pants được thêm vào những đồ trang sức đậm chất máy móc như ốc vít, răng cưa và kính goggle.
Nếu bạn nào chưa biết – đó chính là Steam Punk style.
Steampunk là gì cơ? Đó là một khái niệm không chỉ về thời trang mà mang đầy sự tưởng tượng của con người về khoa học tương lai xuất phát từ kỉ nguyên đặc sắc văn hóa Victorian (Victorian-era). Steampunk có thể được xem là một sự hòa trộn không giới hạn giữa công nghệ, triết học, văn thơ, kiến trúc, máy móc và tương lai. Xuất phát từ những năm thập niên 90s, steampunk là một từ phát triển từ một khái niệm được nhắc nhiều bây giờ - đó là “Cyber-Punk”. Thời điểm đó, là thời kì chuyển giao công nghệ khi tất cả mọi thứ đều phát triển trên nền tảng cơ giới hóa, công nghiệp hóa – thay thế dần những thứ thủ công dần bằng máy móc. Tuy nhiên – con người chưa có được một sự hiện đại như bây giờ nhưng họ có sự tưởng tượng, giả dụ như con người được thay thế một phần cơ thể bằng máy móc chạy bằng hơi nước. Và đó cũng là tiền đề cho concept Cyborg (Nửa người nửa máy).
Cho nên thời trang hay “Steampunk Fashion” sẽ khá đa dạng và lấy rất nhiều cảm hứng từ các công việc liên quan đến “Nền công nghiệp hóa – hiện đại hóa” này. Chúng ta có thể thấy trong MV “SICTT” của Justin Bieber rất nhiều trang phục được inspired từ thời kỳ Victorian , nào là trench-coat, nào là blazers, corsets, top hats và những chiếc áo đậm chất quân đội của Hoàng Gia Anh. Thế là chưa đủ - nó là phải kèm theo các yếu tố “Công nghệ” – điều đó được thể hiện bằng một hệ thống trang sức đồ sộ. Những chiếc đồng hồ kiểu cũ, đồng hồ đo hơi (nước), kính lúp, bánh răng phục chế..để tạo điểm nhấn. Đó cũng là yếu tố quan trọng của “Steampunk” (Steam = hơi nước, từ các lò nhiệt – lò đốt phục vụ cho công nghiệp) là gear/những phụ kiện đi kèm và kính Goggle! Dĩ nhiên vì thời điểm đó, hơi nước rất nóng nên người ta phải đeo kính để bảo vệ đôi mắt.
Trong thế kỉ 19 – Steampunk phát triển vô cùng mạnh mẽ và trở thành đề tài của haute couture/high-end fashion và gây ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ cho the new Victorian-era, cho cả goth style (Đúng vậy – có Goth Steampunk đó các bạn) và nếu nói không ngoa, nó cũng là một trong những chân rễ đầu tiên của Tech-wear bây giờ. Có thể phức tạp hơn – những việc sử dụng màn hình điện thoại, bàn phím, LCD để ứng dụng lên các trang phục bây giờ, rất giống như các tiền bối của chúng ta thời Steampunk đúng không nào.
(Nếu bạn nào thích anime/manga có thể đọc thêm Full metal Alchemist/Giả kim thuật sư, một tác phẩm thượng thặng về chủ đề Steampunk).
Các nhãn hàng thì sao? Có đấy – trong danh sách những brands có vài cái tên khét tiếng đã lấy Steampunk làm cảm hứng. Tiêu biểu chính là Alexander Mcqueen, Lee đã tạo ra 1 đôi heel sử dụng cảm hứng từ thời kì này với chi tiết phần gót đầy tính mechanic với ốc vít và đồng. Tương tự với Versace Xuân/Hạ 2013, Prada Fall/Winter 2012 và Christian Dior của gã đỏng đảnh John Galliano 2010.
Justin Bieber trong SICTT cũng bám sát concept Steampunk và diện cho mình những trang phục khá đẹp và chỉnh chu cho thời điểm đó (Đúng vậy, lúc đó mới khởi nghiệp quộc quai nên toàn mặc kiểu mainstream thui).
--
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
punk style 2020 在 Trí Minh Lê Facebook 八卦
XU HƯỚNG – VÀ NHỮNG THỨ ĐANG SUY THOÁI.
2020 – đánh đấu một thập kỉ đa dạng và có phần nghiêng về menswear nhiều hơn. Với sự trỗi dậy cực kì mạnh mẽ của “Streetwear” – thứ mang âm hưởng của đường phố, mà tất nhiên đường phố sẽ là của đàn ông (Đa phần là vậy). Thập kỉ 2010s mang đến cho khách hàng, thị trường một không gian rộng lớn, đa chiều và đa trải nghiệm trong thời trang – khi mà không quá một style, một nhà cung cấp hay một thương hiệu nào đó có thể cai trị hoàn toàn. Tỉ dụ so với các thập kỉ trước, có lúc haute couture thống trị trong 1 thời gian dài, có lúc casual wear chễm chễ cả chục năm. Nhưng 2010s cho chúng ta – cùng với sự giúp đỡ của Internet và social network – khá nhiều options khác nhau. (Tailoring/đồ may, sportwear, smart casual, streetwear, goth/tech/darkwear).
Nhưng có lên và cũng phải có xuống, cái gì cũng vậy – thời trang còn tuân thủ điều này với quy trình còn rõ nét hơn tất cả mọi thứ. Vốn dĩ là 1 vòng lặp hoàn hảo, năm 2020 và những năm tiếp theo sẽ chứng kiến những sự ra đi lặng lẽ (xu hướng thôi nhé, chứ nó vẫn tồn tại ở đó cho đến một thời kì bùng phát) sắp tới.
Có phải rằng chúng ta đã cảm thấy nhàm chán và quá mệt mỏi với những outfit nào áo hoodie, áo biker, áo bomber, những chiếc skinny jean distressed cùng giày sneaker hay Chelsea boots đầy rẫy trên Instagrame. Chắc rằng người xem hay rộng hơn là thị trường, cần 1 thứ gì đó mới mẻ hơn. Và đây là những thứ sẽ gần như bị xóa sổ trong 2/3 năm tiếp theo.
1. Skinny Jean
Thập niên 2010s đón chào chúng ta bằng sự tối đa hóa việc sử dụng Skinny Jeans. Đâu đâu cũng skinny, anh trai làng nào skinny jeans và thêm các phần khác như distressed jeans, zipped jeans vv.vv – có lẽ có 1 giai đoạn 10 outfit trên IG thì cả 10 tấm là hình mặc một chiếc skinny jeans cùng 1 đôi sneaker hypebeast nào đấy.
Nó quyền lực tới nỗi phải thuyết phục những người mập cũng phải gồng mình vào trong chiếc quần jean bó sát bé tí đây. Nhưng có một điều chúng ta phải công nhận rằng skinny jeans chỉ thực sự có tác dụng với những người có ống chân thon, gầy và all-black. Được mang nhiều inspo từ các ngôi sao nhạc punk/rock hồi xưa (Mà xem có ông nào béo đâu, chơi đồ quá mà) – skinny jeans vượt trội so với các sản phẩm quần khác trong thập niên này, nhưng nếu người mặc không phải là người quá gầy hoặc quá cao, thì có lẽ skinny jeans sẽ khiến bạn trông như 1 chiếc xúc xích Đức. (Hedi Slimane quá hiểu điều này mà). Và hãy coi The Sausage của GXGY 1 để biết mình đang nói gì nhé =))).
Càng về sau, sự ảnh hưởng của Skinny càng giảm sút nhiều. Các ngôi sao nhạc Rock gầy cũng không còn ảnh hưởng nhiều mà thay vào đó là các Rapper da màu với style over. Khách hàng cũng trở nên thông minh hơn khi nhận ra khuyết điểm chết người của Skinny Jeans – khó mặc và di chuyển, các túi bó sát, khó mà nhét và rút ra một chiếc smartphone ngày càng bự của thời đại – khiến phần top của bạn trở nên thật to và xàm xí. (Nếu bạn không hợp).
Tất nhiên rồi, một điểm nữa là thời đại 4.0 và công nghiệp hóa, người ta khá là lười đi lại và hoạt động nên sự phình trướng của cân nặng cơ thể là điều khó tránh khỏi. Việc bất tiện mà skinny jeans mang lại cho đa số thị trường khiến ít người sử dụng hơn, ít ảnh hơn và mang tới khái niệm (Out-trend). Một điểm nữa là do chất bó sát người của Skinny jeans khiến chúng ta khó có thể nào custom một cách nào đó lên hắn – nếu so sánh với straight jeans hay slim-fit.
2019-2020 đón nhận sự trở lại của những chiếc quần jeans form thẳng, hay oversize và cả ống loe cánh cụp cánh xòe của những năm 199x. Skinny jeans có lẽ sẽ trở lại giấc ngủ đông trước khi bùng lại vào năm 2200 mấy.
Và các bạn nhìn xem mùa Xuân/Hạ và Thu/Đông 2020 có nhà nào làm skinny jeans hay form bó sát nữa khóc – thay vào đó là các trousers, các tailored pants rộng rãi và thoải mái – tạo được hình dáng khi bước đi bởi người dùng. This is the time for Blank Space.
2. Overpower Logo:
Hay mình gọi thân thương là Big Logo – Logomaniac đập thẳng vào mặt chúng ta và khiến chúng ta điên cuồng vì nó suốt 2010s. Từ các thương hiệu streetwear, skatewear hay đến các highfashion brands, big logo đã nắm bắt theo nhịp đập của xu hướng và hồi sinh từ những khu phố Harlem của Dapper Dan vào thập niên 90s. Không chỉ dừng ở chiếc tee, chiếc hoodie mà gần như cả bộ đồ, túi xách và knitwear đều được bao phủ toàn phần bằng tên thương hiệu (Balenciaga này, Gucci này, Dior này..)
Nhưng, nhanh vào mắt thì cũng dễ nhanh gây mệt mỏi. Người ta (ở đây là khách hàng) đã cảm thấy sự nhàm chán của Big Logo (Thì coi xem Balenciaga còn làm full-printed logo nữa không, hay dạo này các bạn xem giá resell/stock của Supreme Box logo còn cao như đợt trước nữa không?). Khách hàng yêu cầu sự sáng tạo nhiều hơn, sự đầu tư về chất liệu, form dáng nhiều hơn đến từ các thương hiệu hơn là cách họ sẽ nghĩ để cái logo này lên vị trí nào?
Off-white hay Gucci trong 2020 đã trình diễn những items không còn đặt nặng việc big logo nữa mà thay vào đó các kí hiệu, các graphic đặc trưng thể hiện thương hiệu và được thêu hay xử lí một cách tinh tế hơn. (Hay in ở chỗ nào mà không chỉ là ngực hay sau lưng nữa). Dù rằng, big logo vẫn là 1 phương thức để tăng độ nhận diện thương hiệu, nhưng 2020 sẽ là thời điểm – nó không còn được trọng dụng nhiều nữa.
3. Đồ mang tính Function mà nó không function cho lắm.
2010s cũng đón nhận các xu hướng mang tên Techwear/ Utility wear với việc phát triển tính ứng dụng lên trên quần áo của mình. Tuy nhiên, khái niệm nay được 1 số thương hiệu (Đa phần Mid-tier hay Low-tier) hiểu lầm và cố nhồi nhét những Function/tính năng vô lý lên quần áo của mình và tạo ra 1 sản phẩm vô cùng kệch cỡm. Tuy nhiên, nó lại mang độ ngầu cho người mặc và thế là thị trường (Đặc biệt là Gen Z) đón nhận vô cùng nồng nhiệt, dây nhợ, túi pocket xếp một cách lung tung. Khác xa với các concept thực sự phục vụ cho tiện ích con người từ thời trang như hiking, performance fabric hay trail-running shoes và military-inspired. Gore-Tex cũng là chất liệu được sử dụng nhiều trong thời gian này mặc dù khách quan rằng – nó cũng chỉ mang ý nghĩa là nâng tầm giá trị bán của sản phẩm hơn là tính năng cung cấp cho con người.
Có một thời gian, CĐN – Cơ động nhí tràn lan trên phố phường Hà Nội và Sài Gòn. Thực sự hơi nực cười vì cả khi người mặc lẫn người thiết kế đều thực sự không hiểu giá trị cốt lõi của Function Clothing mà chỉ đắp lên khiến chúng ta có những giai thoại Cosplay bất hủ. Tuy nhiên, ai rồi cũng nhận ra vì đơn giản – nếu không mang lại tiện ích, chúng sẽ trở thành những chi tiết rườm rà và người khó chịu ở đây nhiều nhất chính là khách hàng.
Do đó 2020 sẽ kick-out những style như trên – dẫn chứng các bạn có thể theo dõi thông qua các outfit mà thị trường đan mặc trong giai đoạn 2019-2020 để xem mình nói có đúng hong.
punk style 2020 在 #Punk Style for #Vidcon! - YouTube 的八卦
# Punk Style for #Vidcon! Erin Micklow. Erin Micklow. 56.4K subscribers. Subscribe. <__slot-el>. Subscribed. 151. I like this. I dislike this. ... <看更多>
punk style 2020 在 style punk grunge 2020 | Edgy outfits, 90s fashion ... 的八卦
Jan 5, 2020 - Focus sur le style punk, assimilé parfois au grunge, cet électron libre de la mode : quels codes, quelles pièces, quels accessoires ? ... <看更多>