[#Tham_khảo]
"ĐI TU" CÓ DỄ KHÔNG? 😊
Bài này hơi dài, cũng có thể không dành cho tất cả mọi người. Thôi, những ai hữu duyên tìm thấy chút gì ‘có liên quan’ đến mình thì chịu khó đọc chút héng 😊
Đêm qua, cậu Admin trong team nhắc mình phản hồi lời hỏi xin ý kiến từ một bạn tu sĩ trẻ. Mà cũng lạ, mấy tháng nay, hữu duyên sao mà có không ít những người trẻ gửi tin vào trang, hỏi thăm và xin ý kiến mình có liên quan đến việc… đi tu. Có người đang chuẩn bị bước vào đường tu, có vài người đã vào được vài tháng, có khi vài năm và gặp nhiều chướng ngại, đang khá khổ sở. Có người đã xin vào tu mà không được nhận…
Mình ngẫm nghĩ. Có thể là vì mình sống cũng được khá lâu lâu ngoài đời, rồi cũng may hữu duyên được đứng trước cửa đạo môn mà quan sát được một ít đời sống bên trong cửa Phật, nên mọi người tín nhiệm, mà hỏi thăm chăng.
Mình không dám lấy tư cách gì để khuyên lại các bạn, chỉ xin cho phép dùng một số cảm nhận của mình đưa ra vài phân tích và tổng hợp, các bạn nào đã hỏi ý kiến mình xin xem đây là ý để cân nhắc thêm. Bạn nào chưa hỏi mình mà trong bụng cũng đâu đó có vài ý tương tự, thì tham khảo nhen.
Trong gia đình bên ngoại mình, có một vị Sư Ông – là ông cố rất xa của mẹ mình. Sư Ông sống đến hơn 110 tuổi, nên khi mình còn nhỏ, cũng có chút khái niệm và nghe ngoại và mẹ nhắc đến, tuy ký ức không lưu giữ lại chút gì hình ảnh của ông hết. Sau mình lớn lên một chút, trong nhà lại có thêm một nhân vật gần gũi hơn: người chị con cậu Hai ruột của mình cũng xuất gia khi chị đâu mới trên dưới 20. Lúc đó mình khá ngạc nhiên, nghĩ ủa sao mà chỉ bất đắc chí quá vậy, chắc buồn phiền gì dữ lắm nè, mới trốn đời vào chùa luôn như vậy (^^)
Thật ra, chắc không phải mình mình có suy nghĩ… ấu trĩ như vậy, hồi đó. Thậm chí tới ngay cả bây giờ, vẫn có không ít người trong xã hội nhìn về những người tu theo đạo Phật như những người buồn đời, bế tắc, mượn cửa chùa làm nơi giải thoát. Trách làm sao được, ấn tượng từ vở cải lương Lan và Điệp nó mạnh mẽ và sống động thế kia mà!
Cũng chính vì ấn tượng sai lầm này, dẫn đến hai khuynh hướng:
_ Những người bên ngoài dễ có cái nhìn không mấy tích cực về những người “đang yên đang lành bỗng phát nguyện xuất gia”, ngẫm “chắc họ có gì sầu khổ trong lòng mà không nói”, rồi sanh ra tò mò, theo dõi người nọ, coi… có tu nổi lâu dài không.
_ Những người đang sống bình thường trong xã hội, mỗi lần gặp chuyện gì quá đau buồn, bế tắc, không còn lối thoát, bèn nghĩ đến… đi vào chùa tu thiệt!
Nói đâu xa xôi, trong hơn 2.000 bạn học viên khắp các độ tuổi trong các khóa Quản trị cuộc sống qua Nhân số học của nhà MayQ tụi mình, có phải đến vài chục bạn khai trong tờ thông tin đầu vào, là “đã từng nghĩ đến chuyện đi tu”. Một cô chịu khổ từ nhỏ đến lớn, bị cha mẹ ghét bỏ hất hủi, tới lớn lấy chồng gặp chồng tệ bạc, cũng bèn vào chùa xin tu..., bị vị sư cô trong chùa… kêu về đi, trả hết nợ đời đi rồi lúc đó có muốn thì trở vào. Một anh cũng học tới hết cấp độ 4 kể, duyên đưa anh tới lớp này là ngày anh từ chỗ một đại gia cỡ bự bỗng chốc rơi xuống trắng tay, mất hết tất cả, vợ con trục trặc, trong ngoài rối ren. Anh đi cà phê để từ giã người em mến thương, đặng sáng mai trốn đi tu (^^), thì được cô này… xin tờ giấy từ em phục vụ, xin ngày tháng năm sinh anh, hí hoáy vạch vẽ, cộng tính một hồi… rồi phán: “Anh mà đi tu gì. Đi gặp gấp chị Quỳnh Hương đi!”
Mình mỗi lần nghe các câu chuyện trên xong, cũng thở dài, Mọi người ơi, bộ tưởng “đi tu” dễ lắm ha?!!! 😅😅😅
Cái dở của mình – nhìn một mặt nào đó, cũng là cái may chăng, là mình tuy được ở gần đạo Phật từ rất sớm, nhưng cái tính bướng bỉnh của mình đã không cho mình được nhúng vào môi trường Phật đạo từ sớm. Mãi cho đến bước qua nửa sau của đời người, bị đời quăng lên quật xuống, lại hữu duyên trải qua vài chuyện… kỳ lạ, ‘không tin không được’, về sự nhiệm màu vi diệu của Phật pháp, niềm tin kiên cố rồi, mới quay lại ngẫm nghĩ kỹ hơn về các yếu tố liên quan trong lòng Phật đạo, thì mới nhận ra một số điều, khá khách quan.
1️⃣/ Mình nhận ra, trong Phật môn có vô cùng nhiều các vị chân tu, và họ đã dành thời gian không phải là vài năm, mà là hàng vài chục năm tu tập. Và, tu vi của họ cũng theo mức độ miên mật tu tập đó mà tăng rất cao, đạo Phật gọi là ‘đạo lực’.
Vậy, để có ‘đạo lực’ cao như thế, có dễ không? Chắc không cần mình phân tích, bạn cũng có thể tự trả lời: Không hề dễ. Sống bình thường ở đời, nội việc giữ cho mình không nghiêng ngả giữa sóng đời ngả nghiêng đã là điều không dễ dàng, huống hồ giữ mình một đường đi lên cho thẳng trong con đường đạo. Vì vậy, những người tu gặp vô số thử thách lớn và nhỏ, từ đời sống tu hành đến các mối quan hệ vốn vô cùng tinh tế và phức tạp, rồi chiến thắng cái sự ‘thèm trở lại sống đời bình thường’ của bản thân… Những người đã lớn mới bắt đầu suy nghĩ bước chân vào đường tu vui lòng cân nhắc trước tất cả những khả năng này, để nghiêm túc xem mình có trụ nổi những thử thách này không.
Mình biết một vị ni sư thật đáng kính, năm nay 63-64 tuổi, mắt vẫn sáng trưng, giọng vẫn vang sang sảng, làn da vẫn ửng sáng của người trẻ trung khỏe mạnh, và đặc biệt, ở cô có một khả năng nhìn ra được những căn nguyên làm cho một người khổ, và qua đó, chỉ con đường cho người ta tu tập thật sự hữu hiệu. Sư cô từ bé đã không ăn mặn được, và đến năm lên 10 tuổi, thì một mực trốn vào chùa để được tu, lý do hồn nhiên thời bấy giờ là “để có được thần thông mà trị tội hai vợ chồng ông bán vàng kế bên nhà bất hiếu với mẹ ổng!” Và dĩ nhiên, cô đã… sớm bị vỡ mộng, vì thần thông không thấy, mà đời sống tu hành cực khổ quá trời quá đất, gặp thêm quá nhiều thử thách, có lần cô suýt nữa tự tử vì quá thất vọng! Mình nghĩ trong lòng, nếu ngày đó, vị ni sư ấy để cho những đau khổ, ngã lòng trước thực tế gian khó của chốn đạo môn làm cho chùng chân quay đầu, thì ngày nay đời có được một vị tu hành đầy uyên bác, giỏi giang, giúp đời quảng đại như vậy không?
Mình biết một vị chân tu đáng kính nữa, Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, năm nay đã 85 tuổi, từ 12 tuổi đã tự mình đi tìm chùa thích hợp để tu tập. Trải qua hơn 60 năm tuổi đạo chính thức, ở Ông toát ra một sức mạnh đặc biệt của trí huệ của người tu cao thâm, một loại thông tuệ, bản lĩnh, tĩnh tại, oai nghi mà khó người bình thường nào có được. Quan trọng hơn, ông dùng cái năng lực và trí tuệ ấy để độ đời không ngừng nghỉ, mà mình cũng là một trong những người may mắn có cái duyên được hưởng năng lượng từ ánh sáng trí huệ của ông, tuy chỉ là từ xa. Tuy chưa được diện kiến trực tiếp Hòa thượng lần nào, chỉ miệt mài nghe các bài pháp giảng và đọc các sách lược giải của ông, mà mình đã cảm thấy được ‘thông não’, được tạo động lực để hiểu thêm, thấu thêm biết bao nhiêu.
Kể ra những điều này để bạn biết, không dễ có được một người tu như vậy. Vậy mà, ‘người tu như vậy’ cũng đã từng trầy trật, vượt qua biết bao khó khăn, thử thách trong suốt nhiều năm tháng tu hành, đặc biệt là thời còn trẻ. Mình còn nhớ, Sư Ông kể nghe thiệt dễ thương (đúng từ Sư Ông hay dùng luôn nha!), là hồi trẻ Sư Ông nóng tính lắm, nên một trong những thử thách của Sư Ông là… nhịn không đánh lại bạn đồng tu. Điều này là cả một cố gắng lớn, đến nỗi Sư phụ của Sư Ông thời đó có lần phát hiện, tuy vị học trò này của ngài không có phản ứng lại các sự ‘chọc tức giận’, tuy vẫn đứng đó, mắt khép hờ ngoan thuận, nhưng mà… sao vành tai anh ta lại cứ đỏ ửng lên, và… mép môi anh ta giật giật. Nhìn vô vài ‘dấu hiệu’ đó là biết ‘anh này’ (tức Sư Ông hồi bấy giờ đó) vẫn chưa tu được phép Nhẫn, vẫn còn cố gắng để Nhịn, nha 😄
2️⃣/ Vậy khi xác định mình đã ‘có duyên’ với con đường xuất gia tu hành, hãy kiên định mà tiến.
Bạn ơi, nếu bạn đã hữu duyên đi vào đường tu hành xuất gia rồi, thì thử nhìn xung quanh, tìm những bậc chân tu có những quả vị tốt đẹp như trên vậy để mà làm hình mẫu, để mình tiếp tục cố gắng. Không phải dễ dàng để cho một người đi đến chỗ xuất gia được đâu. Theo mình quan sát được cho tới thời điểm này, phần lớn những ai đủ duyên xuất gia, thực sự họ là những người có căn cơ tu tập lâu dài lắm rồi, trải qua rất nhiều đời kiếp sống, mà giờ đây quay lại đời này, ở họ có một loại khát khao cháy bỏng là được tu tập, và chỉ có đời sống tu tập mới làm họ cảm thấy cuộc sống này được tròn đầy. Những người này thường có một loại hướng tu tập từ rất bé, mà gia đình nào hiểu được thì tạo điều kiện, còn không, thậm chí cấm đoán thì cũng tạo không ít khó khăn, cản trở. Tuy nhiên, nếu nó đã ‘thiên hướng’ để nhất thiết cần tiếp nối, thì chắc chắn kiểu gì những vị này họ cũng sẽ chạm được ước mơ của họ thôi. Không có phiền muộn, thất tình gì hết, cũng không có thất bại, bế tắc gì luôn. Họ đơn giản chỉ quay lại đời này để tiếp tục tu tập và tinh tấn, và khi hiểu được điều này, người ngoài nên trân trọng ước nguyện của họ, còn bản thân là người trong cuộc, tự thân họ sẽ có một loại định lực để vượt qua được tất cả những thử thách, chướng ngại lớn nhỏ, qua đó đạo lực họ dày dần, năng lượng độ mình, độ đời cũng sẽ từ đó mà tăng dần qua những năm tháng tu hành miên mật. Và nhớ, là chỉ thông qua tu hành miên mật, hàng ngày, hàng giờ, mà đạo lực họ mới thêm cao dày. Vì vậy, những bạn tu hành mới bước vào đường tu, thay vì để lòng mình chùng lại, đau khổ hay bế tắc loay hoay, xin hãy dành thời gian đó cho việc đẩy mạnh tu tập. Trong môi trường tu tập chuyên biệt như chốn đạo môn, bất cứ việc vì bạn làm cũng sẽ là pháp tu hết: nấu bữa, rửa chén, lau chùa, quét lá…, thậm chí dọn vệ sinh nhà xí cũng là một công việc vô cùng cao đẹp, tẩy đi vô cùng nhiều nghiệp xấu và tạo ra được vô cùng nhiều phước báu nha! Sau đó, một thời lạy Phật cho tâm ta xả đi phiền muộn, nếu lạy xong chưa hết phiền muộn, hãy… tiếp tục lạy tiếp, nha. Giao trọn mình cho Phật, đặt hết niềm tin vào Phật, vào dưới sự gia bị của Phật, của Chư Bồ Tát Thánh Hiền, bạn sẽ thấy bạn được an ủi, động viên, khích lệ thêm nhiều lắm đó! 🤗
Việc đọc kinh kệ và tìm hiểu ý nghĩa của kinh cũng là việc vô cùng hay ho. Tùy theo thiên hướng của bạn hợp với nhánh nào của Phật pháp, bạn hãy mạnh dạn nhấn mình sâu vào đó. Cái này quan trọng nè, cũng đồng thời là Phật giáo thôi, nhưng như Đức Phật từng dạy, Ngài có tới 84.000 pháp môn để phù hợp độ cho tất cả phiền não của tất cả chúng sanh, vì vậy, hãy cứ bình tĩnh thử mình trong nhiều pháp môn khác nhau: tu Thiền tông (phần lớn chỉ thiền, không hoặc ít đọc kinh kệ), Tịnh độ tông (chủ trương niệm Phật là chính), hoặc chia theo kiểu khác, là Nam truyền/Nam tông (gần giống Phật giáo Nguyên thủy, vốn tin chỉ vào Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tồn tại thật sự trong lịch sử); Bắc tông/Bắc truyền (vốn tin vào Đức Phật thường hằng, luôn tồn tại, mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một hiện thân của Ngài ở cõi Ta bà này để giáo hóa độ chúng sanh; tin vào Chư Phật mười phương, Chư Bồ tát, Chư Hiền Thánh Tăng…), Mật Tông (cũng là một nhánh của Phật giáo Đại thừa, phát triển vùng Hymalaya, có hệ thống nhận diện qua các tôn tượng khác biệt và đi kèm các câu chú (Mantra), các Pháp khí…) Tất cả các pháp môn này đều có tồn tại trong các ngôi chùa lớn nhỏ ở các tỉnh thành trong cả nước mình. Bạn đắm mình trong môi trường pháp môn nào mà tự nhiên bạn cảm thấy an lạc, thư thái, nhẹ nhàng; trái tim bạn như được thả lỏng, đôi khi xúc động đến trào nước mắt, nghe bản kinh lời tụng như được ‘Về nhà’…, thì nhiều khả năng những đời trước đây bạn đã từng tu tập trong môi trường pháp môn đó. Vậy giờ đây, mạnh dạn tiến, và kiên định vượt qua các thử thách, để từng bước chạm tới ‘Nhà’ thật sự của bạn, nằm thẳm sâu trong con người bạn, bạn nhé! Các trở ngại ấy cũng đều là những ‘đề bài’ dễ và khó nhằm thử thách con người kiên gan có đi đến cùng cho hạnh nguyện tu hành của bạn không, suy cho cùng, cũng là những ‘pháp tu’ của bạn, bạn nha! Có bùn mới có sen, có phiền não mới có cái cho mình hóa giải, để chuyển hóa thành bồ đề, của sự giải thoát, của sự giác ngộ, của sự ‘chân thật chạm đến bờ bên kia’, bạn cố gắng nhé! 🤗
Và ý này sẽ tạo động lực cho bạn nha: tới thời điểm này, mình đã nhìn ra rằng, miễn là ta chịu khó tu tập miên mật, với đức tin cao độ và niềm tin trọn vẹn, tâm bất thối chuyển, dần ta sẽ đạt được một số những sự tinh tấn nhất định. Sự tinh tấn này lớn hay nhỏ tùy theo sự chủ động gắng sức tu tập của bạn, niềm tin kiên cố và tâm bất thối chuyển của bạn, héng!
3️⃣/ Nếu nhắm thấy mình không thể, tốt nhất nên tu tập tại nhà.
Tuy vậy, có một sự thật rõ ràng là không phải ai cũng có thể xuất gia. Còn nhớ hồi Đức Phật còn tại thế, không phải ai đến xin gia nhập tăng đoàn Ngài cũng đồng ý. Vì đã chứng đắc, thông suốt mọi điều, nên nhìn một người, Ngài có thể quán nhân duyên để xem người ấy có căn cơ tu tập không, có khả năng đi tới tận cùng của con đường giải thoát hay không. Bây giờ chúng ta không có được con mắt huệ của Phật, tuy vậy, hãy dùng trực giác của mình, đừng chỉ vì một chút ‘nổi hứng’, được truyền cảm hứng bởi một nhân vật nào đó quá vĩ đại rồi mình đi theo, hoặc đừng chỉ vì một chút khổ sở, mà mình muốn trốn vào đó.
Hòa thượng Trí Quảng có dạy trong một bài pháp giảng: trong đạo môn có hai loại người tu:
_ Một là tu với Hảo tâm
_ Một là tu với Khổ tâm.
🪢 Hảo tâm chính là những người chân chính có căn cơ tu tập lâu nhiều đời nhiều kiếp mà mình đã đề cập ở trên, cho nên động cơ họ tìm đến Phật môn – cho dẫu ban đầu có là gì đi nữa, nó vẫn là tiền đề để tạo duyên mở ra con đường tu tập miên mật dài về sau này.
🪢 Khổ tâm chính là những người tu theo ảnh hưởng của “Lan và Điệp”, đinh ninh chốn Phật môn là chỗ cứu mình ra khỏi những nỗi khổ tâm thường trực đó. Để rồi đi vào mới thấy, ở ngay trong đó nỗi khổ đang có không giảm, mà khổ mới lại tăng, do cực khổ quá, rồi thêm nhiều mối quan hệ mới cần phải thích nghi…, thế là khổ càng thêm khổ!
Thầy nói, chốn tu hành nào chủ yếu nhiều người tu từ Hảo tâm, thì chốn ấy năng lượng dạt dào, không chỉ Phật tử tại nơi đó được nhờ, mà cộng đồng quanh đó cũng sẽ ngày càng vui vẻ, an yên, phát đạt. Và ngược lại, chốn nào nhiều người tu từ Khổ tâm, chỗ ấy ngày càng tối, càng lụn bại.
Nhìn rộng ra một đất nước, nếu chốn tu hành càng ngày càng có nhiều người phát tâm xuất gia tu hành từ Hảo tâm, là một phước báo lớn cho đất nước. Năng lực tu hành miên mật của người tu chuyên tâm, không vướng bận việc trần, sẽ cao gấp nhiều lần so với người bình thường. Một trường năng lượng đặc biệt toàn những người tu miên mật như vậy, sẽ tạo nên một loại ‘kết giới’ vững chắc, che chở cho cả vùng, cả đất nước.
Chính vì vậy, mình tự nhìn cho kỹ, nếu mình không phải thật đi tu bằng Hảo tâm, và cũng không có được sự kiên định lâu dài để tồn tại được qua những thử thách nghiêm ngặt chốt tu hành, tốt nhất xin hãy sống cuộc đời ‘tốt đời đẹp đạo’ ngay tại môi trường sống tự nhiên của mình! Về điểm này, thì khuyến khích diện rộng, không giới hạn ai, càng nhiều người chung tay tu tập kiểu này, đời sống chung càng ngày càng tốt đẹp!
🌻🌻🌻 “Tu tập tại môi trường mình sống” là sao nè:
_ Cứ làm thật tốt những gì mình đang làm, với tâm rộng mở, hết lòng, không tính toán.
_ Buông càng nhiều những tâm sân si, đố kị, hờn ghen ghét giận ai đó, hoặc những ai đó, chọc tức mình hay không chọc tức mình 😃
_ Thường xuyên quan sát và kiểm tra mọi ý nghĩ, lời nói, hành động của bản thân. Hễ lúc nào dợm đưa ra lời nói, ý nghĩ, hành động nào có khả năng “bị văng phước, tạo nghiệp”, thì phải thắng lại ngay! Thắng khó quá thì đi kiếm cái góc vắng nào đó, thực hành hít thở sâu 5 hơi, sau đó đi kiếm ly nước mát uống, đi kiếm cành hoa xinh mà ngắm, đi kiếm cục cưng cưng mà ôm (là vợ/chồng/con/người yêu/bạn thân/chó mèo thú nuôi cưng… cũng đều tốt hết nha!), đi kiếm mặt trời mà sưởi, đi kiếm giường êm êm mà nằm sải lay, hihi… Miễn sao sau đó, cái ý nghĩ, lời nói, hành động đó tan biến trong không gian, là xong nha!
_ Biết đủ là đủ. Kiểm soát, thu nhỏ nhỏ lại những ước vọng của mình, từ các món vật chất tới các thèm ước về tinh thần. Vui với cái gì đang có, điểm lại, cũng nhiều nhen!
_ Nhất định không được hại người nào. Người nào hại mình thì mình mỉm cười nhẹ, nói “Rồi, tôi trả nợ cho bạn xong rồi đó nhe”, xong rồi bỏ. Mỗi ngày cố gắng thu nhỏ phạm vi tổn hại đến muôn loài, trong khả năng có thể.
_ Tìm được một pháp môn phù hợp (theo dõi cách ‘dò ra pháp môn phù hợp’ mình đã chia sẻ ở trên), và thực hành đều đặn mỗi ngày những gì pháp môn ấy dạy. Đọc những bài kinh kệ thiện lành (tác động vi diệu của những bài kinh kệ, mình có nói qua nhiều lần rồi ha); lạy Phật để kết nối tâm mình với tâm Phật, không ngừng sám hối những việc mình đã có thể đã làm từ vô lượng kiếp; thiền tập hàng ngày để thanh tịnh hóa những phiền não, phát sinh trí huệ. Tác dụng lợi lạc của việc thiền tập mỗi ngày, mình cũng vừa có phần chia sẻ trên Youtube nha.
_ Giữ sức khỏe bằng các phương pháp thể dục thể thao mình yêu thích. Hễ có duyên nữa thì tập thêm Yoga, Khí công, tập thêm các phương pháp thở có ý thức…
_ Với người đang làm ăn kinh doanh: cứ làm, kiếm những đồng tiền lương thiện từ những gì là thế mạnh của mình, cũng dựa trên nguyên tắc: cái gì ‘tốt đời đẹp đạo’, vừa giúp cho đời sống ngày càng tốt đẹp hơn vừa giúp cho việc kinh doanh phát triển hơn, là mình cứ mạnh dạn làm. Xong lấy tiền thu được chia một phần cho các hoạt động ‘tốt đời đẹp đạo’ khác: cúng dường cho những Phật sự mình thấy ý nghĩa và cần thiết, giúp người giúp đời đúng chỗ, tự đầu tư cho các hoạt động mở trí cho bản thân mình…
_ Và cuối cùng: luôn sống với tình thương yêu không phân biệt, hướng về sự tử tế, tích cực, thiện lành.
Nhiêu đó cũng đủ đẹp rồi ha 🤗 Mà, bạn nào chịu khó đọc tới những cái gạch đầu dòng ở phần cuối cùng này có thấy, rất nhiều người trong đời thường tụi mình cũng có thể làm được mà, phải không? Vậy thì, ai ở đâu cứ ở yên đó, ráng phấn đấu mỗi ngày làm tốt hơn lên mấy cái ‘gạch đầu dòng’ đó thôi là cũng đủ đẹp rồi. Còn ai đã ở trong chốn đạo môn rồi, cân nhắc kỹ trước khi thối-chuyển.
Gửi niệm lành cho tất cả 🙏🏻
(21.5.2021 – QH)
🌿🌿🌿🌿🌿
1* Nói tới đây mới nhớ, thời gian đầu mình chia sẻ Nhân số học trên Youtube, có nhiều người mẹ trẻ, người bà… hớt hơ hớt hải nhắn cầu cứu mình: “QH ơi, tui coi trong biểu đồ của con/cháu tui có quá trời nhiều số 2, số 11, số 7... Vậy là tui phải cho nó đi tu mới đỡ khổ hả?” Trời ơi, nhắc lại câu ngay trên đầu đó, bộ đường tu dễ đi lắm ha! Và nên nhớ, chuyện một con người có xuất gia tu tập chuyên biệt hay không, không ai quyết định thay ai được, mà phải để cho chính ‘đương sự’ lớn khôn rồi đương sự tự quyết, nha! Còn trong lúc này, có làm gì được cho con cháu mình, chỉ cần tạo cho con một môi trường thiện lành đẹp đẽ, như trong mục số 3 là đủ, héng 🤗
2* Những bạn nào đã đi vào đường tu tập mà giờ đây nghe mình không yên, khổ sở, lời khuyên chân thành của mình là bạn hãy tìm các bài pháp giảng của Hòa thượng Trí Quảng mà nghe hàng ngày luôn đi. Không phải là những clip mà các trang mạng trích ra rồi gắn tít cho kêu trên Youtube đâu, đó cũng hay nhưng là các nội dung nhẹ nhàng, hướng tới Phật tử phổ thông. Bạn nên vào hẳn trang web của Chùa Huê Nghiêm: http://chuahuenghiem.net/phap-thoai/#title rồi vào đó tìm những bài pháp toại Sư Ông dành cho các sinh viên tăng ni sư tại Viện Đại học Phật giáo, hoặc tại các trường hạ… Không có gắn tựa rõ nên lục hơi khó, thôi có thể nghe hết, từ từ cũng tới ha 😊 Bạn sẽ học được vô vàn kinh nghiệm tu tập của Sư Ông và các cao nhân khác qua lời kể của Ông, bạn sẽ vạch ra được lộ trình bạn cần tu, bao lâu, miên mật thế nào… Và quan trọng không kém, bạn hưởng được năng lượng an lạc, giải thoát từ Sư Ông, chỉ qua giọng của Sư Ông thôi. Ai ở gần chịu khó chạy thẳng qua Chùa Huê Nghiêm thỉnh 2 thẻ nhớ (mỗi thẻ 500 bài pháp giảng, giá chỉ 100.000đồng), về đặt mua thêm máy nghe kinh trên Tiki (cũng rẻ, vài trăm thôi) và nghe trong lúc thêu thùa, may vá, làm đồ ăn, làm vườn… cũng vô cùng tuyệt vời nha! Chúc các bạn sớm định được tâm và tinh tấn không ngừng, nhé! 💚💚💚
同時也有5部Youtube影片,追蹤數超過49萬的網紅FAHOKA Xê Dịch,也在其Youtube影片中提到,Leh thuộc Ladakh Kashmir là khu chiến sự vô cùng căng thẳng và là tam giác tranh chấp lảnh thổ ba quốc gia hết sức nhạy cảm là Ấn Độ - Pakistan & Trun...
hymalaya 在 Quynh Huong Le Do Facebook 八卦
BHUTAN XINH ĐẸP & GIÀU NĂNG LƯỢNG 💚
Đó là ấn tượng của ngày đầu tiên tụi mình đặt chân đến đất nước này. Bhutan đang vào xuân, từng cụm cây các loại hoa đang khoe sắc rực rỡ. Cảm giác đầu tiên là: dễ chịu. Một nền văn hoá vốn rất gần văn hoá và tín ngưỡng Tây Tạng, sang tới đất Bhutan mọi cái dường như đằm lại, tĩnh hơn, tăng thêm một chút sắc màu của sự chỉn chu, lại giảm đi chút ít cái gì thuộc về ‘hương xa’ hơi thần bí đặc thù ở Tây Tạng...
Vốn đã từng quay trở lại Tây Tạng nhiều lần, tụi mình thêm một lần nữa cảm thấy vô cùng quen thuộc trước những tên các vị Phật, các vị thần theo hệ thống tín ngưỡng Mật Tông đặc trưng của các vùng dọc theo dãy Hymalaya...
Không còn nghi ngờ gì nữa. Nếu bạn từng thực sự muốn cảm nhận và khám phá nét kiến trúc, đặc thù văn hoá và những thiêng liêng tín ngưỡng đất Tây Tạng, mà bạn chưa dám đi, hoặc vì những điều kiện sức khoẻ chưa cho phép (do Tây Tạng ở độ cao quá lớn, không đảm bảo cho những người ít sức khoẻ về tim mạch...), bạn có thể cân nhắc để tham gia chuyến bay thẳng này cùng MayQ Go. Bhutan với độ cao vừa phải (tầm 2.300m so với mực nước biển), không khí cao nguyên thanh sạch trong lành sẽ mang bạn đến những ngày thư giãn, chậm và sâu. Bên cạnh đó, bạn QH và team khảo sát của MayQ Go cũng đã kịp thời tìm ra một số điểm đặc sắc để chúng ta cùng ngồi lại thực hành thiền tĩnh tâm, buông bỏ muộn phiền và tham giận sân si, để tích vào năng lượng lành nơi đất bình yên thuộc loại nhất thế giới. Để ở đó, chúng ta lại được tự kích hoạt năng lượng tích cực nội tại, cộng hưởng năng lượng chung của toàn đoàn, thiền nắm tay truyền năng lượng yêu thương..., thiền ôm đầy hơi ấm tình người, tình đồng loại...
Nếu bạn muốn tìm cho mình một chuyến đi ý nghĩa để sạc thêm năng lượng tích cực cho bản thân và những người thân trong gia đình, hãy nghĩ đến chuyến bay thẳng - thuê bao trọn chuyến đến Bhutan của nhà MayQ Go. Chỉ 5 ngày và 4 đêm, về, bạn sẽ trở thành một người dạt dào năng lượng yêu thương và tích cực! 🙂
Hẹn nhé, Bhutan, 5-9/6/2019!
(29.3.2019 - QH)
🌿🌿🌿🌿🌿🌿🌿🌿🌿🌿🌿🌿🌿🌿
TOUR: “CẢM NHẬN BÌNH YÊN BHUTAN CÙNG QUỲNH HƯƠNG” 💚
“Bhutan - Happiness is a place.”
💚 Thời gian: 5/6/2019 - 9/6/2019 (5 ngày 4 đêm)
💚 Bay thẳng bằng Bhutan Airways
💚 GIÁ TOUR: 48.900.000 VNĐ/ khách
- Trẻ em từ 5-12 tuổi: 32,000,000VND
- Trẻ em từ dưới 5 tuổi: 23,500,000VND
💚 CÁC CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI:
🌿 Chế độ ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT dành cho các khách hàng cam kết tham gia sớm nhất (chuyển tiền trọn suất sớm nhất):
30 suất, mỗi suất được giảm hẳn 01 triệu đồng!!!
🌿 Nhóm từ 4 người: giảm 500.000đ/người
(Lưu ý: các ưu đãi chỉ được tính 01 chọn lựa tối ưu nhất cho khách hàng, không mang giá trị cộng dồn)
🌿🌿🌿🌿🌿🌿🌿🌿🌿🌿🌿🌿🌿🌿🌿🌿
Liên hệ: MAYQ GO (MayQ GO)
☘️ Địa chỉ: 27F Trần Nhật Duật, P. Tân Định, Q.1, TP.HCM
☘️ Điện thoại: (+84-028) 384 66 777
☘️ Hotline/Zalo/Viber: 0947538008
☘️ Fax: (+ 84-028) 384 35 777
☘️ Email: [email protected]
☘️ Website: www.mayqgo.com.vn
#Bhutan #MayQGo
#BaythangBhutan
#cungQuynhHuong
hymalaya 在 Fahoka Xê Dịch Facebook 八卦
Bạn được một lời mời đến Ấn Độ - dám đi không? Nhìn thoy chứ đừng soi hàng của các bậc sadhu nhé.😂
Tạm gác lại những chuyến đi đến Trung Quốc, mời mọi người đến đất nước kì lạ Ấn Độ để hòa chung vào dòng người hành hương lớn nhất thế giới trong đại lễ sông Hằng Kumbh Mela 2019.
Kumbh Mela là sự kiện tôn giáo lớn nhất TG được tổ chức 12 năm một lần tại Tp. Allahabad thuộc bang Utta Pradesh của Ấn Độ (trước đó được tổ chức năm 2007)
Trong dịp này, các bậc Sadhu (thánh nhân) những bậc Yogi huyền thoại đã tu hành trong các hang động, rừng sâu ở dãy núi Hymalaya cùng tập trung để làm các nghi thức cúng tế thánh thần và được trầm mình xuống sông Hằng trong dịp đại lễ.
Đây là một lễ hội tôn giáo đậm chất tâm linh được Unesco công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Click để xem video trải nghiệm: https://youtu.be/rDvSMRpKNW8
hymalaya 在 FAHOKA Xê Dịch Youtube 的評價
Leh thuộc Ladakh Kashmir là khu chiến sự vô cùng căng thẳng và là tam giác tranh chấp lảnh thổ ba quốc gia hết sức nhạy cảm là Ấn Độ - Pakistan & Trung Quốc. Những cuộc ẩu đả và nổ súng, bạo động thường xuyên xảy ra giữa quân đội với các phần tử ly khai.
Vlog này sẽ cho bạn cái nhìn chân thật và cuộc sống đầy mộc mạc với thiên nhiên ngoạn mục của vùng đất thiên đường này. Hãy đồng hành cùng đoàn chúng tôi để thấy một Ladakh thật sự tuyệt vời.
?Đóng góp hỗ trợ phát triển kênh: https://www.paypal.me/fahoka
Pham Hoan Khai
?Sacombank: 060135054200
?Vietcombank: 0071001081513
?
Facebook: https://www.facebook.com/fahokaxedich/
Instagram: https://www.instagram.com/lovetriper/
Email hợp tác và hỗ trợ: [email protected]
?Bài viết về Fahoka trên báo Tuổi Trẻ: https://goo.gl/rwzqyA
?Bài viết về Fahoka trên báo Yan news: https://goo.gl/CgufQX
#dulich #ando #hymalaya #taytang
?Xem lịch trình tại đây: https://docs.google.https://goo.gl/MeYm1R
hymalaya 在 FAHOKA Xê Dịch Youtube 的評價
Cùng Ka tháp tùng đoàn hành hương để gặp gỡ các bậc thánh nhân là những vị đạo sĩ Bà La Môn sống tu hành ở dãy Hymalaya, nhân sự kiện 12 năm 1 lần này bên dòng sông thiêng. Các tín đồ về đây hội tụ. Cùng xem những điều thú vị và tìm hiểu xem Thánh Nhân là ai.
?Facebook: https://www.facebook.com/fahokaxedich/
?Instagram: https://www.instagram.com/lovetriper/
?Thông tin chi tiết chuyến đi, xin mời đọc: http://www.fahoka.com
?Email: [email protected]
Nhớ ủng hộ kênh bằng cách đăng ký để du lịch khắp thế gian nhé!
hymalaya 在 FAHOKA Xê Dịch Youtube 的評價
Xin lỗi các bạn & anh chị nếu quảng cáo làm phiền đến mọi người vì chỉ có quảng cáo thì kênh mới có doanh thu và tiếp tục hành trình cho cả nhà cùng thưởng ngoạn nhé!
Cùng Fahoka khám phá trong phần này: Cung đường tuyệt đẹp bên những rặng tuyết sơn - Cưỡi lạc đà - tu viện & tượng phật khổng lồ - Hồ Pangong nơi quay cảnh cuối bộ phim Ba Chàng Ngốc - Tu Viện Thiksey - Bất gặp Sóc Đất siêu cưng.
Leh thuộc Ladakh Kashmir là khu chiến sự vô cùng căng thẳng và là tam giác tranh chấp lảnh thổ ba quốc gia hết sức nhạy cảm là Ấn Độ - Pakistan & Trung Quốc. Những cuộc ẩu đả và nổ súng, bạo động thường xuyên xảy ra giữa quân đội với các phần tử ly khai.
Vlog này sẽ cho bạn cái nhìn chân thật và cuộc sống đầy mộc mạc với thiên nhiên ngoạn mục của vùng đất thiên đường này. Hãy đồng hành cùng đoàn chúng tôi để thấy một Ladakh thật sự tuyệt vời.
?Đóng góp hỗ trợ phát triển kênh: https://www.paypal.me/fahoka
Pham Hoan Khai
Hoặc phiếu quà tặng chuyến bay: https://goo.gl/RGcT5A
?Sacombank: 060135054200
?Vietcombank: 0071001081513
?
Facebook: https://www.facebook.com/fahokaxedich/
Instagram: https://www.instagram.com/lovetriper/
Email hợp tác và hỗ trợ: [email protected]
?Bài viết về Fahoka trên báo Tuổi Trẻ: https://goo.gl/rwzqyA
?Bài viết về Fahoka trên báo Yan news: https://goo.gl/CgufQX
hymalaya 在 New Found Glory - Himalaya (Lyric Video) - YouTube 的八卦
... units worldwide --- The official lyric video for New Found Glory's single " Himalaya " off their new album 'Forever And Ever x Infinity. ... <看更多>