TẠI SAO NGƯỜI CHƠI THỜI TRANG HIỆN TẠI LẠI CÓ XU HƯỚNG CHUYỂN SANG NỘI THẤT (HOME DECOR, FURNITURE).
Trong thời điểm hiện nay, không khó để các bạn thấy những người chơi thời trang có tiếng trong cộng đồng chúng ta không chỉ đi kèm theo những trang phục mà kèm vào đó là những thứ xung quanh họ. Yeah, ý mình là nội thất - những món đồ trang trí trong nhà, những vật/phụ kiện hay thậm chí là cả căn phòng. Home Decor, Furniture - Tiêu biểu và phổ thông nhất hiện tại chắc là cái ghế Wassily.
Wassily Chair, được thiết kế trên cảm hứng của khung xe đạp và tư tưởng thiết kế từ phong trào De Stjil đến từ Marcel Breuer, nhà thiết kế nội thất người Hung-ga-ri trong lò đào tạo Bauhaus. Thì đối với dân thời trang thì Antwerp's Royal Academy of Fine Art (Học viện Mỹ thuật Hoàng gia Antwerp) thì dân nội thất lại biết tới nhiều về Staatliches Bauhaus - một ngôi trường ở Đức về nghệ thuật thủ công và mĩ thuật. Dù xuất phát điểm trong trường không có bộ môn Kiến Trúc, nhưng cách tiếp cận thiết kế về một dạng nghệ thuật "Tổng Thể", liên kết với nhau gồm nhiều thứ bao gồm cả kiến trúc đã tạo ra Bauhaus movement (Phong trào Bauhaus). Phong trào Bauhaus ảnh hưởng rất lớn tới ngành thiết kế Kiến trúc hiện đại cho nên đó là lí do vì sao giờ rất nhiều người theo đuổi tinh thần này.
Như thế này, thể theo một hình kim tự tháp về nhu cầu con người nổi tiếng ( Mô hình Maslow) thì khi con người đã "ăn no mặc ấm" sẽ chuyển sang giai đoạn "ăn ngon mặc đẹp" và "thể hiện bản thân". Điều này chứng tỏ con người là một giống loài không bao giờ cảm thấy đủ và luôn nâng cấp bản thân, luôn luôn là như vậy và nhờ có nó thì con người mới phát triển, mới đạt được những cột mốc mới. Tại sao mình lại nói như thế?
Trong cộng đồng thời trang đường phố trải dài qua các thời kì, những xu hướng và trào lưu qua rồi biến mất trên thị trường. Từ "Hypebeast" đến "Hedi Boys" "DarkGod", "Techwear" "Archived Fashion", những thương hiệu lướt qua đời nhau như Guidi, CCP, Julius, ACG, Issey Miyake... (Vì khi xu hướng đó thoái trào thì các thương hiệu trên cũng không nhắc được tới nhiều). Mình cũng trải nghiệm những thời điểm đó nên hiểu được tiến trình của việc trên đó là "Sự khẳng định bản thân" / Self-actualization.
Trong khoảng thời gian không ngắn nhưng cũng không quá dài, các phong cách - các thương hiệu thời trang ồ dạt du nhập vào Việt Nam từ khi streetwear lên ngôi khiến vòng đời của 1 phong cách bền vững tại Việt Nam gần như rất ngắn và thấp. Cũng khó trách được vì mọi người trong giai đoạn "Định hình thời trang" của mình vậy.
Cho đến khoảng năm 2020/2021, những ai đã trải qua hết tất cả các giai đoạn kia hầu hết đã biết "Thứ thời trang mà mình theo đuổi" và "Con người thời trang" của mình là gì. Theo chia sẻ của nhiều người rằng "Thời trang là thứ yếu và họ muốn được thể hiện bản thân mình ra nhiều hơn nữa". Nó đi đúng với Tháp nhu cầu phía trên - tự khẳng định bản thân. Nên nhớ rằng thế hệ trẻ vô cùng giỏi và tiệm cận những vị trí đỉnh rất nhanh, nên nếu không tạo ra điểm khác biệt và khẳng định thứ mới thì rất cái tháp nhu cầu kia sẽ sụp đổ.
Trong bài viết "Aesthetic" của mình vừa qua cũng đề cập tới việc nhiều người hiện tại đang trong quá trình xây dựng "Aesthetic của riêng mình". Triết lý về vẻ đẹp và nghệ thuật là tùy thuộc cảm nhận của riêng mỗi người. Để tạo ra một Personal Aesthetic thì kết hợp cùng thời trang mặc trên người, không gian sống, tinh thần làm việc/relax/enjoy nghệ thuật là một điều mà nhiều người đang làm bây giờ. Đó là lí do việc một số lớn các bạn đang theo đuổi thời trang chuyển qua sử dụng đồ nội thất, decor hoặc creative object ( vật được design sáng tạo) kết hợp cùng fashion để tạo ra "Cái tôi" bản thân của mình. Đỉnh của "Self-actualization".
NÀO, NÓI SÂU HƠN VỀ THỜI TRANG:
Các thương hiệu thời trang đã đào sâu vào "Fashion Furniture" "Fashion Homeware" từ một khoảng thời gian trước rồi. Gucci, Loewe, Rick Owens, Chromehearts và đến cả thần tượng của khá nhiều người Virgil Abloh (Mà Virgil xuất thân là dân thiết kế nội thất chứ không phải là fashion designer) cũng hợp tác cùng IKEA để ra nhưng sản phẩm đậm chất "OFFWHITE". Supreme cũng không ngần ngại hợp tác với các thương hiệu thiết kế nội thất và phụ kiện trong nhà để mang hình tượng boxlogo trải đều trong căn nhà của bạn.
Mục đích của các fashion brands đó là "Tạo ra một hệ sinh thái khép kín" giữa các collection của họ, tạo ra một "Mối quan hệ sâu sắc hơn" với những khách hàng quý giá. Điều này càng được cổ động khi các nền tảng social network bùng lên mạnh mẽ, nghĩa là - một người có xu hướng "giới thiệu" lifestyle/lối sống bao gồm thời trang, cách ăn uống và dĩ nhiên rồi, ngôi nhà và nội thất. Thông qua hình ảnh, clip ngắn thì ngôi nhà và các phụ kiện bên trong được show nhiều hơn bao giờ hết. Đồng nghĩa, với một người yêu thích thời trang sẽ có xu hướng trang trí nội thất sao cho đồng điệu với những sản phẩm họ đang có - từ màu sắc, vibe, aesthetic và THƯƠNG HIỆU.
Ví dụ như một người thích đồ Rick Owens sẽ thường mua những đồ trang trí đến từ Rick Owens, hay một Undercover fanboi cũng yêu thích mang những đồ của UDC về.
"Fair Investment" - một sự đầu tư an toàn cũng là một lí do mà nhiều người sẵn sàng bỏ một số tiền lớn để chi trả cho nội thất. Furniture hay Home Decor thường có vòng đời dài hơn, ít xu hướng hơn là thời trang. Điều này đồng nghĩa là nếu người tiêu dùng nào sở hữu 1 -2 món đồ gì đó liên quan tới ngôi nhà và nội thất. Món đồ đó sẽ đồng hành cùng họ ít nhất là 05 năm cho tới 10 năm, hoặc có khi là cả đời. Đây chính là điểm mà các fashion brands vô cùng "thèm muốn" vì nếu mà họ thuyết phục được khách hàng mua các sản phẩm nội thất của họ thì điều này đồng nghĩa "Brandname" của họ sẽ đập vào mắt khách hàng, những người tới thăm căn nhà đó trong một khoảng thời gian dài. Viêc tăng brand awareness và biến mình trở thành một phần không thể thiếu trong lối sống của khách hàng, đó là thứ mà bất kì một thương hiệu nào luôn mong muốn.
Hơn nữa, giá cả càng cao - thương hiệu càng nổi tiếng, càng được công nhận càng thể hiện được level của người chơi (Dù là lowkey hay là commercial).
Mà nó lại quay về keyword: "SELF- ACTUALIZATION".
Mình thì chẳng biết khi nào có nhà để mà Hôm đè co nữa :'(. Cho nên mọi người hãy
...
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有1部Youtube影片,追蹤數超過5萬的網紅Rei Shito,也在其Youtube影片中提到,イケメンが提案!「TOMORROWLAND」&「BEAMS」夏のミックスタイリング! ーーーーーー 【レイのひとりごと】 「今、金沢に来てるんですが、控えめに言って最高です。お魚が美味しすぎてこのまま天に召されてもいいくらい幸せ…」 ーーーーーー 【スタイリング提案】 03:07 LOOK1 ...
「guidi」的推薦目錄:
guidi 在 Trí Minh Lê Facebook 八卦
Sự thay đổi của streetwear nữ ở Việt Nam.
Hôm nay ngày 08/03, ngày quốc tế phụ nữ. Trong đầu mình, phụ nữ là các bà - các mẹ - các cô - các dì nhưng thế thì lại không hợp với blog mình đang viết. Mình sẽ nói về mảng streetwear/Thời trang đường phố, hãy nói về streetwear của nữ nhân trong cộng đồng này theo góc nhìn riêng của mình. Mà streetwear cũng không đúng lắm, hãy nói thời trang chung của cuối thời kỳ Y và Gen Z.
Có thể nói, chị em đã tiến một bước cực kì lớn trong streetwear tại Việt Nam trong công cuộc thể hiện bản thân và vẻ đẹp phái nữ. Hãy xét một cách công bằng nhé - dù có nhiều luồng ý kiến trái chiều rằng còn nhiều hướng đi chưa đúng, chưa thể hiện hết yếu tố thời trang. Nhưng chúng ta chỉ nhìn thấy và nói về cái xấu mà không thể thấy hết cái đẹp, những gì mà chúng ta đã làm trong suốt thời gian vừa qua.
Hãy trở lại thời trang đường phố Việt Nam cách đây khoảng 7 năm trước. Khi mà sneakers du nhập và trở thành trào lưu của thị trường Việt Nam - nhưng lúc đó, cái thú mê giày chưa phổ biến như bây giờ mà còn giới hạn rất ít trong các hội nhóm. Và nếu các bạn để ý thì tỷ lệ nam - nữ trong đó sẽ nghiêng hẳn về phía con trai. Điều này cũng dễ hiểu khi mà những thứ văn hóa đi liền với chúng tại Việt Nam như hiphop/breakdance/basketball/graffiti ( mặc dù cũng có những anh/chị/bạn nữ chơi nhưng không nhiều) đa phần là nam. Việc các sneakerhead đời đầu mà các bạn biết - hầu hết cũng là nam. Dù yêu thích sneakers nhưng do định kiến xã hội (Lúc đó) rằng con gái nên đi giày búp bê, giày cao gót đã một phần tạo ra toxic mindset trong tư tưởng các bạn nữ thuộc Gen Z thời đó.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn có những bông hoa tỏa sáng trong làng streetwear Việt thời điểm đó. Đó là những bạn nữ đang du học ở nước ngoài với tư tưởng tân tiến, tiếp thu đã một phần mang lại cảm hứng "chơi giày" tới không nhỏ thị phần phái đẹp trẻ tại Việt Nam. Dù hơi cringe một tí nhưng các bạn nam mê giày hay là sneaker collectors, sneakerhead đời đầu cũng có bạn gái. Mà từ tình yêu với đôi giày của bạn trai mà các bạn nữ bắt đầu tìm hiểu - ít nhất là đôi giày nào đang hot. Nhưng không khô khan trắng - đen - đỏ như các ông, chị em tự tìm kiếm những màu sắc mang tới nữ tính cho riêng mình.
Thời điểm đó, ngoại trừ các bạn đang sinh sống và học tập tại nước ngoài - có nhiều cơ hội để lấy cảm hứng và mua những sản phẩm thời trang đường phố nữ tính thì streetwear dành riêng cho nữ vẫn còn hạn chế tại Việt Nam. Các local brands streetwear đời đầu vẫn tạo ra những collections (xin nói thẳng luôn là graphic tee/hoodie/ sweatshirt) nghiêng về thị trường nam nhiều hơn. Các bạn nữ không có nhiều lựa chọn mà đa phần cũng phải theo số đông, những nguồn cung chủ lực của thị trường Việt lúc bấy giờ.
Chả thế mà, thời điểm đó streetwear của chị em hầu hết là áo tee graphics, hoodie oversize. Nói chung là nếu không xét về giới tính thì sự khác biệt giữa nam và nữ trong thời kì này gần như là không có. Việc này còn tiếp diễn tới cả thời Hypebeast với chỉ thay đổi một chút xíu rằng - thay vì mặc local brands thì các bạn nữ trẻ nhảy qua các sản phẩm nước ngoài có tiếng như Supreme, Bape, Anti Social Social Club, Stussy. Nhưng giờ chị em đã phối thêm với chân váy, skirt hoặc các phụ kiện tăng thêm độ nữ tính như handbag, kính, băng đô vv.vv.
Sự phát triển của streetwear tại Việt Nam đồng nghĩa là các bạn nữ cũng tiếp nhận các văn hóa du nhập từ nước ngoài. Họ tìm hiểu nhiều hơn - dù có thể là theo trend, theo xu hướng nhưng nó không phải là không tích cực. Vì vị thế của phái nữ và sự khẳng định một thế hệ mới cá tính, mạnh mẽ và táo bạo hơn đang dần được mở rõ.
Điểm nhấn là lúc high-end/luxury fashion du nhập vào Việt Nam ngay tại thời điểm Hypebeast có dấu hiệu thoái trào. Tại sao mình lại coi đây là điểm nhấn. Vì khác xa với streetwear khi mọi thứ đều là unisex và có hướng nam tính hơn, các thương hiệu thời trang thuộc high-end/luxury market đều phân chia rõ nhánh womens wear và menswear. Ví dụ như Off-white, được định nghĩa là thời trang cao cấp nhưng liên hệ mật thiết với streetwear đã từng được bao nhiêu cô cậu Việt Nam thầm thương trộm nhớ. Off-white có hai nhánh nam và nữ. Đồng nghĩa với việc các bạn nữ giờ đã hoàn toàn có lựa chọn cho việc thể hiện mình - theo đúng hình dáng vẻ đẹp - bằng thời trang đường phố.
Xin nhắc thêm, tại giao thoa giữa Streetwear và High-end/luxury fashion thì có một trào lưu nữa nổi lên tại Việt Nam. Đó gọi là "Dark-wear" (sau này có Tech-wear) nhưng theo mình hai khái niệm này hoàn toàn không hoàn chỉnh tại Việt Nam. Nôm na rằng, "Dark-wear" thời gian đầu được lấy cảm hứng khá nhiều từ brand người đàn ông tóc dài Rickowens (Sau này là Guidi, CCP). Và cũng từ đó, mình xin được sử dụng từ "Dark-wear" nhé, các bạn nữ bắt đầu xây dựng thời trang của mình theo một ngã rẽ khác hoàn toàn với nam giới. Sexy hơn, nữ tính hơn, bí ẩn hơn. Sự thu hút của các bạn nữ trên các cộng đồng thời trang - luôn vượt trội hơn so với phái mạnh. Và đó là động lực để các thế hệ kế cận tự tin thể hiện thời trang của riêng mình.
Điều này đồng nghĩa là - các founder local brands nhận thấy miếng bánh cho mảng thị trường nữ này ở phân khúc streetwear/streetvibe là cực kì màu mỡ. Quyết định nằm ở mảng thiết kế, giá cả và xu hướng. Vì thực tế rằng, những brands như Rickowens, CCP, Guidi giá cả không hề rẻ chút nào. Việc chỉ mua đôi giày thôi cũng đã ngốn 1 khoảng kha khá tiền bạc của các bạn nữ - do đó budget dành cho những local brands tuy không cao nhưng nhu cầu thực sự cao. Chúng ta bắt đầu đón nhận những local brands chuyên sản xuất đồ cho nữ với cách thiết kế, màu sắc khai thác mạnh mẽ để thể hiện vẻ đẹp của phái yếu. Từ các sản phẩm nghiêng về streetwear, nghiêng về phái mạnh hay unisex nhiều hơn - các bạn nữ đã có thể tiếp cận (1 phần nào đó) xu hướng thời trang thế giới thông qua các local brands.
Kiến thức đắp dày kiến thức, tự tin đắp dày tự tin. Thông qua các hệ thống thời trang đường phố Việt Nam chúng ta có thể thấy sự lấn át vượt trội của chị em trên đó. Hình ảnh về thời trang chị em gần như là áp đảo - đầy đủ phong cách, đầy đủ năng lượng. Dù rằng các bạn hay nói rằng "Chị em đang lạm dụng quá đà cho việc khoe thân" nhưng nó chỉ nằm ở thế hệ mới (sinh năm khoảng 1999 - 2000) đa phần, các bạn đó đang học hỏi và giống y như các giai đoạn trước mà mình đã kể. Còn những bạn nữ ở giai đoạn 95-96-98, thời trang đường phố nói riêng và thời trang nói chung - cũng cực kì đáng gờm và chẳng thua kém một thằng đực rựa chúng mình nào cả.
Sự phân hóa còn rõ ràng nữa khi mà chính chị em làm chủ cuộc chơi, không phải do ảnh hưởng của cánh đàn ông như hồi xưa (Khoảng sneaker era và hypebeast era) khi cảm hứng đến từ những bạn nữ đồng trang lứa hay các thế hệ đi trước. Sự gợi cảm (Tất nhiên rồi) bây giờ còn đi đôi với thời trang, tốt khoe xấu che - nhưng khoe sao cho sang, cho đẹp - không bị lố thì lại là câu chuyện khác. Và dù nhiều người nói về vấn đề đó, nhưng riêng mình cảm nhận - chị em Việt Nam đang làm rất tốt. Không chỉ 1 style, 1 phong cách mà mọi người còn phát triển ra nào là Vintage/Retro, nào là aithlesure, luxury/highend/haute/archive đủ cả. Tiếng nói riêng của phái nữ ngày càng mạnh, ngày càng thể hiện mình cũng là một phần của sân chơi này - cũng phát triển và có đầy đủ sự tinh tế để quật ngã một thằng nam nhân dương dương tự đắc về tinh thần fashion của mình cả.
(Và xin remind lại luôn, thời trang í - ban đầu là womenswear mạnh nhất. Trong lịch sử thì việc làm đồ và bán đồ cho phái nữ luôn được ưu tiên hàng đầu vì là cái đẹp mà. Sức chịu chơi và chịu chi tiền cho thời trang của chị em - luôn hơn đàn ông một bậc).
Các bạn bây giờ - chỉ nói cái xấu mà không nhìn lại cả một quá trình phát triển để xem chúng ta đã bước 1 bước xa như thế nào. Thời trang đường phố của phái nữ ở Việt Nam tính từ thời gian đoạn 2014-2015, đã phát triển cực mạnh và đa dạng, tạo nên một bản sắc đa dạng và đầy tiềm năng. Nhân dịp 08/03, mình chúc chị em ngày càng xinh đẹp, sáng tạo và thể hiện bản thân mình đúng cách. Đừng vì cái lợi, cái fame mà bất chấp đâm lao theo nhé.
Chúc mọi người luôn thật xinh đẹp, tự tin và khẳng định bản thân nhé.
Cảm ơn các bạn nữ!
Happy Women's day!
Lì xì cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
guidi 在 Trí Minh Lê Facebook 八卦
30 TẾT – GỢI NHỚ NHỮNG ĐÔI GIÀY VÀ BẢN SẮC
\
Hành trình “Đến rồi đi” của những đôi giày hẳn không là một điều xa lạ với các bạn nữa. Đã bao lâu rồi, chúng ta không nhắc đến đôi giày bị ghét nhất trên Internet không chỉ Việt Nam mà còn thế giới – FILA DISRUPTORS. Và cũng không mới mẻ lắm – nhưng hiện tượng MLB chunky cũng đã không còn hot như xưa nữa, con sốt lại quay trở về với Air Jordan 1.
Xin nhắc lại – Air Jordan cũng chẳng phải là mới hot gần đây. Những người yêu Air Jordan mà chẳng phải là những bản 1s mà còn 3s, 4s, 6s, 7s, 12 vẫn luôn ở đây, vẫn luôn âm thầm yêu thương và duy trì niềm đam mê của họ trong những nhóm nhỏ. Cái tình yêu với Air Jordan hay với giày đã từ lâu rồi, từ cái thời mà sneakerhead mới nổi tại Việt Nam – những sự kiện Sneakerstep, Sneakerporn với những anh em diện Jordan với đa dạng kiểu dáng. Lại cũng phải nói khi mà Yeezy adidas by Kanye West lên thống lĩnh thị trường không lâu sau đó, người ta chê cười Air Jordan chỉ suốt ngày Retro mà không đổi mới, không sử dụng công nghệ mới. Nike vẫn đứng vững và những người yêu Jordan vẫn đứng vững – vì họ yêu không chỉ có đôi giày mà lịch sử đi kèm trong đó, thứ đặc sắc mà không phải một footwear brand nào cũng xây dựng tốt. Họ vẫn yêu và vẫn đi, bất chấp người đời nói chi – và giờ đây, họ lại lọt thỏm trong cơn bão “Air Jordan” hiện nay. Mình có hỏi rằng “Anh/em cảm thấy thế nào?” thì với một nụ cười lạc quan, người anh trả lời “Xu hướng mà anh. Em đã quen với điều đó rồi – nhưng cứ nghĩ tích cực rằng là sẽ có nhiều người mới biết hơn, và thế là tình yêu lại được san sẻ”.
Xu hướng – đi kèm với cả bản sắc và “Bong bóng phồng nổi”
Tất nhiên, khi mọi người đi theo xu hướng thì hẳn rồi. Không phải ai cũng biết về nó và không phải ai cũng có thể hoàn hảo với nó cả. Tiền họ mua thì họ quyết định và đầu tiên mình khá là tiêu cực về vấn đề này, nhưng nhận ra đó là trách nhiệm của những người đi trước – “Share the love, not war”. Fila Disruptors là 1 ví dụ điển hình. Fila Disruptors không sai, nhưng có lẽ cái sai ở cách người mặc chúng. Sẽ chẳng có gì nếu việc các bạn mặc bình thường nhưng câu chuyện không hề đơn giản như thế. Có nhiều người mang danh là “Fashionista” “Fashion Icon” đã cố gắng thần thánh hóa đôi giày này trước giới trẻ và khiến nhiều bạn ăn mặc vốn dĩ rất bình thường lại cũng cho cái title “Tao là fashion icon” “Thế này mới là thời thượng, là hợp trend, là thời trang tối thượng”. Kẻ tổn thương lại gây thương tổn cho người khác – và thế là đâm ra, đôi giày vô tình vô tội bị ghét. Ghét vì cái danh mà những người kia mang lên cho nó. Sự overrated này là con dao hai lưỡi và đôi giày bị làm meme rất nhiều ở mọi nơi – cả ở thế giới, có lẽ kẻ được lợi nhất, lại chính là Fila.
Thời 4.0, việc mua bán dựa trên những hình ảnh của các KOls/Influencer và Seeder trên các nền tảng IG, Facebook. Lượng người theo dõi bám sát theo thần tượng họ mặc gì và copy y chang tạo nên sự nhàm chán nhất định trong thời trang. Thứ mà mình luôn làm đó không phải là đưa 1 hình mẫu cho các bạn copy mà là đưa tinh thần cho các bạn tinh chỉnh. Và dĩ nhiên rồi, đã theo 1 người thì làm sao có được một nền tảng cố định. Và đây cũng là vấn đề của streetwear Việt Nam, phát triển cực nhanh nhưng nền thì không vững, hổng rất nhiều chỗ. Fila say sưa sử dụng các KOls và chiến lược marketing của họ để push -up sản phẩm best-seller nhưng họ quên xây dựng sự nền tảng này trong mắt người tiêu dùng ngay khi đôi giày được yêu thích bậc nhất.
Fila Disruptors không phải là 1 đôi giày mới, nó là 1 đôi giày có độ tuổi nhất định. Bản thân Disruptors đã được phát hành vào năm 1996 (Cách đây 25 năm), đứng trên các kệ hàng rất rất lâu rồi. Khi mà thập niên 90 trào lưu sportwear và athleisure aesthetic bùng nổ thì Fila đưa Disruptor ra như 1 đôi giày đánh mạnh vào đó.Fila rất nổi tiếng ở Việt Nam vào thời điểm Bigbang là đại diện thương hiệu của họ, nhưng tiêu biểu thì chưa.
Cho đến khi Balenciaga đang làm mưa làm gió tại nền công nghiệp thời trang với sự góp mặt của ông trùm nghỉ hưu Vetements Demna Gvasalia thì Fila mới bùng lên lại được nhờ hiện tượng “Ugly sneaker”
“Daddy shoes” từ phiên bản SSS/Triple S của Balenciaga. Dĩ nhiên với mức giá ~$1000 thì TripleS không phải là thứ tiếp cận dễ dàng thì Disruptors lại là 1 phương án hoàn hảo cho xu hướng này. Rẻ, ngon và ổn đã khiến Fila Disruptors trở thành hiện tượng trên IG/FB với các mid-tier influencer, giới trẻ đổ đi mua và cũng chẳng quan tâm rằng “Daddy shoes” “Ugly sneaker” là cái mẹ gì. Trong khi trước đó Nike hay Rafsimons dã thành công với các đôi giày kiểu như vậy.
MLB thì khỏi nói làm gì, vì so sánh với MLB original by US/ giải bóng chày chuyên nghiệp của Mỹ – MLB có 1 câu chuyện dài hơi với văn hóa bóng chày và những thứ người ta mặc lên đó. Nhưng MLB by Korea thì khác, mình cho rằng tuy có design giống nhưng tinh thần là hoàn toàn khác. MLB by Kor đánh vào những đồ mà kiểu Hàn Quốc style – dễ mặc dễ đi, nhưng văn hóa so với MLB by US thì là không. Do đó, việc ăn theo với MLB chunky cũng đi như 1 cơn gió, không đọng lại trong giới tiêu dùng là gì. Mình chắc chắn luôn 1 điều rằng, Air Jordan có thể xuống và lên – vì nó còn những người yêu nó và bản sắc. Còn MLB thì mình chỉ nghĩ rằng người ta mua vì giống 1 đôi giày nào đó và rẻ hơn mà thôi. Còn MLB chunky comeback ư – Không, và nó chỉ quay lại khi trào lưu nào đó xuất hiện lại mà thôi.
Cũng nói thêm về những đôi giày lướt qua cộng đồng chúng ta như Guidi, CCP – khi mà “Darkwear” là từ khóa hot tại thời trang Việt Nam. Nhà nhà đổ mua Guidi, CCP và các chị phối đồ như Fengfanx nhưng bản sắc không có nên cũng trôi đi tuột mất một cái. Có lẽ điều tương tự đang xảy ra với Tabi. Nhưng vẫn an tâm rằng, còn người yêu nó là nó còn mãi.
HÀI HƯỚC THAY
Những kẻ cho rằng đam mê, cho rằng mang lại xu hướng và gọi “Những người đi trước đang chỉ trích lối ăn mặc” là những kẻ “Thượng đẳng”. Ví dụ như là “Tôi đi Fila thì sao. Ông thượng đẳng à!”. Mà oái ăm, kẻ bỏ đi trước lại là những người mang danh “Đam mê” đó. Vì có lẽ, bản chất của họ là theo xu hướng – không có gì sai – nhưng như con zombies chạy theo người sống, chúng không có cảm xúc và tình yêu. Kẻ bỏ đi trước lại kêu người ở lại là “Thượng đẳng”. Song song, những kẻ “Thượng đẳng” lại lặng lẽ ở lại, góp nhặt đống tàn dư – lại yêu nó thầm lặng và tiếp tục truyền lửa về niềm đam mê đó. Họ không chạy theo xu hướng – cho đến khi đôi giày họ yêu lại hot trở lại, giới trẻ lại mang ầm ầm. Họ lại không vừa mắt – lại góp ý và mang danh “Thượng đẳng”. Thượng đẳng sao không biết – nhưng tình yêu của họ với thứ văn hóa, thời trang mà họ trung thành – Đó là 1 điều thượng thừa với mình.
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
guidi 在 Rei Shito Youtube 的評價
イケメンが提案!「TOMORROWLAND」&「BEAMS」夏のミックスタイリング!
ーーーーーー
【レイのひとりごと】
「今、金沢に来てるんですが、控えめに言って最高です。お魚が美味しすぎてこのまま天に召されてもいいくらい幸せ…」
ーーーーーー
【スタイリング提案】
03:07 LOOK1 by 井上直哉さん(TOMORROWLAND PR)
シャツ:BODE ¥105,600
デニム:Children of the discordance ¥51,700
サンダル:BIRKENSTOCK × BEAMS ¥20,900
メガネ:Lesca LUNETIER ¥40,700
04:53 LOOK2 by 田中遥さん(BEAMS PR)
シャツ:Seya. ¥60,500
ショーツ:VIGANO × International Gallery BEAMS ¥26,400
シューズ:GUIDI ¥190,300
メガネ:Lesca LUNETIER ¥40,700
06:46 LOOK3 by 井上直哉さん(TOMORROWLAND PR)
ニットポロ:NAMACHEKO ¥85,580
パンツ:CABaN ¥37,400
シューズ:J.M. WESTON(私物)
08:43LOOK4 by 田中遥さん(BEAMS PR)
ニットポロ:Sefr ¥35,200
パンツ:CABaN ¥37,400
シューズ:ALDEN(私物)
メガネ:Lesca LUNETIER(私物)
11:11 LOOK5 by シトウレイ
シャツ:THE ELDER STATESMAN ¥81,400
ショーツ:TA CA Si ¥28,050
サンダル:F.LLI.GIACOMETTI(私物)
12:55 LOOK6 by シトウレイ
シャツ:MASU × International Gallery BEAMS ¥41,800
パンツ:DRIES VAN NOTEN ¥90,200
シューズ:Maison Margiela ¥80,300
メガネ:Lesca LUNETIER ¥40,700
※全て税込価格
※セールにより一部値段が変動する可能性があります
ーーーーーー
【シトウレイ】
日本を代表するストリートスタイルフォトグラファー/ジャーナリスト。
石川県出身。早稲田大学卒業。
被写体の魅力を写真と言葉で紡ぐスタイルのファンは国内外に多数。
毎シーズン、世界各国のコレクション取材を行い、類稀なセンスで見極められた写真とコメントを発信中。
ストリートスタイルの随一の目利きであり、「東京スタイル」の案内人。
ストリートスタイルフォトグラファーとしての経験を元に
TVやラジオ、ファッションセミナー、執筆、講演等、活動は多岐に渡る。
ーーーーーー
SNS
IG : https://www.instagram.com/reishito/
TWI: https://twitter.com/stylefromtokyo
FB: https://www.facebook.com/Rei-Shito-%E3%82%B7%E3%83%88%E3%82%A6%E3%83%AC%E3%82%A4-124860634733180/
ーーーーーー
YouTube Produced by
WIQOMEDIAN Inc.
https://www.wiqomedian.jp/

guidi 在 + Guidi PL2 Super In-Depth Review | Feat. Rick Owens ... 的八卦

+ Guidi PL2 Super In-Depth Review | Feat. Rick Owens, Farfetch, Horse Leather, Fashion, pickups+ ... Business inquiry - [email protected] ... ... <看更多>
guidi 在 110 Guidi ideas - Pinterest 的八卦
Avant Garde Style | Movement on Instagram: “Featured Follow @yuki.lou.90 #julius_7 #borisbidjansaberi #anndemeulemeester #damirdoma #guidi ... ... <看更多>
guidi 在 [隨意開香]Guidi 986 Chocolate Back Zipped Boots 後拉鍊靴 的八卦
話說會知道Guidi這個牌子也是莫名其妙,某天小魯心血來潮到誠品翻翻時尚書,猛然看見一個雜誌上老外著用拉鍊靴的照片,當下心裡激動不能自己,太帥拉,看到腳踝的皮紋 ... ... <看更多>