[Review Sách + Giveaway] DU HỌC KÝ: VẠN DẶM CÓ CHI? - SÁCH HAY DU HỌC
Mấy nay có thêm cuốn sách về du học chị review cho cả tiện giveaway tặng quà sách luôn ha.
CẢM NHẬN CHUNG VỀ CUỐN SÁCH
Sự bùng nổ của việc đi du học, ngày nào lên báo hay Facebook cũng có tin bạn A đỗ học bổng B, bạn C được XXX tỷ đi Mỹ, vvv đã thôi thúc Spiderum cho ra đời dự án sách đầy tâm huyết này. Không chỉ để nhắc nhở những bạn trẻ mà còn cho những bậc phụ huynh đang “lạc trôi” trong vũ trụ thông tin du học vô hạn:
• Làm sao để săn học bổng?
• Có nên đi du học?
• Người thì nói “Đi du học cực lắm, ở Việt Nam sướng hơn”, người thì nói “Đi du học đi, sang bên bển môi trường tốt hơn vạn lần, ở Việt Nam làm gì cho khổ?” Vậy thực hư thế nào?
• Có phải đi du học là nghiễm nhiên có việc lương cao hay chỉ là khởi đầu của những năm tháng đầy thử thách trước mắt?
• Định cư ở nước ngoài có phải là bất hiếu, không yêu nước?
Và vô vàn các câu hỏi khác về du học, định cư sẽ được các tác giả trả lời nhằm hỗ trợ bạn đưa ra cách giải quyết vấn đề của chính mình: Tại sao lại lựa chọn đi du học? Mình sẽ tối ưu khoảng thời gian ở xứ người để tìm kiếm điều gì? Đâu là cái đích cuối cùng của việc xuất ngoại?
Xuyên suốt cuốn sách có 3 chương được biên soạn theo 3 mốc thời gian khá độc đáo: Lên đường đi du học, Cuộc sống nơi xứ người và Trở về quê hương với 20 câu chuyện của mỗi tác giả, nay mình sẽ review lại một số quan điểm mà bản thân thấy tâm đắc nhất. Nhưng từ từ đã nhé, hãy dừng lại vài giây để cùng điểm qua những “ngòi bút” quen thuộc của Spiderum đã góp mặt trong dự án sách đầy thú vị này nhé: Tố Linh, Nguyễn Bảo Trung, Curly Rae Braces, Đỗ Xuân Khoa, Nguyễn Hoàng Ánh, Tú Nguyễn, Minh Lương, Hiền Nguyễn, Yan Nguyễn, Gấu SP, Cherish Vu, Quỳnh Chi, Scarlet Nguyễn, Husky, Edinhuy, The Merc, Anh Dũng, Sơ Nguyên.
1️⃣ ĐƯỜNG RA THẾ GIỚI: TẠI SAO TÔI ĐI DU HỌC?
Ngày nay, khái niệm du học đã trở nên quá đỗi bình thường, thậm chí trở thành một lẽ đương nhiên đối với nhiều gia đình. Bên “bển” hẳn là phải tốt hơn Việt Nam. Tác giả Hiền Nguyễn đã chỉ ra những quan niệm sai lầm về du học của hầu hết các bậc cha mẹ trong việc định hướng cho con đi du học như sau:
• Đi du học là chọn ngành nào sau khi tốt nghiệp dễ kiếm việc, không quan tâm đến việc phù hợp với con thế nào;
• Đi du học là chắc chắn sướng hơn ở nhà;
• Đi du học là điều đương nhiên vì gia đình có tiền có điều kiện, “nước ngoài” hơn “nước trong” nên phải đi;
• Đi du học thì tương lai chắc chắn huy hoàng. Cứ đi du học là đứa trẻ nào cũng thành công, lương cao hơn tốt nghiệp trong nước.
Nhưng đã thực sự có ai ngồi lại và suy nghĩ vì sao mình muốn đi du học chưa? Câu hỏi này tưởng chừng như đơn giản nhưng thực ra cần rất nhiều thời gian để tìm ra câu trả lời. Thử nghĩ xem có ai dám trao cho bạn một suất học bổng mấy tỷ đồng trong khi bạn chỉ trả lời rằng: “Tôi đi du học ngành này vì bố mẹ muốn tôi theo ngành đó để sau này dễ kiếm việc”.
Khi trả lời được câu hỏi này rồi, tất cả mọi khúc mắc của bạn sẽ được giải quyết gọn ghẽ. Bạn sẽ không lân la lên các group học bổng hay inbox page hỏi những câu hỏiơ (như: làm sao để xin học bổng không? có nhiều học bổng cho ngành em không?, trường này có tốt không?, bla bla) nữa bởi giờ đây bạn đã biết mình phải làm gì rồi. Mình xin phép được trích một đoạn mình rất đồng tình với ý kiến của cô như sau:
“Bất cứ thông tin gì, từ ai cũng chỉ để tham khảo. Cần phải nghe thông tin từ nhiều chiều và nếu được thì phải chính mình mắt thấy tai nghe. Đừng lười biếng. Đừng thụ động. Hãy chịu khó lục tìm TẤT CẢ các loại thông tin mà bạn có thể tìm, trước khi đi hỏi bất kỳ một ai. Ngày nay Internet - Google, các trang mạng xã hội là những công cụ cực kỳ hữu ích để các phụ huynh có thể tìm kiếm thông tin. Bạn sẽ tìm thấy những thông tin chung nhất về đất nước ấy, về ngành học ấy, về ngôi trường ấy chỉ bằng một cú gõ trên Google thôi.”
Đồng thời, cô cũng gợi ý những thứ ta cần thực sự quan tâm để có thể du học thành công như:
• Mình đã sẵn sàng để sống xa nhà một mình chưa?
• Cá tính và sự thích nghi, kỹ năng sống và khả năng hòa nhập
• Năng khiếu bản năng, thế mạnh thiên hướng
Chung quy lại, mình phải hiểu rõ chính bản thân trước khi xác định những bước tiếp theo, bạn nhé!
“Không có nước mắm hay ruốc, con vấn đi du học được! Nhưng không có định hướng đúng đắn và sự quan tâm cần thiết, thì du học sẽ chẳng bao giờ là một quyết định đầu tư khôn ngoan.”
Nãy giờ hơi “gắt” rồi nhỉ, bây giờ mình thả lỏng một chút với những #FUNFACTS về các quốc gia trên thế giới trong bài viết của anh Nguyễn Bảo Trung nhé, đảm bảo nó sẽ khiến bạn phải há hốc vì ngạc nhiên luôn:
• Nhật Bản: Dù có công nghiệp phim khiêu dâm rất phát triển, nhưng thực chất văn hóa của họ rất hà khắc. Nếu bạn nghĩ phụ nữ Nhật Bản dễ dãi, bạn có thể sẽ bị tố cáo bởi người địa phương đấy.
• New Zealand: Tuyệt đối đừng đùa giỡn về 3 điều sau: môn bóng bầu dục, bộ phim/tiểu thuyết “Chúa tể và những chiếc nhẫn” và Nữ hòang nước Anh.
• Nga và Trung Quốc: Số lượng hoa lẻ để tặng với mục đích chúc mừng. Số lượng hoa chẵn chỉ dùng trong đám tang.
Hay những kiến thức về luật pháp rất bổ ích như:
• Khi thuê nhà, bạn sẽ phải nộp một khoản tiền cọc tương đương 2-3 tháng tiền trọ và khi dọn ra sẽ được nhận lại khỏan tiền ấy. Tuy nhiên, nếu bạn dọn ra mà không thông báo trước 2-3 tháng là bạn mất toàn bộ số tiền cọc lên đến 1.000 - 2.000 Euro.
Có một câu nói của anh Trung mình thấy rất “ngấm”: Đời người ai cũng phải chết, nhưng “chết vì ngu” nơi đất khách quê người thì đúng là lãng xẹt! 🤣
2️⃣ Ở NƠI XỨ NGƯỜI
Đây là chương mình thích nhất trong DU HỌC KÝ: VẠN DẶM CÓ CHI? Ở chương này, cuốn sách sẽ đem tới cho bạn một cái nhìn toàn cảnh của các du học sinh khi “ở bển”: Họ học được gì, và đã trưởng thành như thế nào?
Có lẽ chính vì thế Spiderum đã mở đầu cho phần 2 này là bài viết của anh Curly Rae Braces - mang một tông màu xám buồn, bởi nó tái hiện chân thực một cuộc sống đầy thử thách của một người con xa quê, đúng với cái tên Ở NƠI XỨ NGƯỜI.
Một điều rất ấn tượng là trong lúc anh tuyệt vọng nhất, anh đã viết lên những dòng suy nghĩ của mình về cảm giác trải qua cái lạnh băng tuyết lúc 2h sáng, liên hệ với câu chuyện “Cô bé bán diêm” và việc đội tuyển U23 Việt Nam đã viết lên câu chuyện lịch sử tại Thường Châu tuyết trắng.
Phải chăng một khi bạn đã hiểu rằng việc có tránh được cái định mệnh đương nhiên dành cho mình hay không chẳng quan trọng, mà quan trọng là cách bạn trân quý những ước mơ, những khoảnh khắc thực sự đáng sống như thế nào.
Cô bé chưa bao giờ cố gắng làm ấm bản thân với những que diêm nhỏ bé ấy cả, cô chỉ dùng những que diêm để thắp sáng lên những khoảnh khắc tuyệt vời mà ở đó cô thực sự được sống.
Cũng giống như trận đấu kì tích của các cầu thủ U23 vào năm ngoái, chúng ta đã nhận ra rằng dù những chàng trai ấy có rất nhiều khả năng bị thua, nhưng họ sẽ chơi một trận đấu thật đẹp. Quả bóng bỗng chốc thật giống như những que diêm nhỏ, và trận đấu là màn đêm. Mỗi lần đội nhà sút, mỗi cơ hội được kiến tạo cũng giống như một que diêm nhỏ được thắp sáng trong đêm tối. Quả thật là một chi tiết đắt giá nhất cuốn sách và đọng lại nhiều suy ngẫm cho bạn đọc! 😎
Bên cạnh đó, bài viết “Học gì qua 4 năm định cư ở Canada” của chị Scarlet cũng là câu chuyện mình thích nhất trong cuốn sách này. Đó là hành trình từ một cô bé không biết một chữ Tiếng Anh nào qua Canada với bố mẹ rồi trở thành người con gái đầu tiên được nhận vào kỳ thực tập sinh ở Hootsuite – một công ty phần mềm chuyên quản lý nội dung có hơn 15 văn phòng trên toàn cầu (tại thời điểm đó) – khi mới chỉ 16 tuổi.
Chị đã làm thế nào để có thể đạt được thành công đó ư? Hãy mua sách và đọc nhé, mình sẽ không spoil đâu hehe :v Mình thấy câu chuyện này cũng giống với việc bạn là một đứa học sinh tỉnh lẻ mù Tiếng Anh, nói không ai hiểu nhưng sau bao lần thất bại, bạn đã giành được học bổng vậy. Nothing is impossible, right? 😇
Khép lại chương II, mình chỉ mong những câu chuyện tuyệt vời này đến được với nhiều bạn trẻ hơn, bởi mỗi trải nghiệm trong này đều đáng giá, đậm chất hiện thực nhưng không bi quan mà lại còn truyền cho ta năng lượng siêu tích cực nữa chứ. Mình đã đọc đi đọc lại chương II này đến hơn chục lần đó các bạn ơi!!!!
3️⃣ ĐI ĐỂ TRỞ VỀ
Bây giờ, các bạn đã đến gần cuối chặng đường du học rồi nhỉ. Đối với nhiều du học sinh, không dễ để đưa ra câu trả lời cho câu hỏi: Du học xong thì Ở hay Về. Trong Phần 3 - Đi để trở về? - Spiderum không đưa ra cho bạn một công thức để có thể lựa chọn chính xác. Trái lại, đây sẽ là tập hợp rất nhiều quan điểm trái chiều từ chính những người trong cuộc để giúp bạn có một cái nhìn khách quan và toàn diện nhất.
Hơn nữa trong chương III này, tác giả The Merc sẽ mách bạn bí quyết để có trải nghiệm quốc tế như du học sinh đó.
Thông thường, mục đích của việc đi du học được tóm gọn trong 3 điều:
• Mở mang kiến thức, có thêm góc nhìn về thế giới bên ngoài.
• Làm quen với môi trường làm việc quốc tế.
• Đi làm lương cao
Nếu không có điều kiện đi du học, vậy có cách nào để cạnh tranh "sòng phẳng" với tất cả những du học sunh ưu tú ngoài kia trên thị trường làm việc không nhỉ? Có chứ sao không, mình sẽ tóm tắt ý chính của tác gỉa nhé:
• Hiểu được ngôn ngữ ở dưới các góc độ khác nhau, chứ không chỉ đơn thuần là một công cụ giao tiếp.
• Có khả năng nắm bắt và thích nghi văn hóa tốt.
• Luôn cập nhật những xu thế mới về công nghệ, nhất là những công cụ liên quan đến việc trao đổi, giao tiếp và kiểm soát công việc như: Skype, Web Meeting, Amazon Mail Service, Slack, Dropbox, AWS, Teamwork, Asana, vvv
• "Hòa nhập chứ không hòa tan". Nghĩa là bạn sẽ hội nhập thế giới với chính bản sắc của mình để rồi tự hào nói "I am Vietnamese" chứ không từ bỏ gốc rễ về văn hóa, quê hương của mình. Không tự ti mà cũng chẳng tự tôn thái quá nhé.
"Vì chúng ta dù có trở thành công dân gì hay chăng nữa, thì gốc gác vẫn là Việt Nam mà thôi" - Dũng Nguyễn
4️⃣ TỔNG KẾT
Khi đọc cuốn “Du Học Ký: Vạn Dặm Có Chi?” bạn sẽ thấy đây giống như một cuộc phiêu lưu đến những chân trời mới vậy. Cuộc phiêu lưu này sẽ đưa bạn chu du qua các nền văn hóa khác nhau, qua các góc nhìn đa dạng của nhóm tác giả. Cuộc phiêu lưu này mang những cung bậc cảm xúc khác nhau khi bạn cảm nhận như được cùng các tác giả sống lại kỉ niệm buồn vui trong thời gian sống nơi xứ người hay sự hạnh phúc lâng lâng khi họ đạt được ước mơ của mình.
Đặc biệt, quyển sách này sẽ tiếp thêm động lực cho bạn trên con đường chinh phục học bổng của mình. Biết đâu có khi năm nay đọc cuốn sách này rồi năm sau xách vali lên đường chinh phục lý tưởng của mình rồi ý chứ :D Cứ cố gắng nhé, ông trời sẽ không phụ sự cố gắng của mình đâu ;)
Mình đọc quyển sách này chỉ trong vòng 2 ngày thì các bạn cũng biết nó hấp dẫn và lôi cuốn như thế nào rồi đấy. Vậy còn chần chừ gì nữa? Hãy đặt sách ngay thôi nào :D
À, bên Spiderum sẽ có giveaway sách cho Schofans nhà mình đấy. Mọi người hãy:
- Like/follow page và share bài post này trang cá nhân ở chế độ Công khai.
- Comment một số yêu thích từ 1-100 và lời nhận xét về bài review này. Vì là bài review sách đầu tiên của page nên đang còn nhiều sai sót, mong cả nhà mình hãy góp ý nhiệt tình, gạch đá gì xin nhận hết nhé 🤣
Giveaway sẽ kéo dài 1 tuần lận, tức đến 21h ngày 25/07 mới hết nha. Đừng quên tag thật nhiều bạn bè nữa nha. Kết quả sẽ được công bố vào Chru Nhật tuần sau nhé mọi người. Good luck ;)
Nếu bạn nào không trúng giveaway thì cũng có thể đặt mua sách tại: http://duhocky.spiderum.com/ hoặc ra hệ thống nhà sách như Fahasa, Nhã Nam, Cá chép... đều có hết nhé.
Chúc cả nhà một tối thứ 5 vui vẻ! Have fun ✌️
❤ Like và share nếu các em thấy thông tin có ích nhé ❤
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
curly braces 在 91 敏捷開發之路 Facebook 八卦
「寫程式不要用波動拳,不然後面接手的會給你一記昇龍拳」
#波動拳 #重構 #BlockDepth
有的時候看到這種東西,真的很想給它一記「昇龍拳」
SourceMonitor 也可以幫你掃出程式碼中的 max 跟 average block depth 唷。
請見:http://www.campwoodsw.com/sourcemonitor.html
支援下列品質指標分析:
※ number of statements
※ methods per class
※ calls per method
※ statements per method
※ average and maximum complexity
※ average and maximum block depth (number of levels of indentation/curly braces)
curly braces 在 Bracket - Wikipedia 的相關結果
A related convention is that when parentheses have two levels of nesting, curly brackets (braces) are the outermost pair. Following this ... ... <看更多>
curly braces 在 curly brace 中文 - 查查在線詞典 的相關結果
curly brace 中文:[網絡] 花括號;大括號…,點擊查查權威綫上辭典詳細解釋curly brace的中文翻譯,curly brace的發音,音標,用法和例句等。 ... <看更多>
curly braces 在 "Curly brace" 和"Brace" 的差別在哪裡? | HiNative 的相關結果
Curly brace 的同義字you mean... { and [ ?|they're brackets not braces. {this} is curly. the other can be called [square] brackets. ... <看更多>