#career_in_spotlight #2k2_nulocareer
nghề phóng viên điều tra:
trong vid có hết chia sẻ oy nên dì ko cần viết gì nữa :D
https://www.youtube.com/watch?v=jS1z42HZDk4
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過62萬的網紅Bryan Wee,也在其Youtube影片中提到,...
「career_in_spotlight」的推薦目錄:
- 關於career_in_spotlight 在 Bà Dì Nulo Facebook
- 關於career_in_spotlight 在 Bà Dì Nulo Facebook
- 關於career_in_spotlight 在 Bà Dì Nulo Facebook
- 關於career_in_spotlight 在 Bryan Wee Youtube
- 關於career_in_spotlight 在 Travel Thirsty Youtube
- 關於career_in_spotlight 在 スキマスイッチ - 「全力少年」Music Video : SUKIMASWITCH / ZENRYOKU SHOUNEN Music Video Youtube
- 關於career_in_spotlight 在 Career Spotlight: Software Engineer - YouTube 的評價
career_in_spotlight 在 Bà Dì Nulo Facebook 八卦
#career_in_spotlight #2k3_nulocareer
làm trong nhà nước là làm gì, môi trường nhà nước vốn được đồn đại là siêu ổn định đến mức ỳ ạch- năm 2021 khác với những năm đầu 2000 thế nào?
này dì phải nhờ anh Nghiêm Thanh Sơn- Cố vấn Cao cấp Giám đốc Điều hành IMF Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước với gần 25 năm kinh nghiệm giải ngố nè.
.
.
Làm việc tại cơ quan Nhà nước: Nơi kiến tạo “luật chơi”
Bạn có muốn là người tạo lập cuộc chơi?
Khi còn theo học tại Đại học Ngoại thương, tôi đặc biệt yêu thích các môn học liên quan đến vấn đề về tỷ giá, cán cân thanh toán, lãi suất,… Thời điểm ra trường lại đúng dịp Ngân hàng Nhà nước tuyển dụng rộng rãi. Vì biết làm việc ở đây sẽ được vận dụng những kiến thức thu nhận từ giảng đường với các môn học mà mình yêu thích nên tôi quyết định thi tuyển. Tôi trúng tuyển và đã trải qua gần 24 năm cống hiến ở nhiều vị trí trong cơ quan này.
Nói một cách nôm na, công việc ở khu vực công dành cho những người tạo lập “luật chơi” (rule-makers): xây dựng chính sách, xác lập các khuôn khổ thị trường mà tất cả các doanh nghiệp nói riêng hay toàn xã hội nói chung phải tuân theo. Ví dụ, làm việc tại Ngân hàng Nhà nước, bạn sẽ tham gia vào quá trình xây dựng khuôn khổ pháp lý, ban hành chính sách liên quan đến tiền tệ và hoạt động ngân hàng như chính sách tỷ giá, lãi suất, các quy định đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng,...
Bên cạnh đó, bạn có cơ hội học tập nâng cao kiến thức cả trong và ngoài nước, hợp tác với các tổ chức quốc tế và đồng nghiệp ở các cơ quan quản lý nước ngoài để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực mình quản lý, cập nhật những phát triển mới, xu hướng mới có liên quan.
Cần chủ động và không ngừng học hỏi
Không ít người cho rằng, làm Nhà nước thì sức ì lớn, quanh năm suốt tháng làm đi làm lại từng đó việc. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra nếu bản thân bạn không chủ động tìm cách vượt qua “cái bẫy an toàn” đó.
Các cơ quan Nhà nước ban hành chính sách để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Xã hội luôn vận động từng giờ, từng phút, một chính sách có thể phù hợp tại thời điểm này, nhưng 1 - 2 năm nữa, chính sách đó bộc lộ những lỗ hổng phải giải quyết, nhất là trong bối cảnh công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay.
Vậy bạn - với tư cách là một rule-maker - bạn nghĩ mình có thể “nằm lì” một chỗ?
Trái lại, bạn cần không ngừng nghiên cứu và chủ động thay đổi: vừa quan sát các biến chuyển của cuộc sống, xã hội trong nước, vừa nhìn ra nước ngoài để học hỏi. Nếu các quốc gia phát triển khác đã có khuôn khổ pháp lý chặt chẽ, cần ngay lập tức đặt câu hỏi tại sao Việt Nam lại chưa có? Và giải quyết vấn đề này ra sao? Hơn ai hết, người làm quản lý công trong các cơ quan Nhà nước phải nhìn ra xu hướng phát triển, có tầm nhìn xa, chủ động nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và kết hợp thực trạng Việt Nam đề đề xuất giải pháp thực tiễn.
Vui - buồn chuyện làm Nhà nước
Trong các chuyến công tác, niềm vui và tự hào của chúng tôi là thấy lá cờ tổ quốc Việt Nam nho nhỏ đặt trên bàn làm việc. Tôi vẫn nhớ kỷ niệm khi được mời tham gia nhóm đặc trách của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) xây dựng “Báo cáo khuyến nghị thúc đẩy phổ cập tài chính trên toàn cầu”.
Việt Nam là nước duy nhất không thuộc Nhóm G20 được mời và được WB tài trợ toàn bộ chi phí tham gia cùng các nước G20. Do nhóm đặc trách này nhóm họp ở nhiều quốc gia trên thế giới nên lá cờ Việt Nam và logo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện diện ở nhiều nơi.
Quá trình làm việc tại nước ngoài như vậy đem lại nhiều niềm vui, cùng với đó là lòng tự hào dân tộc. Ra thế giới để biết được rằng: Việt Nam không hề thua kém, chúng ta cũng có nhiều thành tựu được đánh giá cao. Từ đó, chúng tôi có thêm nhiều động lực để làm tốt hơn nữa.
Nói chuyện vui cũng phải kể đến chuyện buồn.
Đôi khi, có những đề xuất mình nghiên cứu rất kỹ lưỡng nhưng không được cấp trên phê duyệt. Đương nhiên sẽ có tiếc nuối với công sức và tâm huyết đã bỏ ra, nhưng chúng ta cần chấp nhận một điều: Những đề xuất không chỉ phụ thuộc vào sự phát triển của xã hội, vào thời điểm nhất định, mà còn vào cả tư duy quản lý của lãnh đạo cấp trên khi họ cho rằng đề xuất đó không phù hợp.
Lời kết
Không có con đường nào phù hợp với tất cả mọi người, làm Nhà nước cũng vậy. Dù lựa chọn của bạn là gì, sự đam mê, năng động, ham học hỏi vẫn luôn là chìa khoá tới thành công.
Trước khi so sánh làm doanh nghiệp tư nhân hay làm Nhà nước lợi hơn, bạn hãy dành thời gian tự hỏi bản thân: “Mục tiêu lớn nhất của mình là gì?”. Bạn sẽ không thể thành công nếu không có một mục tiêu rõ ràng. Và trên con đường khám phá ấy, cần liên tục học hỏi từ nhiều nguồn sách vở, đặc biệt từ những người có kinh nghiệm đi trước.
Sau cùng, nếu bạn luôn khao khát cống hiến cho đất nước, muốn là người tạo lập cuộc chơi, yêu thích nghiên cứu chính sách, luật lệ, lựa chọn các cơ quan Nhà nước có lẽ là vị trí dành cho bạn. Chúc bạn tự tin và kiên định với con đường mình chọn!
.
.
.
(còn tiếp)
*bản quyền được bảo lưu vui lòng không sao chép nội dung này khi chưa được sự đồng ý qua văn bản
Để tìm hiểu hết những sự vạn biến và bất biến trong nghề làm game của tác giả Thanh Sơn và hơn 22 chuyện nghề khác , các cháu có thể đặt mua full ấn phẩm dày cộm 212 trang in màu “Người Trong Nghề Kinh tế” của Spiderum tại xốp pi: https://shp.ee/uuy8six
dì xin được code độc quyền SPIDNULO để giảm thêm 12% tối đa 50k đơn 85k nữa luôn cho nhẹ ví
cách dùng mã độc quyền: vào ví voucher tại đây https://shp.ee/xsugxnq -> “nhập mã voucher” -> nhập SPIDNULO -> lưu mã và dùng khi thanh toán
career_in_spotlight 在 Bà Dì Nulo Facebook 八卦
#career_in_spotlight #2k2_nulocareer #nulo_scent
Nghề Perfume Artist, cơ hội chạm mọi cung bậc xúc cảm nhưng cũng tận cùng cold đơn
Nhà văn thì sáng tác văn thơ, hoạ sĩ thì vẽ tranh, nhạc công thì chơi nhạc cụ, ca sĩ thì hát... Còn đối với việc làm nghệ nhân về mùi hương thì các cháu sẽ có khả năng kể câu chuyện cá nhân của một người bằng hương thơm. Đây là công việc liên quan đến khứu giác và mùi hương, đem cái đẹp của mùi hương đến với cuộc sống bằng kiến thức học được.
Học ở đâu?
Trên thế giới rất ít nơi đào tạo về mùi hương. Ở Việt Nam thì tới nay vẫn chưa có nơi nào dạy. Ở Pháp có 1 trường đại học về mùi hương ISIPCA, nhưng mỗi năm ngành nước hoa chỉ nhận 10 chỉ tiêu học viên, hầu như không có học bổng và đào tạo ra để làm cho người ta luôn.
Con đường thứ 2 là đi tầm sư học đạo- tìm 1 perfumer nhận học viên để theo học. Và làm perfumer không chỉ làm nước hoa thơm tho fancy mà còn làm hương cho nước rửa chén, dầu xả, bánh kẹo,...
Yêu cầu chuẩn bị:
Đây là ngành học niche (hiếm) nên sẽ không dành cho người nghèo khổ.
Xác định từ sớm và phải có 1 khoảng thời gian tích lũy lượng tài chính khổng lồ để theo đuổi. Phải có tiền, nhiều tiền mới theo được vì chi phí học tập, thực hành rất cao, coi như bán 1 căn nhà hẻm hoặc 4 miếng đất là tự tin theo được. Dì nói xác định từ sớm là bao gồm luôn việc học ngôn ngữ ở quốc gia chọn đi du học nha: Pháp, Nhật, Trung, Tiếng Anh cực tốt để research,...
Vì nó cực ít người theo nên các cháu sẽ thấy rất đơn độc, lẻ loi trên hành trình học tập. Nếu dân kinh tế có hàng nghìn cộng đồng để trao đổi, giúp đỡ nhau học thì ngành này chỉ có một mình cháu với giảng viên thôi, may mắn lắm mới tìm được 1-2 người bầu bạn trên các diễn đàn nước hoa.
Lộ trình phát triển
Dân chính chuyên là 3 năm đầu là đi học: 1000 nguyên liệu, 100 nước hoa classic học và nhớ. Sau năm 3 là thực hành chế tác, đi thực tập,... Sau khi học xong có thể làm việc tại các nhà hương nước ngoài tại VN như là Givaudan, IFF, Mane,Robertet hoặc tại các công ty mỹ phẩm phòng ban R&D hương liệu.
Muốn học nhanh có nhanh, muốn học chậm có chậm. Nếu muốn tạo hương nhanh cho mục đích thương mại thì chỉ cần vài khóa ngắn là xong rồi, google cái là ra, làm nước hoa ra bán cho khách hàng có nhu cầu đơn giản thích nước hoa thơm lâu chẳng hạn. Nếu muốn đắm mình sâu hơn vào thế giới mùi hương thì theo học 3-4 năm, đơn thương độc mã, và chậm rãi ra nghề, có được khả năng tạo ảnh hưởng cho cộng đồng nhờ những trải nghiệm, kiến thức có được.
Quan trọng phải hiếu cái mình muốn, hiểu cái người ta cần mà chọn hình thức học phù hợp.
Đặc thù ngành:
Ngành này là 50% nghệ thuật, 50% khoa học. Có cảm hứng không có kỹ năng thì không tạo ra sp được, làm ra sản phẩm được nhưng không có khả năng chạm đến trái tim, rung cảm người khác được thì chả khác gì tạo 1 hợp chất thơm vô tri thôi. Nói nó là khoa học vì đòi hỏi khả năng đo lường, canh chỉnh, phân tích tỉ lệ thành phần hương trong hỗn hợp.
Khái niệm trở thành một nhà điều chế mùi hương (perfumer) còn mới mẻ ở nước ta lắm, và thậm chí nghe có vẻ rất xa vời. Trái ngược với nhiều tưởng tượng rằng đây là một công việc… thi vị và ngập tràn cảm hứng, điều hương là một công việc có thể trở nên rất chán trong mắt nhiều người. Người hành nghề sẽ phải ngồi siêu nhiều giờ mỗi ngày để nghiên cứu và hiểu nguyên liệu, thử đi thử lại công thức với các tỉ lệ khác nhau đến khi đạt được sự cân bằng cần thiết. Kinh nghiệm là người thầy lớn nhất bên cạnh những kiến thức sách vở. Có những bản hương thử đến phiên bản vài trăm là chuyện rất bình thường nha. Thành ra đây là 1 ngành không dành cho người có cột sống kém, người thích bay nhảy 5 châu không thích ngồi lâu sáng đêm trong lab. Ngược lại, nếu các cháu yêu việc nghiên cứu và "giải đố", thì việc điều hương sẽ rất tuyệt vời. Công việc ngồi vào bàn hương cũng giống như lúc chạy bộ vậy, chỉ mình với mình mà thôi. Và mỗi ngày tốt hơn mình hôm qua một chút đã là thành công lớn rồi.
Yêu cầu cho nghề này:
Resilience- tính vực dậy khi khó khăn. Đi học là một hành trình gian nan, đơn độc vì ngôn ngữ, khí hậu. Sẽ có những lúc các cháu thấy nản kinh khủng, muốn bỏ, muốn trở về. Sẽ có vô số lúc làm lại hết mẫu do nhỏ sai 1 giọt hương mà nguyên liệu thì toàn đắt tiền.
Talent: một phần đòi hỏi chiếc mũi tinh tế di truyền và một bộ não nhạy cảm cuồng si mùi hương. Nếu bảo vật của 1 người ca sĩ là thanh quản, họa sĩ là đôi mắt, nhạc công piano là bàn tay, thì với 1 nghệ nhân mùi hương đó là chiếc mũi
Curiosity: một người thích tìm câu trả lời từ tính tò mò với 1 vấn đề. Các cháu có thể sẽ lắng nghe câu chuyện của người khác, tìm ra những note hương phù hợp không chỉ với khách mà còn với người xung quanh, tất nhiên, qua rất nhiều giờ đắm mình trong lab để tạo nhiều mẫu thử, khách không ưng thì sẵn sàng làm lại. Có thể sẽ nghe những vấn đề về tâm lý sức khỏe, để có thể đưa ra liệu trình điều trị bằng mùi hương phù hợp nếu học kiêm thêm aromatherapy.
Cuộc sống của 1 nghệ sĩ nước hoa thế nào?
Với những người làm công việc điều chế mùi hương, sự nhạy cảm về mùi cực kỳ quan trọng. Việc giữ sức khoẻ và bảo vệ chiếc mũi là điều tiên quyết để bảo đảm công việc ngửi với tần suất cao. Các thói quen giữ sức khoẻ hô hấp như súc họng sát khuẩn, rửa mũi, hạn chế tối đa tiếp xúc khói bụi… là việc luôn cần làm. Vì với nghề này, căn bệnh đáng sợ nhất nhiều khi lại chính là… cảm cúm. Lúc đó khứu giác lẫn vị giác đều bị ảnh hưởng rất nhiều.
Bên cạnh đó, quá trình tự luyện tập, training cũng là một trong những điều bắt buộc phải làm mỗi ngày. PA họ thường dành thời gian đầu buổi sáng, khi khứu giác ở trạng thái tinh anh nhất sau một đêm nghỉ ngơi, để luyện ngửi nguyên liệu. Thông thường một danh sách các nguyên liệu học ngửi và nhớ mùi sẽ được lên thời khoá biểu mỗi ngày. Trên mỗi smelling strip sẽ được đánh số thứ tự các mùi hương, và một buổi luyện ngửi chỉ thành công khi cuối buổi số lượng nguyên liệu ngửi đúng phải trên 90%.
Trái với suy nghĩ của nhiều người rằng chắc hẳn perfume artist sẽ nồng nặc nước hoa 24/7, sự thực, hầu hết thời gian, đặc biệt khi làm việc, phần nhiều sẽ không sử dụng nước hoa. Không gian làm việc xung quanh cũng được giữ càng sạch mùi càng tốt. Vì trong quá trình làm việc sẽ phải ngửi, đánh giá, điều chỉnh hương rất nhiều nên khứu giác cần được tập trung tuyệt đối. Các mùi hương từ nước hoa bản thân hay khuếch tán trong không gian đều có thể tạo ra những "cản trở" trong việc làm và chỉnh hương. Việc "go-unscented" khi ra ngoài phố, gần với thiên nhiên cũng khiến khứu giác phân tích mùi và cảm nhận được chính xác hơn. Vậy nên thật ra phần nhiều sẽ luôn thích…ngửi nước hoa hơn là mặc nước hoa vì đặc trưng nghề nghiệp, chỉ mặc nước hoa trong những dịp đặc biệt thôi.
Túm lại là dì làm bài này để các cháu biết là có nghề như vậy trong xã hội nha, phải dào không ngủ mùng mới học được chứ dì không vẽ ước mơ dệt mộng khơi khơi.
Rất cảm ơn Rei Nguyễn vì buổi trò chuyện thân tình sau cách ly xã hội (chị là nghệ sĩ nước hoa Việt đầu tiên có triển lãm mùi hương tại Nhật nha, sương sương vậy thôi)
Info: instagram.com/iamreinguyen
career_in_spotlight 在 Career Spotlight: Software Engineer - YouTube 的八卦
Career Spotlight : Software Engineer ... In 2013, Jessica Mong arrived in the Bay Area with $100 in her pocket and a desire to enter the field of ... ... <看更多>