[Chia sẻ]
‘PERSONAL STATEMENT’ 🤗
– LÁ THƯ TỰ GIỚI THIỆU CỦA BẠN TIN NHÁI
Tin Nhái nhà mình đang theo học năm hai, hệ thống IB (International Baccalaureate – Tú tài Quốc tế) tại Anh. Hệ thống này, theo mình biết được áp dụng khá phổ biến tại nhiều trường quốc tế, và học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học theo hệ thống này sẽ được dựa trên kết quả học tập để đăng ký vào nhiều trường đại học trên thế giới chứ không chỉ tại Anh. Với quy định là mỗi học sinh sẽ được nhà trường cấp cho một kết quả học tập dự kiến với điểm số tổng của các môn các bạn chọn tùy theo ngành học (theo hệ thống IB, mỗi học sinh sẽ tự chọn 6 môn học, với hai mức: cơ bản và nâng cao). Tổng điểm dự kiến này được trường đưa ra dựa trên thực lực của mỗi bạn.
Sau đó, mỗi học sinh sẽ phải tự soạn một ‘Personal Statement’ – một dạng thư tự giới thiệu, để diễn đạt vì sao mình mong muốn vào trường đại học này. Một học sinh tại Anh thông thường được chọn năm trường đại học, tương tự kiểu ‘Nguyện vọng 1, Nguyện vọng 2… của bên mình). Sau khi các trường đại học ấy nhận được các Personal Statement này, trong vòng vài tuần tiếp theo, các trường hợp nào được các trường quan tâm, các trường sẽ gửi thư lại. Có trường hợp thì thông báo nhận luôn (dĩ nhiên là với điều kiện cuối năm kết quả thực tế phải đạt hòm hòm với kết quả dự kiến); có trường yêu cầu thực hiện phỏng vấn.
Với trường hợp cụ thể của Tin, trong năm trường đã gửi Personal Statement đi, Tin được thông báo nhận thẳng vào một trường. Trường thứ hai, sau khi qua phỏng vấn, cũng được thông báo là nhận luôn. Duy có trường hợp làm Tin căng thẳng nhất, là cụm đại học Oxford, trường hẹn lên lưu lại trường trong vòng ba ngày để dự hai cuộc phỏng vấn và thi đàn cho đầu vào hai trường đại học thành viên trong cụm trường này. (À, để mình giải thích thêm về khái niệm Đại học Oxford. Oxford không phải là một trường đại học duy nhất, mà là một quần thể, gồm 39 trường đại học thành viên (tính cho tới năm nay), quây quần cùng nhau trên địa bàn trung tâm thành phố Oxford, tạo nên một thương hiệu Oxford University nhiều năm qua đào tạo ra nhiều nguyên thủ quốc gia của nhiều nước trên thế giới đó. Các đại học thành viên được gọi là các College, chứ ở Anh, College không mang nghĩa là trường Cao đẳng như ở Mỹ).
Tin Nhái nhà mình không nằm trong nhóm học sinh xuất sắc nhất của trường. Tuy vậy, việc nhờ một Personal Statement mà được nhiều trường tiếp nhận một cách nhiệt tình như vậy, nhìn theo một cách nào đó, vẫn chứng minh rằng cái Personal Statement này tương đối hiệu quả. Mình nằn nì mãi, cậu chàng mới chuyển cái Personal Statement của cậu sang cho mình xem. Mà còn mắc cỡ, nói con gửi đi hết rồi con mới gửi mẹ coi, coi như tham khảo thôi đó, chứ không phải xin ý kiến hay nhờ mẹ ‘chỉ điểm’ gì đâu, nha… 🙂
….
… Choy oy, ta nói, mình coi xong…, rụng nước mắt hết mấy chỗ, haha. Hèn chi mà ảnh hỏng ‘lụm tim’ mấy thành viên ban tuyển chọn hà!
Sáng nay Tin báo, con cũng đã qua xong nốt hai cuộc phỏng vấn tại đây rồi. Mình nói, những gì tốt đẹp nhất con đã cố gắng hết sức, và đã thể hiện được. Còn lại, mình để tùy duyên đi con.
Mình đợi con xong phần phỏng vấn rồi mới nói với Tin, cho phép mẹ chia sẻ với bạn đọc trang mẹ, về những kinh nghiệm của con khi viết Personal Statement để có được ấn tượng tốt đẹp nơi các trường, nha. Và mẹ sẽ muốn chia sẻ ngay giai đoạn này, khi hai cuộc phỏng vấn vào Oxford còn chưa có kết quả, để ý nghĩa của sự chia sẻ này nằm đúng vào tính hiệu quả của Personal Statement mà thôi. Sẽ có không ít các bạn cũng đang học IB hoặc tương tự muốn tham khảo dạng thông tin này, các bạn sẽ đỡ lúng túng hơn. Tin đồng ý.
Theo đó, Tin nói, Việt Nam mình tuy giáo trình dạy Văn nhiều chỗ cũng còn bất cập, tuy vậy, tinh thần chung: thể hiện được cảm xúc của mình vào các bài viết - là một điều con cho rằng rất hay nha mẹ. Các bạn con từ các nước tiên tiến hơn mình tới, các bạn viết Personal Statement đều rất tốt, rất chuẩn, nhưng nhiều bạn viết đọc ra trong đó thấy hơi khô khan, không ‘nhìn’ ra được đam mê của các bạn, cũng ít nhìn ra được ‘nét riêng’. Vậy, mình đoán, chính cái ‘nét riêng’ này sẽ thu hút sự chú ý của những nhà tuyển chọn, vốn phải đọc hàng trăm thư tự giới thiệu gửi về.
Tiếp theo, cần phải xác định: cảm xúc chỉ là chất dẫn, còn trong phần nội dung chính, ta vẫn phải có sự phân tích đủ sâu vấn đề mà mình quan tâm, được thể hiện theo quan điểm riêng của mình, dưới góc nhìn riêng của bản thân.
Cái kết cũng là phần không kém quan trọng, khi chốt lại vấn đề, mà vẫn thổi vào đó một chút cảm xúc. Ở đây, Tin cũng đã dùng một loại thủ pháp mẹ Tin cũng rất thích dùng… Đó là câu kết lặp lại chính cái ý mình dùng để mở đầu bài. Như vậy sẽ tạo được một dạng ‘điểm nhấn’ nhẹ nhàng, xóa mờ đi cảm giác ‘quá học thuật’ mà phần nội dung đã bắt buộc phải chuyển tải.
Để mọi người dễ tham khảo, mình xin trích đăng nguyên văn phần Personal Statement của Tin dưới đây bằng tiếng Anh nhé. Mình chuyển ngữ phần đầu và hai phần cuối, được gắn luôn vào dưới mỗi đoạn gốc. Riêng đoạn giữa quá tập trung vào chuyên môn phân tích âm nhạc cổ điển, xin phép không cần dịch phần này.
Hy vọng rằng Personal Statement này cung cấp được vài khái niệm về ‘nét riêng’ trong thể hiện, để giúp thêm cho nhiều bạn trẻ khác, trong bước đường tiếp tục con đường học tập của mình, nhé!
(12.12.2019 – QH)
---
[Personal Statement – Toai Nguyen]
[Thư tự giới thiệu vào trường đại học - Ứng viên Toai Nguyen]
At the age of 4, I vaguely remember the first time touching an enormous object that my mum called a Pi-a-no. Since then, music has become inextricably linked to my life. In the first week staying in the UK, without access to my school's piano, homesickness would have been extremely difficult to manage. Hence, the first reason why I am particularly interested in this course: Music helps me to release all of the psychological pressures and apprehensions that I have got.
(Năm lên bốn tuổi, tôi mơ hồ nhớ cảm giác được chạm tay lần đầu tiên vào một vật thể to đùng mà mẹ tôi gọi là “đàn Pi-a-no”. Kể từ ngày ấy, âm nhạc đã gắn liền với tôi như hai người bạn tri kỷ. Trong tuần lễ đầu tiên xa nhà đi học tại nước Anh, nếu không có cây piano tại trường, có lẽ nỗi nhớ nhà đã trở nên khó mà chịu nổi. Và đó cũng chính là lý do đầu tiên vì sao tôi đặc biệt quan tâm tới chuyên ngành này: Âm nhạc giúp tôi giải tỏa toàn bộ những căng thẳng và lo lắng tích tụ trong tôi).
In times of pressure, I found Chopin's Waltz op. 64 no.2 my perpetual favourite. Generally, I am interested in the piece's tempo indication: tempo giusto, which is fully contradicting; although the musicians may choose the tempo they prefer, following it strictly is a must. I wish to move towards strong analytical understandings of the piece (e.g. comparing features of the chromatic phrases on bar 13-16 and 45-48 respectively). Firstly, the second ascending chromatic phrase is faster than the first descending one, marked pìu mosso. Secondly, although both phrases diminuendo, their roles are quite distinct; the one on the first phrase combined with the cadential chords G#m6/4-D#7 emphasise the return of tempo I surprisingly when G#7 appears on bar 16 as a dominant of D#7, whereas the similar indication on the second one tends to push the piece, poco un poco rit, towards a peaceful ending, instead of preparing for another surprising event. Most importantly, the structures of these two phrases are relatively different; although the first one is properly chromatic, Chopin decided to duplicate all the notes (G#-G#-Fx-Fx-F#-F#...) in order to fulfill his progress of prolongation, whilst the second one is a non-continuous long phrase, where 2 shorter phrases (F#-G-G#-A and D#-E-E#-F#-Fx-G# respectively) are separately involved to resolve the piece at the high C#.
(Trong những lúc căng thẳng, bản Waltz op. 64 no.2 của nhà soạn nhạc Chopin là chọn lựa hàng đầu của tôi để nghe, để chơi, để giải tỏa).
(Tiếp theo là phần phân tích chuyên môn về tiết tấu, hòa âm, cấu trúc tác phẩm…)
I also love reading history and geography, and I sincerely believe that contextual knowledge (e.g. Polish Romanticism in Post-Duchy of Warsaw) and knowledge of the composer will facilitate my musical understanding. I have been asking some questions in terms of musical history, even though I do not formally study it at school. One of them, as someone raised in the non-Western world, was "Why are the most common musical indications in Italian, although German-speaking composers, such as W.A.Mozart and the 3Bs, are arguably more canonical?" In this case historical reading lead to the answer; the general influence of the Catholic church in the late Medieval and Renaissance periods is the starting point: For instance, thanks to Guido d'Arezzo, a Benedictine monk, the modern-day stave was created; early religious compositions like cantata, toccata and oratorio indubitably originated in Italy and spread throughout the West. The works of many important Italian instrumental makers in the Renaissance and Baroque periods acquired widespread fame, to say nothing of the material aspects such as the widespread adoption of Cristofori’s Fortepiano in the mid-18th century and the enduring reputation for quality of Italian instruments (such as the string instruments of Stradivari and Del Gesù). Hence, for a variety of reasons Italian musical culture came to be regarded as the standard, and Italian terminology was adopted widely. This is an elementary example of the questions about the relationships between the historical and cultural aspects of music, another reason why I chose to apply to the university's music degree.
(Tôi cũng thích đọc những tài liệu về lịch sử, địa lý và tin rằng những kiến thức về bối cảnh xã hội cũng như vị trí địa lý của một nền âm nhạc (chẳng hạn như “Âm nhạc Lãng mạn ở Ba Lan ở thời kỳ Hậu Công quốc Warszawa), thêm vào đó là sự hiểu biết về những nhà soạn nhạc nổi tiếng trên thế giới sẽ giúp việc học bộ môn Âm nhạc của tôi trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Mặc dù không được học bộ môn này một cách chính thức ở môi trường trung học, tôi đã từng đặt ra nhiều câu hỏi về lịch sử phát triển của Âm nhạc như một sở thích của bản thân; và một trong số đó, “Vì sao hầu hết những thuật ngữ Âm nhạc cổ điển được sử dụng rộng rãi nhất là tiếng Ý, trong khi những nhà soạn nhạc nói tiếng Đức (Ví dụ như Mozart và bộ 3B) thường được biết đến rộng rãi hơn?” Trong trường hợp này, tôi tin rằng việc đọc những tài liệu lịch sử và địa lý sẽ giúp tôi đưa ra câu trả lời chính xác nhất. Thứ nhất, chúng ta không thể phủ nhận rằng tầm ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo La Mã trên toàn cõi châu Âu trong thời kỳ Trung đại và Hậu kỳ Trung đại (Phục hưng) chính là yếu tố hàng đầu: Nhờ Guido D’arezzo, một giáo sĩ dòng Biển Đức sống vào thế kỷ 11, khuông nhạc (hiện đại) đã ra đời và dĩ nhiên trở thành một phần không thể thiếu trong môn Âm nhạc; một số tác phẩm mang tính chất thế tục tôn giáo như oratario, cantata và toccata bắt nguồn từ đất nước hình chiếc ủng (tức Italia) và được phổ biến rộng rãi ở phương Tây. Thứ hai, yếu tố làm nên sự khác biệt của Italia với các quốc gia khác đến từ những người sáng chế nhạc cụ: Xuyên suốt thời kỳ Phục hưng và Baroque, chúng ta không thể không kể đến sự phổ biến của cây đàn fortepiano được sáng tạo đầu tiên bởi Bartholomeo Cristorri di Francesco ở Italia vào thế kỷ XVIII, và đồng thời là sự trường tồn theo thời gian của những kiệt tác nhạc cụ bộ dây kinh điển được tạo ra bởi những nghệ nhân Stradivari và del Gesù. Nhìn chung, vì rất nhiều lý do mà Âm nhạc hàn lâm Italia được xem như là chuẩn mực của Âm nhạc Cổ điển (Đặc biệt là thời kỳ đầu), nên các thuật ngữ Âm nhạc cũng trở nên phổ biến theo. Đây là một ví dụ đơn giản của những câu hỏi về sự tương quan giữa các khía cạnh lịch sử và văn hóa của Âm nhạc, thêm một lý do nữa khiến tôi muốn chọn ngành học này.
I have had to carefully manage my time to study outside school and practise adequately, because the subject is not available in my school. Before arriving in the UK, I was managing the Secondary school's Music club; since being here, I have had the opportunity to perform several times a year including a graduation ceremony at Oxford Town Hall, as well as playing in the Community's programmes back in my home country during the Summer holidays. Wherever I go, the enormous object that I vaguely remember my mum called a "Pi-a-no" at the age of 4 will never be separated from me.
(Tôi đã phải xoay sở thời gian khá vất vả để vẫn theo học Âm nhạc bên ngoài cũng như luyện tập Âm nhạc được đường hoàng, bên cạnh đảm bảo học tốt các môn chính thống tại trường (vì môn Âm nhạc không có trong danh mục các môn học thuộc hệ thống IB ở trường tôi). Trước khi đến Anh, tôi từng có thời gian làm quản lý Câu lạc bộ Âm nhạc ở trường cấp 2; và tôi đã có cơ hội biểu diễn nhiều hơn khi đặt chân đến Vương quốc Anh – chẳng hạn như tại Lễ tốt nghiệp của khóa các anh chị năm trước vào năm ngoái, và tôi cũng biểu diễn trong một số chương trình tại quê nhà Việt Nam của tôi trong những ngày nghỉ hè. Dù ở nơi nào đi chăng nữa, cái vật thể to đùng mẹ tôi từng gọi là “đàn Pi-a-no” trong trí nhớ mơ hồ của tôi ở cái tuổi lên bốn năm nào sẽ không bao giờ tách rời khỏi cuộc đời tôi).
_****_
😊 Đi kiếm hình gắn vô bài viết này, ra mấy tấm hình cũ thấy thương quá... Hình đầu là những ngày đầu tiên ảnh mô tả "mơ hồ nhớ vật thể to đùng mà mẹ tôi gọi là 'Đàn Pi-a-no'" đó. Hình tiếp theo là đúng cái năm ảnh bắt đầu học nhạc, năm 4 tuổi. Hình 3... khỏi giải thích rồi. Bây giờ của ảnh và mẹ, toàn chụp màn hình lúc mẹ một đầu con một đầu thế giới không hà... 😊
同時也有93部Youtube影片,追蹤數超過68萬的網紅Da LAB Official,也在其Youtube影片中提到,CILU (Cuz I Luv U) - JGKiD x MPaKK (Official MV) Stream/Download "CILU (Cuz I Luv U) ": https://YYM.lnk.to/CILU Composer: JGKiD, MPaKK Music produce...
「c chords」的推薦目錄:
- 關於c chords 在 Quynh Huong Le Do Facebook
- 關於c chords 在 แอ๊ปเปิ้ล (Apple Show) Facebook
- 關於c chords 在 แอ๊ปเปิ้ล (Apple Show) Facebook
- 關於c chords 在 Da LAB Official Youtube
- 關於c chords 在 SuperAppleshow Youtube
- 關於c chords 在 Yokez 叶玉棂 Youtube
- 關於c chords 在 C Chord - Stage 3 Guitar Lesson - JustinGuitar [BC-132] 的評價
- 關於c chords 在 Music chords In The Key Of A, B, C, D, E, F, G Flat, Sharp, Minor 的評價
c chords 在 แอ๊ปเปิ้ล (Apple Show) Facebook 八卦
#ฝนตกไหม : THREE MAN DOWN #4คอร์ดมหัศจรรย์ ง่ายกว่านี้ไม่มีแล้ว!! C / Am / F / G / วนไป (มือใหม่ใช้ G7แทน Gจ้า) แชร์เลย!!
คลิปสอน https://youtu.be/5pmIQ7hSyFo
คลิปตัวอย่าง https://youtu.be/gOigdqBihD0
#AppleShow จัดให้ ฝากกดสับตะไคร้ใน youtube.com/superappleshow ด้วยนะ
#Is it raining?: @[1404218273126036:274:THREE MAN DOWN] #4 chords. It's not easier than this!! C / Am / F / G / repeatedly (newbie uses G7 instead of G). Share now!!
Tutorial clip https://youtu.be/5pmIQ7hSyFo
Trailer clip https://youtu.be/gOigdqBihD0
#AppleShow can do it. Please press Lemongrass in youtube.com/superappleshowTranslated
c chords 在 แอ๊ปเปิ้ล (Apple Show) Facebook 八卦
#3บทเพลงสุดคลาสสิค #ImYours #เบาเบา #คนมีเสน่ห์
ใช้เพียง4คอร์ด เล่นได้ตลอดท่อนฮุค C , Am , F , G มีเฮ ลองเล่นดูนะ #AppleShow จัดให้
ดูคลิปสอนเพิ่มเติม youtube.com/superappleshow
#3บทเพลงสุดคลาสสิค #ImYours #เบาเบา #คนมีเสน่ห์
USE ONLY 4 chords. You can play all the time. Hook C, am, f, g. Let's try to play. #Applesshow can do it for you.
Watch more tutorial clips youtube.com/superappleshowTranslated
c chords 在 Da LAB Official Youtube 的評價
CILU (Cuz I Luv U) - JGKiD x MPaKK (Official MV)
Stream/Download "CILU (Cuz I Luv U) ": https://YYM.lnk.to/CILU
Composer: JGKiD, MPaKK
Music producer: MPaKK
Recording studio: Da LAB Studio
Mix and master: Machiot, Emcee L
#CILU #JGKiD #MPaKK #DaLAB
Vocal for remix: shorturl.at/yIL02
Chords: AMaj7 - Bsus2 - G#min7 -C#min7
Các video remix, cover để link official MV kèm hashtag ở đầu trong phần mô tả nhé
Production house: Creative Nón LA
Executive producer: MPaKK
MPaKK’s mystery assistant: MeloG
Director: Tran Duy Duong
D.O.P/ Camera operator/ editor/ Colorist: Khoi Nguyen Vu
Assistant director: Le Ngoc Hung
Project assistant: Hieu Nguyen aka Bo cua Banh Bao
Focus puller: Hoang ND
Dancer: Linh An, Tama, Phuong Gia Dinh, Duong Jenny, Tumi Chiu, Tho, Hiu, Phuong KD
Cameos: MC Bui Duc Bao, Linhcee, Hoang Du Ka, An Meo, Tung Del, Phuong Anh, Hang Min
Photographer: NAM NEO
Lighting & Equipment: Cine hanoi
Set design: Yeu Doi Team, Dang Rau, Tiep Beo
Stylist: Minh Nguyen
Makeup: Thuy Duong
Hair stylist: Hieu Doan
BTS: Hung Le
Extra: _dnaga, Lê Đình Duy, Lemleiz, Lig Bymm. Chumai, du hoc sinh Chùa Láng, bui thi nhat hong, Nam Neo, HuyK, Khánh @nghexem, Bùi Minh Anh, Quanhskinny, Tao, Hana, Yanagi, ngthhoa11, Ben Nicolas, KANG KIM, Thu Hý, Min, Stella
Special thanks to our Media Partners:
- Mood Entertainment
- đài phát thanh
Special thanks to our supporters:
- Leuleu Accessorize
- Today hair salon
- Charlott shop
Special thanks to our Sponsor: BITI’S HUNTER
For more, visit:
Spotify: https://open.spotify.com/artist/6zUWZmyi5MLOEynQ5wCI5f
iTunes: https://music.apple.com/us/artist/da-lab/1377214281
Youtube: http://www.youtube.com/c/DaLABOfficial
/facebook:
Da LAB: https://www.facebook.com/RapInDaLAB/
Tử Tế Show: https://www.facebook.com/Tuteshow1/
© 2020 Da LAB
c chords 在 SuperAppleshow Youtube 的評價
คลิปสอนกีต้าร์คลิปแรกในชีวิต...4 chords ตลอดทั้งเพลง (Em/C/G/D) พร้อมวิธีการดีดที่ง่ายและเพราะได้อีก อยากเล่นเป็นukulele ใช้ชุดคอร์ดเดียวกัน เปลี่ยนแค่วิธีจับคอร์ด ลองดูจ้า
Talk with Apple http://www.facebook.com/fanappleshow http://www.twitter.com/superappleshow
Download chord https://www.facebook.com/photo.php?fbid=410142042402269&set=a.115738495175960.26024.113079042108572&type=3&theater
คลิปเพลงตัวอย่าง http://youtu.be/uB2HZbqZjsk
c chords 在 Yokez 叶玉棂 Youtube 的評價
P.S 把”晴天“唱成”天晴“,不好意思!你们的留言我都有看到哦~下次会注意!
Download "Let It Snow" on "A Christmas EP" now available on Bandcamp:
https://yokez.bandcamp.com/album/a-ch...
-CLICK FOR MORE-
Hope you guys like my cover of Joyce Chu's "I MiSS U"! This is such a bubbly and sweet song kekeke~ And the MV is super cool she changed A LOT OF costumes! Like very 1-2 seconds change costume omgz... 翻唱了四叶草的新歌《好想你》!这首歌真的能让人愉快起来呢!而且MV很特别哦,四叶草在里面换了很多很多套服装!!
Original MV:https://www.youtube.com/watch?v=fdQgP...
【 SONG REQUESTS | 点歌 】
Comment below with your song requests! I'll try my best to sing them :)
如果有什么想听的歌,请在下面留言!我会尽量唱~
● Facebook ●
http://facebook.com/YokezOfficial
● Instagram ●
http://instagram.com/YokezOfficial
● 博客 Blog ●
http://YokezOfficial.blogspot.sg
● 官方网站 Official Site ●
http://YokezOfficial.com
-----------------------------------------------------------------
Hi all! I'm Yokez from Singapore :) 我是来自新加坡的叶玉棂 Yokez!
【 Wedding Live Band / Other Events 】
For bookings or other business enquiries:
YokezOfficial@gmail.com
【婚禮,生日派对等 现场演奏服務】
如有任何工作相关联系 可电邮:
YokezOfficial@gmail.com
-----------------------------------------------------------------
四叶草 《好想你》
词曲:黄明志
制作:黄明志
编曲:李乃刚
Some people have asked me for the guitar chords, here it is! It's just my interpretation, might not be entirely accurate, I played by ear haha
Capo 5 in C
Verse:
C C/E F C/E | F C/E Dm G
x2
Pre-chorus:
F G Em Am | F G C C7
F G Em Am | Dm G
Chorus:
C G/B Am C7 | F C/E Dm G
C G/B Am C7 | F C/E Dm G C
c chords 在 Music chords In The Key Of A, B, C, D, E, F, G Flat, Sharp, Minor 的八卦
Dec 5, 2016 - Chords by key. Piano chords in the keys of C, C#, Db, D, D sharp, Eb, E, F, F sharp, Gb, G, G#, A flat, A, A#, Bb & B major and minor. ... <看更多>
c chords 在 C Chord - Stage 3 Guitar Lesson - JustinGuitar [BC-132] 的八卦
... <看更多>