RỒI CHÚNG TA SẼ SẢN SINH RA BAO NHIÊU CON BÚP BÊ MANG DANH “IT GIRL” NỮA?
Tất nhiên, sẽ không là mình nếu “Bực mà không nói, Cáu mà không chửi”. Dù mang danh Đanh đá – kẻ sống đạo lí sống như butterfly thì mình cũng sẽ là con bướm mặt quỷ hay xuất hiện trong “Butterfly Effect” của Travis Scott.
Đầu tiên mình sẽ nói về khái niệm “IT girl” là gì – đây không phải là gã hề Pennywise trong tác phẩm kinh dị đã được chuyển thể thành phim cùng tên “I.T” của nhà văn Stephen King. Nhưng cũng hẳn có thể cho rằng sự đồng nghĩa giữa “IT girl” và chú hề Penny vì khả năng ảnh hưởng tâm trí và nguyên một cộng đồng – song song là khả năng bất tử, vì thời đại nào cũng có IT Girl.
“IT GIRL” là một cụm từ xuất phát từ giới thượng lưu ở Anh và ở Mỹ vào khoảng đầu thế kỉ 20 – dành để miêu tả những người phụ nữ trẻ, có sức hấp dẫn về nhan sắc – cơ thể / song hành cùng một cá tính đặc biệt để từ đó có được sự nổi tiếng. Trong thế giới thời trang hiện nay và cả social life/social internet nói rộng hơn – có tồn tại rất nhiều IT Girl. Tiêu biểu là chị em nhà Kardashian (Kim, Kendal và Kylie) hay cũng như là nhà Hadid mà tiêu biểu nhất là Gigi và Bella (Ôi Tuấn của tôi). Cùng với sự bùng phát của Internet hay mạng xã hội với từng chiếc smartphone/tablet trên tay người dùng, các “IT Girl” tha hồ vươn bàn tay của mình để thống lĩnh thế giới.
Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Mình xin nói là những con búp bê vì mình biết hầu hết những cô gái này đều xuất phát từ những gia đình gia giáo nghiêm khắc và truyền thống tốt. Nhưng việc gì cũng có cái giá của nó cả – để có được sự nổi tiếng, danh vọng thì bắt buộc bạn phải “giao dịch” một điều gì đó mà mình hay bông đùa rằng là “Bán linh hồn cho quỷ dữ”.
Cũng từ đó mà chúng ta thấy rằng quá trình đào thải cực nhanh của các Hotgirl – là tiền thân của các IT girl. Vì sự xinh đẹp nó như 1 đóa hoa, sáng nở – rực rỡ ban trưa và tàn lụi vào chiều tối. Sắc đẹp dễ dàng bị thay thế và phụ thuộc vào gu thẩm mỹ của thị trường. Đó cũng là mặt tối của ngành công nghiệp giải trí và ngành models trong thời trang. Nếu bạn không có đủ sự khác biệt, tài năng và thực lực. Bạn sẽ bị quên lãng và loại bỏ.
Chả thế mà hotgirl thế hệ thứ 2.5 là CP. CP là một cô gái từng theo đuổi hình tượng dễ thương và nổi danh đất Bắc, xong dĩ nhiên – hình tượng đó chẳng thể nào tồn tại mãi với thời gian. Gen Z bùng lên với một tiêu chuẩn mới về người phụ nữ xinh đẹp với sự sexy đến từ cơ thể, một sự táo bạo trong trang phục và ai -cũng – có – thể – làm – hot -girl nhờ Instagram và Facebook. Một hiện tượng mới đi lên mang tên Châu Bùi, sẵn sàng làm người ta quên đi hình ảnh CP vào quá khứ như hàng loạt các hotgirl thời đó khác. Vậy – bắt buộc, CP phải refresh hình ảnh, nhưng không thể mặc những trang phục lên không thôi vì vốn dĩ dù có thay đổi quần áo, khuôn mặt cũng là khuôn mặt đó. Người ta chẳng đậm sâu, chẳng nhớ nhung gì cả. Và CP nhảy vào âm nhạc – chính thức đi đường dẫn lối cho những IT girl tiếp theo nhảy sang con đường âm nhạc.
Nói về việc âm nhạc – mình thì “Tai trâu, chẳng có quyền gì mà phán xét người ta”. Thôi thì nói theo quan điểm cá nhân của mình nhé, mặc dù CP có lịch sử âm nhạc khá khủng nhưng nằm ở phần nhạc cụ (Cụ thể là đàn organ, piano) không phải là thanh nhạc. Tất nhiên, để bắt trend/xu hướng thì phải làm những thứ nhạc catchy hoặc giống một phiên bản nào người ta đã nghe trước đó. Và thế là gì thì ai cũng biết rồi. Điều này không phải do CP quyết mà có cả sự đồng thuận với công ty chủ quản.
(Một case study khác cũng từ người Chủ tích hội đồng quản trí công ty, nhưng cũng đừng quên là Chủ tịch đã là Thủ khoa Nhạc Viện Hà Nội – không đùa được đâu)
Thời trang trong đó thì sao?
Gợi cảm, Sexy và tối đa hóa sử dụng những đồ High-end/luxury, đúng trọng tâm của giới trẻ ngày nay. Nghe chưa đủ, nhìn phải đã. Và thế là dù chửi có chửi, thiên hạ có ầm ĩ. Nhưng vì CP đẹp, CP dễ thương và sexy nên các anh yêu, các chị cũng tò mò mà xem. Đó là sự thành công tới tận bây giờ của CP khi rẽ ngang làm ca sĩ. (Nhưng cá nhân mình mong CP chụp hình cho đẹp tại âm nhạc của CP đẹp hình đẹp ảnh lắm).
[ Nói về 1 người mà mình thích – đó là Hoàng Thùy Linh. Một trong những người cũng khá nổi ở thế hệ đầu tiên, nhưng ít ai biết rằng Hoàng Thùy Linh đã từng học múa 7 năm trong Cao Đẳng nghệ thuật Hà Nội, thủ khoa lớp Đạo diễn truyền hình – ĐH Sân Khấu Điện Ảnh và có thâm niên hát trong nhóm nhạc Thiên Thần. Nên dù gì, nền tảng về cả âm nhạc và diễn xuất của Hoàng Thùy Linh – đủ sức chiều lòng những người khó tính cả phần nghe và xem và sản phẩm đã chứng minh điều đó]
Chính vì sự thành công của CP mà chúng ta đã “sản sinh” ra một IT Girl tiếp theo. Đó là cô Ph. Cô Ph mới tách sang làm ca sĩ, cái danh mà mình luôn đau đáu rằng “Giờ ai cũng làm ca sĩ được nhỉ?” trong khi có những người được học, được đào tạo hoặc hát những loại nhạc truyền thống thì không được giới trẻ công nhận. Cô Ph – dựa trên tầm nhìn của Cô C – đã đi theo con đường gần như là y chang và có phần nhắc lại chúng ta về STMTP.
Nó còn giống đến cả thời trang. Ngay ở MV đầu tay, mình nhìn vào đã thấy 1 hình dáng kiểu CP nào đó, vẫn kiểu đó – vẫn con đường ăn mặc đó, nhưng tiếc thay – quần áo của cô Ph thì không xịn bằng cô P nên càng không gây cảm tình với mình. NHƯNG – nó lại gần gũi với giới trẻ, những người chưa hiểu rõ về thời trang đại chúng và chưa có sức mạnh về tài chính, lại na na trên Tiktok. Mình nói trên MV thôi nhé chứ ngoài đời mình không biết nên miễn bàn luận.
Vậy 1 khi đã là 1 phiên bản “Từa tựa” – điểm khác biệt đó là? Chính là làm lố hơn, làm buồn cười hơn và để cho thiên hạ chửi nhiều hơn. Giống hệt cách mà các local brands sử dụng việc đấu giá để đôn lên những chiếc ba lô ngày xưa vậy. Thiên hạ càng biết nhiều thì càng thành công và chính mình cũng đang tiếp tay điều đó, mình xin nhận.
Nhưng để nói rõ hơn – cô Ph có kinh nghiệm trong sàn diễn rồi. Cô Ph nổi lên từ The Face 2016 và với 1 chương trình cũng liên quan tới fashion, hẳn PPA biết rõ nền tảng của giới thời trang như thế nào. Nhưng xem MV, mình không thấy cái kinh nghiệm của một người đoạt giải năm 2016 (Tính ra đã là 5 năm rồi) mà chỉ thấy sự đại trà, sự nhạt nhòa từ thần thái đến cả thời trang. Bạn đừng nói là do PPA đánh vào giới trẻ nhé. No – khi mà bạn đã có kinh nghiệm và tích lũy từng đó năm thì dù bạn có mặc đồ ngủ nhìn nó cũng khác bọt. Mà trong MV mới thì nhìn chất liệu đồ trông có buồn không cơ chứ. Mình không biết gì về âm nhạc mà với 1 người như PPA, mình kì vọng ở hình ảnh hơn. Nhưng..
(Mà chị Ph nhảy thiếu lực mà còn mở ra 1 cái dance practice nhìn chán không. Cái này là luyện tập nhiều là sẽ lực nhé. Ôi tôi nhớ Lee Hyori, nhớ Boa của tôi quá)
Với 30k likes – hẳn là cái gu ăn mặc thời trang xuất hiện trong MV đó sẽ tác động tới 30.000 con người đó mà các bạn biết đó. Để sửa cái sai thành đúng cực kì khó nên mình ghét, mình nói cho bõ tức. Vì mình viết bài miệt mài cả năm mà không thể nào tạo ảnh hưởng tốt tới thời trang nước nhà. Đúng là thất bại của mình mà.
Và mình tự hỏi – liệu sắp tới chúng ta có sản sinh ra những “IT GIRL” như vậy nữa hay không?
--
Lì xì cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
「butterfly effect travis scott」的推薦目錄:
butterfly effect travis scott 在 Trí Minh Lê Facebook 八卦
Quá khứ – hiện tại và tương lai. Vòng lặp của thời trang, màu sắc.
Ở thị trường Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung, thời trang hay rộng hơn là tất cả mọi thứ – theo quan điểm cá nhân của mình- nghệ thuật, phim ảnh, màu sắc. Tất cả đều là một vòng lặp – một vòng lặp vô cùng hoàn hảo, không có thứ gì mất đi mà chỉ có trở lại. Các phiên bản trở lại với sự trợ giúp của công nghệ, của kĩ thuật tiên tiến và của nhịp sống đại chúng – biến thể và trở nên phù hợp hơn. Nhiều lúc mình cũng tự hỏi bản thân rằng, liệu con người có thực sự đang sáng tạo – hay chỉ là biến những thứ được gọi là “sáng tạo” dựa trên một thực thể, một nền tảng nào đó đã tồn tại ở phía trước.
Hãy nói dễ hiểu ở Việt Nam.
“Sai người, sai thời điểm” – có lẽ đó là những gì mà mình sẽ gọi về thời trang của các ngôi sao bị chỉ trích rất nhiều ở hồi xưa. Không phải là lần đầu tiên mình nói vấn đề này mà là đã nhắc lại trong outfit của HKT. HKT nổi đình nổi đám thời xưa và bị đá xoáy khá nhiều về gu ăn mặc có phần “quá lố” tại thời điểm đó – nhưng sau gần 10 năm, chúng ta đang mặc lại gần như là chung vibe những gì mà các thành viên của HKT đang mặc, có chăng là với chất liệu bây giờ tốt hơn mà thôi. Cùng với sự hiện diện của những chiếc smartphone thần thánh hay các phần mềm chỉnh sửa cá nhân, hình ảnh là trở nên tốt hơn rất nhiều.
Quay về bánh xe thời gian, chúng ta lại trở lại thời kì của những 8x – 9x thế hệ đời đầu với bài ca luôn mang nụ cười nắc nẻ về một nhân vật – Ca sĩ Vũ Hà với bài “Người Tình Mai Ya Hee” dựa trên nguyên bản Dragostea Din Tei của nhóm O-Zone lừng danh một thời. Dù các bài hát rất nổi tiếng với mình nhưng đa phần các bản hits ngày xưa một là copy/paste hay là lấy phối khí của các bài Trung Quốc, Hàn Quốc nổi tiếng thời đó. Do ngày xưa chúng ta chưa có Internet mạnh mẽ cũng như nhiều sự chọn lọc như ngày hôm nay.
Các bạn nào nếu đã xem “Người Tình Mai Ya Hee” của chú Vũ Hà hoặc chưa xem thì có thể xem ở Youtube. Bài hát này được phát hành vào khoảng những năm 200x (Mình không nhớ rõ lắm) – nhưng các bạn có thể thấy outfit của chú Hà cũng như hai cô Dancers thấy có quen thuộc không. Đúng vậy, sử dụng đồ da beo từ áo shirt lụa + blazer vạt beo – thứ mà ngày đó người ta gọi là nhìn “Không đàn ông cho lắm” ở Việt Nam và chê cười, thì bây giờ từ các celebs nam đến những cậu chàng trên đường phố cũng mặc. Căn bản, NTMYH của Vũ Hà cũng dựa trên nền tảng văn hóa thời trang đương đại lúc đó ( Kiểu discotheque, funky và pop) để mang lên trang phục, nhưng lúc đó chưa đại trà tại Việt Nam (Hoặc người ta chưa biết nhiều). Đến tận bây giờ, nó trở lại và thể hiện rõ sức ảnh hưởng hơn.
Có lẽ dễ hơn cho các bạn (Đặc biệt là nữ) đó chính là outfit của 2 cô kép phụ trong MV. Sao, các bạn thấy quen thuộc quá phải không nào – từ kiểu tóc, cách cài băng đô và đặc biệt là sử dụng các áo hai dây đơn màu, bó sát và tôn vòng 1 lên – cũng như sử dụng mini-skirt và quần ống loe. Chúng ta có thể dễ dàng thấy được những outfit từa tựa này ở các chị/các cô gái ở 42 The Hood và có lẽ mình sẽ lấy hình ảnh tiêu biểu gần gũi với các bạn đó chính là Naomi (and Wean). Mình nghĩ rằng so sánh sẽ là khập khiễng nhưng có thể thấy sự tương đồng của một chiếc MV cách đây 10 năm và những outfit của cơ số phụ nữ bây giờ. Xin nhắc lại là 10 năm trước – việc ăn mặc như này sẽ được coi là lả lơi, là không đứng đắn. Nhưng thời cuộc đã khác, việc ăn mặc như vậy bây giờ là bình thường – mang phần gợi cảm và sự tự tin của người phụ nữ. Và quay lại câu chuyện, Thời trang là một vòng lặp – nó sẽ quay lại và cải tiến hơn thôi. Bây giờ kiểu dáng thiết kế cầu kì hơn, chất liệu phức tạp hơn. Nhưng chung quy – vẫn là thế.
Còn nói về màu sắc –
Nào, chúng ta lại nhắc về hiện tượng Youtube một thời và mang màu sắc hơi dị một chút. Nếu các bạn biết Đỗ Thị Thiên Lý, một trong những con người vang danh trên diễn đàn VOZ thời đó. Đỗ Thị Thiên Lý dù clip nói những điều huyền bí và gây đáng sợ với người xem, nhưng bà quả là người có thực tài – nghe đồn đâu là một nhà tâm lí học, tư tưởng – kinh doanh. Việc bà Lý sử dụng các Clip màu sắc ma mị cùng giọng nói của mình khiến người ta nói bà Lý bị điên – nhưng mình đã cho đó là một cách ám thị. Thứ không phải là không được khoa học chứng minh.
Hãy nói về màu sắc trong clip của Đỗ Thị Thiên Lý – một người làm mưa làm gió vào khoảng năm 2015 (Trước đây 7 năm), nó mang cho chúng ta một sự over/ quá của màu sắc với những màu không hề được chuộng của thời đó là tím, vàng và cách xử lí hình ảnh vô cùng cháy sáng tạo sự khó chịu cho người xem. Nhưng hãy nhìn lại vào thế giới – chắc có lẽ sẽ nhắc các rappers trước nhỉ / Travis Scott với Butterfly Effect và Goosebump và sau này là Astroworld. Sử dụng những sự làm căng thẳng mắt người xem bằng màu sắc, ánh sáng và kĩ thuật đồ họa – là effect của L$D, Mo11y hoặc any drugs – Travis Scott biến xu thể sử dụng màu này thành một xu hướng. Nhưng cùng nhìn lại vào clip Đỗ Thị Thiên Lý – có thể thấy bằng một cách nào đó, bà đã đi trước cả một xu hướng hiện đại khoảng 05 năm. Và tất nhiên, thứ này lúc đó ở Việt Nam là một cái gì đó đáng sợ.
Nếu Đỗ Thị Thiên Lý làm visual bây giờ, có khi lại trở thành hot, thành xu hướng đấy. Mình không nói đùa – có thể vòng lặp của thứ này cũng y chang thời trang vậy. Suboi (Đôi Khi) – 95G vv.vv đều tạo cho mình một cảm giác nhớ về cô Lý ngày nào. Hay tiêu biểu là Trung tâm đi, các bạn cũng thấy visual của Trung Tâm rồi đấy. Thử nhìn nhé! Thấy tương đồng hông.
Vậy thì – thời trang hay bất kì thứ gì đó, đều có một vòng lặp. Thứ lặp lại sẽ mang một cấp tiến hơn, cải cách hơn để phù hợp với đại chúng. Không phải cá nhân tự ra mà nó là phản hồi của một ảnh hưởng văn hóa sâu rộng trong đại chúng (Rock/Punk/Funk/Goth/Gore vv.vv) – và ngay cả streetwear, chúng không mất đi – chúng chỉ đợi thời gian để trở lại mà thôi.
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle