I have never visited Bhutan, but I have read and heard much about the country described as “the last Shangri-la on earth”. I was also struck by what Bhutan Prime Minister Tshering Tobgay said in a TED lecture, that 72% of Bhutan’s land area is forested, and that it is the only country in the world that is a net ‘carbon sink’ (meaning it removes more carbon dioxide from the air than it produces). Bhutan has much to offer, protect and preserve for generations to come.
Happy to welcome PM Tobgay yesterday during his first official visit to Singapore. We established diplomatic relations with Bhutan in 2002 and have built warm and friendly ties since. I also deeply appreciated His Majesty King Jigme Khesar Namgyel Wangchuck’s attendance at Mr Lee Kuan Yew’s funeral service last year.
As small states with limited resources, Singapore and Bhutan face similar challenges. We both understand the importance of investing in our people through education and training. PM Tobgay told me that he visited the Singapore Tourism Board, Institute of Technical Education, Singapore and Immigration & Checkpoints Authority to learn more about our agencies and processes. Look forward to growing and strengthening our ties with Bhutan. – LHL
(MCI Photo by Fyrol)
bhutan tourism 在 Miss Tam Chiak Facebook 八卦
A trip to Bhutan is never complete without a visit to Tiger's Nest. It is believed to be the birthplace of Buddhism in Bhutan, making it the most sacred monastery in the country.
Yesterday, we took a 3 hours climb up to the monastery, located 3100 metres above sea level. Paro was raining in the morning so the weather was cool but very misty. When we were nearing the viewpoint, the sky cleared up for a few minutes for us to take some shots before the mist covered the whole cliff again. But well, that precious moment was enough for us to be awed by the stunning view.
Why is it called the Tiger’s Nest? Legend has it that in 8th century Guru Rinpoche flew to this spot from Tibet on a back of a tiger. He came to subdue a demon and then took residence in a cave. To visit, you can either climb to the monastery by foot or ride a mule.
It wasn't the best day to climb, honestly. When we were up there, it started to rain again hence walking down the slope was muddy and slippery. But through this, I get to see how helpful our guides were. They held our hands tightly, walked each step with caution, carried our camera bags all the way up and were always by our side to cheer us on. Thank you Druk Asia Bhutan Travel Specialist!
With that, I conclude my trip in Bhutan. GOING HOME NOW! 🎉 Drukair Royal Bhutan Airlines Tourism Council Of Bhutan
bhutan tourism 在 Dinh Hang's Travels Facebook 八卦
Tuân Cuồng Chân, thành viên trẻ nhất nhóm Đi Thôi vừa trở về từ cung trek huyền thoại ABC tại Nepal và làm cộng đồng mạng rúng động với những bức hình siêu đẹp. Vốn là blogger cũng hơi hơi có tâm nên Tuân đã viết một bài chia sẻ cực kỳ chi tiết. Đọc ngay&luôn nhé các bạn.
TREKKING NEPAL ĐÁNG ĐỂ ĐI
Mình chưa bao giờ đi trek, nhưng đợt rồi đi Nepal có đi ABC mê quá, đẹp quá, mệt quá, đuối quá, hạnh phúc quá. Tự hứa là 1 năm cố gắng qua đây đi trek 1 lần cho sướng.
Đúng là thiên đường trekking của thế giới, cảm giác mọi thứ ở đây sinh ra để phục vụ dân đi trek, từ cảnh đẹp đến lịm người mỗi lần leo lên con dốc cao chót vót, đến những dịch vụ sinh ra trên đường đi, tất cả đều có sẵn ở đó. Bạn chỉ cần sức khỏe, có tiền và có sự kiên trì thì bạn sẽ có hết mọi thứ.
Nepal thì có hàng chục, hàng trăm cung trekking dài ngày cả tháng cũng có, 3-5 ngày cũng có, 10 ngày cũng có. Tùy thuộc vào thời gian và sức khỏe nên chọn cung nào hợp lý. Mình thì mình chọn ABC vì cung này được đánh giá độ khó là trung bình ( ko biết trung bình so với ai ) nhưng bản thân mình thấy nó khó và bào sức cực kỳ nhiều, nếu ai ko có sức bền và sự kiên trì dễ bỏ cuộc.
Trek ở Nepal bạn có thể mua tour, hoặc thuê riêng porter vác hành lý, còn ko thì chơi liều như mình tự đi, tư mạng hành lý. Bài viết này thì mình cũng chia sẻ kn tự đi tự mang hành lý, còn tour với porter thì chưa đi nên chưa biết hehe.
Bạn sẽ phải trải qua những cảm giác sau: Đi lên và đi lên, đi xuống và tiếp tục xuống… sẽ luôn có cảm giác đứng ở dưới nhìn lên con dốc thì “thôi bỏ mẹ ko đi nữa” vì nó dựng đứng và dài nhìn hoài ko thấy chổ nào hết dốc. Rồi cùng với con dốc tương tự bạn phải đi xuống, đi xuống, cứ xuống hoài chả thấy đáy đâu.
Nhưng bù lại bạn sẽ được nghỉ ngơi ở 1 đỉnh đồi tuyệt đẹp, nhìn bao quát toàn bộ.
Buổi sáng có thể nhìn ngắm bình minh, nhìn dãy Annapurna hiện ra oai vệ được bao phủ bởi lớp tuyết trắng.
Bạn sẽ cảm thấy mình rất mạnh mẽ khi đứng trên đỉnh 1 con dốc nhìn xuống chặng đường mình vừa đi qua.
Bạn sẽ nhận ra nhiều thứ hơn trong cuộc sống khi bạn đi bộ một mình, và suy nghĩ sâu hơn về mọi thứ.
Đồ dùng và sự chuẩn bị cũng tùy và tháng và mùa. Mình đi vào mua đẹp nhất ( nghe đồn thế) giữa tháng 10, thời tiết không quá lạnh, bạn ngày hơi se se ban đêm thì khá lạnh. Đồ mang đi cũng đơn giản.
MỘT SỐ LƯU Ý TRƯỚC KHI ĐỌC:
Đây không phải là kinh nghiệm trekking thuần túy ! đây là kinh nghiệm đi trek cung ABC. Vì mình ko rành trekking và cũng rất ít khi đi trek nên ko có kinh nghiệm gì ở lĩnh vực này.
Thông tin trong bài viết này điều là kinh nghiệm cá nhân, các bạn chỉ nên xem và tham khảo thêm. Để đi trek ở Nepal bạn nên tìm hiểu thêm những người giỏi trekking đặc biệt ở Nepal để chuẩn bị cho chu đáo.
(+) CHUẨN BỊ Ở NHÀ:
Mình chia ra 2 loại mà bạn cần chuẩn bị ở nhà đó là: BẮT BUỘC & KHÔNG BẮT BUỘC (ko bắt buộc chuẩn bị ở nhà)
(+) BẮT BUỘC:
*Có 3 thứ mà bạn phải chuẩn bị kỹ, có thể quên những thứ khác nhưng 3 cái này ko được quên: TIỀN, SỨC KHỎE, GIẤY TỜ CÁ NHÂN
- NÓI VỀ TIỀN: Gồm tiền vé máy bay + tiền phí trek + tiền sinh hoạt trong lúc đi trek + tiền tiêu của các bạn. Tầm đâu đó 20 -30 triệu
- NÓI VỀ SỨC KHỎE: Bạn nên chạy bộ thường xuyên trước ngày đi 1 tháng, tập leo cầu thang hàng ngày để chân nó quen. Mình trước khi đi thì chạy bộ gần 1 tuần, sau đó qua Bhutan tập leo núi để làm quen với độ cao nên lúc đi trek ABC dễ dàng hơn xíu.
- GIẤY TỜ: Bảo hiểm ( cái này nên mua nhé đừng có chủ quan ) ảnh 3x4 mang đâu đó 10-20 cái có việc gì mà dùng. Đương nhiên những khoản giấy tờ cá nhân thì bạn tự biết mà mang theo ko nhắc nữa rồi.
(+) KHÔNG BẮT BUỘC
- ĐỒ DÙNG HỖ TRỢ: Giày cao cổ, quần áo giữ nhiệt, áo mặc hàng ngày, đồ đi mưa, quần áo ấm, thuốc chống sốc độ cao. Đó là những thứ mình mang theo, đương nhiên nếu có tiền thì bạn ko cần mang theo mà qua bên đó mua hehe ( nên mới nói cái gì có thể quên chứ đừng quên tiền ).
- ĐỒ ĂN: Cái này theo kinh nghiệm và cũng theo sở thích của mình, thì nên mang theo mì gói, đồ ăn khô ( ruốc, tôm khô, xúc xích...) những thứ nhẹ có thể ăn được nhiều. Mình thì ko thích đồ ăn Nepal cho lắm, đặc biệt khi đi trek lên các vùng cao đồ ăn cũng đơn giản, nên mỗi lần ăn thì cố gắng ăn cho no để có sức đi tiếp, ngồi ăn mà ước gì có hủ ruốc ăn với cơm trắng hix. Mang thêm những đồ ăn dặm lúc trek: bánh, kẹo, socola, hạt điều, mình mang 1kg bán quy handmade mua từ Btown - Healthy Drinks and Cakes ăn cực ngon.
- ĐỒ DÙNG THEO SỞ THÍCH: Thích nghe nhạc thì mang đồ nghe nhạc, chụp hình, quay film, thích cafe thì mang cafe đi theo mà chế, thích xem film 18+ lấy tinh thần đi trek thì tải film vào máy đt mà xem…
(+) CHỐT HẠ
Cái phần KHÔNG BẮT BUỘC nó phụ thuộc rất nhiều vào phần BẮT BUỘC, ví dụ bạn ko cần mang đồ dùng hỗ trợ qua đó mua thì bù lại bạn cần mang tiền nhiều ( bắt buộc). Bạn mang đồ ăn nhiều thì bạn tự đi vác hành lý nhiều, thì bù lại sức khỏe bạn phải tốt hoặc bạn thuê porter vác cho bạn thì cũng là nằm và phần BẮT BUỘC.
Còn về phần mình nhà nghèo, có xíu sức khỏe nên mình chuẩn bị hết ở VN, qua đó ko mua gì thêm và tự vác đồ hehe.
(+) NHẬP CẢNH Ở NEPAL
Nepal có visa xin tại sân bay phí 25$ cho 15 ngày, các bạn tới sân bay lấy phiếu điền thông tin hoặc điền ở máy sau đó đóng tiền là xong có visa. Nhanh gọn lẹ.
(+) CHUẨN BỊ Ở NEPAL TRƯỚC NGÀY TREK
Đi trek ở Nepal, bạn cần phải có 2 loại giấy tờ, cái này như nộp thuế cho Nepal để họ làm du lịch vậy đó, nên bạn cứ vui vẻ mà đi làm hen.
TIMS (trekkers information management system) : Dịch ngu ra là cái hệ thống mà quản lý mấy thằng đi trek ấy, như các bạn vào nước nào thì cần đăng ký thông tin vậy đó.
PERMIT: Cái này theo mình hiểu là cái giấy phép mày có được phép trek cung mà mày chọn hay không, nếu được thì tao cấp cho mày tờ giấy này để thông hành.
(+) LÀM 2 CÁI GIẤY TỜ TRÊN Ở ĐÂU
Có 2 thành phố để các bạn làm đó là Kathmandu vs Pokhara. Các bạn chỉ cần hỏi taxi và thuê họ chở tới 2 trụ sở NHÀ NƯỚC để làm 2 giấy tờ này là họ biết. Lưu ý hỏi taxi nha, đừng hỏi chủ khách sạn, đừng hỏi công ty tour, đừng hỏi người dân.
Bạn cứ hỏi taxi họ sẽ chở bạn đi, vì hỏi những người khác rất có thể bạn sẽ lâm vào tình trạng lo lắng như mình: Vì họ muốn bán tour trek nên họ hù mình là “ko đi theo tour thì mày ko làm đc 2 giấy tờ đó đâu, mày phải mua tour tao mới được” hỏi ai cũng vậy, và bị 1 phen hú hồn vì sợ ko làm đc. Nhưng một hồi tra khảo thì mình đã tự search ra chổ làm của nhà hàng Nepal hẳn hoi, ra kêu taxi chở thẳng tới đó để làm.
Ở Kathmandu trụ sở tên là : Nepal Tourism Board
Ở Pokhara mình chưa làm nên ko biết, nhưng taxi trên đó rất rành vụ này, vì lúc mình bắt taxi thì họ hỏi luôn là mày có TIMS với PERMIT chưa, chưa có thì tao chở đi làm.
(+) LÀM NHƯ THẾ NÀO:
Trước khi làm 2 loại giấy tờ này bạn cần chuẩn bị: 1 cái tên người Nepal + địa chỉ khách sạn của bạn ở để xíu điền vào thông tin giấy tờ, đổi tiền đô ra thành Rupes để làm 2 loại giấy tờ này, mỗi loại tốn 2000 Rupes, 4 ảnh 3x4
Vào văn phòng việc đầu tiên bạn cần làm là đi kiếm 2 tờ giấy điền thông tin có tên là: Annapurna Conservation Area Project (cái này dùng làm permit), Registration Form ( cái này dùng làm tims). Tìm 2 giấy này trên bàn, hoặc hỏi mấy đứa nó đang điền ấy, chứ ko có quầy hoặc ai phát cho bạn đâu.
Sau khi điền xong, đừng quan tâm tới quầy nào làm giấy tờ nào, cứ đưa đại vào nếu đưa sai thì họ sẽ chỉ cho bạn, đó là cách để hỏi nhanh nhất. Vì thực ra ko có ai hướng dẫn bạn làm từng bước đâu phải tự thân mà đi hỏi hehe, thay vì hỏi thì cứ đưa và sai thì họ sẽ tự khắc chỉ chỗ cho mình :D
Dưới đây là những cái bạn cần lưu ý khi điền thông tin, còn lại là thông tin cá nhân bạn tự xử ko cần mình ghi ra. Còn phần nào hỏi tên với địa chỉ lên hệ ở Nepal thì bạn cái phần thông tin chuẩn bị ở trên.
(+) TIMs:
Trekking Area: ABC
Trek Entry Date: ngày đi trek
Trek Entry date: ngày trek về
Trek Entry Point: Nayapul (Điểm xuất phát trong cung trek)
Trek Exit Point: Nayapul (Điểm kết thúc trong cung trek)
(đi với về cùng 1 điểm nhưng khác cung đường)
Route of Trekking: ABC
(+) PERMIT:
Name Of the trek: [Check] Annapurna Sanctuary Trek
Point of entry the ACA: Nayapul
Point where you will end your trek in ACA: Nayapul
(+) LÊN ĐƯỜNG ĐI TREK
Để trek ABC thì bạn phải lên Pokhara, bằng cách đi bus. Xe chạy lúc 7h30 sáng chạy rất đúng giờ bạn nên đi sớm trước 1 tiếng để mua vé, ko cần phải mua qua ks hay tour gì hết cứ ra thẳng bãi xe rồi mua chủ xe luôn giá 1 chiều là 700Rupes chạy từ 6-8 tiếng sẽ tới nơi.
Bên xe ở Kathmandu nằm trên đường: Kanti Path nếu bạn ở Thamel thì đi bộ tầm gần km, còn nếu ko có thể thuê taxi bảo chở ra đường này đi bus lên Pokhara là họ biết.
Lên tới Pokhara nếu chưa có tims với permit thì bạn phải đi làm ( mình nghĩ nên làm trước ở Kathmandu) còn nếu có rồi bạn đi luôn taxi lên Nayapul giá 2000rupes tầm 400k ở Nayapul 1 đêm để mai bắt đầu đi trek.
Bắt đầu đi trek, điểm đầu tiên bạn bắt buộc phải đi đó là Birethanti, vì phải vào đây để kiếm tra tims với permit mới bắt đầu đi được.
Bạn nên down map.me về sau đó tải bản offline Nepal, mình dùng cái này để check đường lúc đi rất tiện và chính xác.
Những ngày tiếp theo thì bạn cứ đi theo cung đường định sẵn thôi đây là cung mình đã đi bạn có thể tham khảo:
(+) Ngày 1: Nayapul - Birethanti - Ulleri (8km -10km)
Buổi sáng dễ đi nhưng chiều về bạn phải đi lên con dốc cao, bắt đầu thấm nhuần tư tưởng trekking ở Nepal. Ulleri là một ngôi làng cực đáng yêu, nhiều màu sắc. Sáng dậy trễ xíu đi chụp hình nhé.
(+) Ngày 2: Ulleri -Ghorepani (8km -10km)
Ngày này là nhẹ nhất, đa số đi trong rừng, cây xanh mát đường không quá nhiều dốc nếu đi nhanh thì kết thúc sớm trước buổi chiều hehe.
(+) Ngày 3: Ghorepani - Tadapani (8km -10km)
Sáng sớm bạn phải từ khách sạn lên Poon Hill để ngắm bình minh trên dãy Annapurna, độ cao trên đỉnh là 400m quảng được gần 2km, nhưng đi chắc tầm 2 tiếng mới tới nơi, cực kỳ đuối nhưng đổi lại cảnh cực đẹp khi lên tới đỉnh.
Cuối ngày quất 1 con dốc lên 1 con dốc xuống phê ơi là phê, nhớ chọn khách sạn view đẹp nhé, chỗ này buổi sáng ngắm được mặt trời đó
(+) Ngày 4: Tadapani - Chomrong (8km-10km)
Sáng sớm dậy 5h30 để ngắm mặt trời lên rất rõ, mặt trời chiếu vào dãy Annapurna xua mây đi bạn sẽ nhìn thấy rõ hơn dãy núi huyền thoại này.
Ngày 5: Chomrong - Himalaya(12km-14km)
Đoạn này nếu bạn đi gắng thêm thì sáng hôm sau sẽ bớt cực hơn, vì bắt đầu lên cao không khí loãng đi ngắn nhưng cực đuối. Chổ này lên ngủ lấy sức mai bắt đầu bò lên ABC
(+) Ngày 6: Himalaya - ABC (9km-11km) lên tới nơi
Bạn sẽ đi qua 1 thung lững cực đẹp, 2 bên là những dãy núi dựng đứng dưới là những thảm cỏ cạnh con suối, chắc mất tầm đâu đó 30 phút chỉ để chụp hình. Đến đoạn cuối tới ABC tuy ko dốc cao nhưng dốc dài không khi loãng đi thở như chó luôn.
(+) Ngày 7: ABC - Dovan (11km).
Đi lại đường cũ về thôi
(+) Ngày 8: Dovan - Kiwai (10-12km)
Đoạn này vừa đi vừa hỏi chổ bắt xe bus nhé
Kết thúc chuyến đi gói gọn trong 8 ngày, đi khoảng 100km. Trãi qua rất nhiều cung bậc cảm xúc, mệt muốn tắt thở- đau chân muốn rụng rời- đẹp đến lặng người- lạnh đến teo chym. Mình nghĩ đây chính là đặc sản của trekking nó đưa con người ta từ cảm xúc này đến cảm xúc nọ, giúp chuyến đi thêm thú vị và tuyệt vời hơn.
Cám ơn các bạn đã đọc bài, có thắc mắc gì thì cứ cmt bên dưới, mình sẽ cố gắng trả lời trong sự hiểu biết có hạn của mình hehe.
bhutan tourism 在 Tourism Bhutan - YouTube 的八卦
In a world that is always on, Bhutan offers sanctuary. It offers earthly pleasures: archery and age-old crafts, dishes of homemade cheese and fearsomely hot ... ... <看更多>