E-BOY, E-GIRL và SOFT BOY (?!!!)
(Thú thật mình mới nghe khái niệm Soft boy, con trai mềm là cái gì thế nhỉ. Mình chỉ biết a D*ck gonna hard when see something soft thui)
Nào – Từ những Eboy, Egirl với những tiêu đề “ Con gái sẽ mê tít thò lò mũi xanh những chàng trai mặc kiểu này” thì nhìn qua, mình thấy những cậu chàng đang độ tuổi Trung học cơ sở hoặc Trung học Phổ Thông mặc những chiếc Tee trắng, đen xộc xệch, những chiếc quần skinny jeans hoặc polo kiểu cũ + quần tây và công thức sneaker sẽ là Vans, Converse hay Fila Disruptors.
Tất nhiên, việc các bạn í mặc chẳng có gì sai cả. Đẹp thì không – vì nó nhìn basic thì khen đẹp mình cũng không biết khen ở điểm nào. Khuôn mặt chăng? Khuôn mặt thì càng khó vì các bạn í toàn ảnhc ắt đầu hay chèn trái tim to đùng ở giữa mặt thì làm sao coi thần thái. Và thế là khái niệm lệch lạc về “E-Boy” “E-Girl” bắt đầu (Còn softboi thì mình chịu, chắc do mình là hardboi =)) ).
Nhìn vào những tấm hình như vậy thì chắc chắn sức ảnh hưởng này đến từ TikTok – platform video hùng mạnh nhất hiện nay. Mình đảm bảo những outfit trên đến từ những cậu chàng thanh niên tuổi tween hay teenager ở Mỹ, Châu Âu và đặc biệt là từ Trung Quốc cùng các clip vuốt tóc, ngầu ngầu cun cun mà nhân vật nữ lúc nào cũng đổ mê. Biểu sao mà các em trai thích thế.
Từ “E-Boy” và “E-Girl” xuất phát từ “Electronic Boy” và “Electronic Girl” nhằm nhấn mạnh về việc xuất hiện văn hóa này trên Internet. Trái với từ “Eboy” được sử dụng tràn lan hiện nay, “E-GirL” mới là kẻ bắt đầu cuộc xâm chiếm tâm trí giới trẻ. Lần đầu tiên được sử dụng vào năm 2000, Egirl lan tỏa trên một thể loại nổi tiếng khác mà chúng ta từng biết – đó là TUMBLR. “E-Girl” là cụm từ móc mỉa, đá xoáy của cộng đồng nhằm nói tới những cô gái làm tất cả mọi thứ (Sexy, khoe thân, blah bloh) để có được sự chú ý của cánh đàn ông đương đại (Tương tự như bây giờ nếu các bạn để ý). Tumblr là một nền tảng tự do và không quá khắt khe về mặt nội dung nên ở đây – Các E-girl tung hoành. Về Thời trang của các E-Girl thì nó đi ngược với các chuẩn mực chính thống của thời đại, đa dạng và lai giữa nhiều sub-culture/pop-culture khác nhau. Có Grunge, có punk/rock hay cả anime, goth, post-goth nữa – từ trang phục đến cách trang điểm, đó là cái cách mà các E-Girl thể hiện. Nếu các bạn còn nhớ tới nữ thần Avril Lavigne của mình thì một thời A.L đã được xem là “E-Girl đời đầu”.
Cuối năm 2010 – Các “E-Boy” bắt đầu tách ra khỏi cái bóng quá lớn của E-Girl nhưng chung quy đều xoay quanh concept “Nhưng thanh niên sành điệu, cá tính và thể hiện mình trên mạng xã hội để thu hút sự chú ý của người khác”. Khái niệm “E-Boy” và “E-Girl” cũng hoàn toàn không khác nhau là mấy vì việc trở thành “E-Boy” cũng có thể là một người nữ. Các Eboy lấy cảm hứng và pha trộn từ nhiều nguồn văn hóa khác nhau – có skateboarding , hiphop, anime, cosplay và BDSM/Goth – nơi các thanh niên thể hiện bản thân và tâm tư của mình mặc dù ngoài đời họ chẳng phải là như vậy.
Với trào lưu Hallyu thì sức ảnh hưởng của K-pop cũng tác động mạnh tới các Eboy thông qua nhạc và style – cho nên phong cách Eboy là một phong cách không định hình. Việc thể hiện con người chôn giấu trên mạng xã hội khiến các cậu chàng trên đó đa cảm – dễ bị tổn thương (E trong Emotion). Từ những cậu trai nhìn yếu đuối mà các cô gái dễ đồng cảm, dễ chấp nhận và thương yêu hơn – đánh dấu một mốc thay đổi gu đàn ông và sự hấp dẫn của nam giới từ mạnh mẽ truyền thống qua hơi hướng nội và đặc biệt là “UNISEX”. (Mình nghĩ đó là sự giải thích cho từ SOFT-BOY aethestic mà các bạn hay hỏi mình ấy).
(Nên nhớ giai đoạn 2018-2020, sự trầm cảm đã bị làm quá mức khi ai ai cũng trầm cảm, ai ai cũng có một niềm đau chôn dấu và sự thành công của Billie Eilish là 1 minh chứng cho việc này. Trầm cảm không phải là một bệnh dễ chữa trị mà nó là những gì mà chúng ta phải trải qua và cần thời gian hồi phục kiên trì, nhưng có một số người lợi dụng việc này để thể hiện một con người và kéo sự đồng cảm từ mạng xã hội).
Vì cảm xúc hơn nên màu thường thấy của các Eboy sẽ là màu đen, trắng – Tông màu chủ đạo và dễ thể hiện rằng mình là 1 con người đa cảm, đa sầu. Outfit thường đơn giản, 1 chiếc Tee in graphics sad quotes hoặc phán xét như People lying, People fake – I cant believe in human. Hay chiếc áo sơ mi chất liệu mềm, vạt ngắn vạt dài để tăng độ gợi cảm. Quần luôn luôn là quần đen và giày thì tùy vào concept. Mình thấy thời trang của Eboy là một bản hòa ca lofi , nghĩa là nó mang tính đen tối của punk/rock, của goth, của BDSM nhưng lại tươi sáng hơn nhờ các khuôn mặt non choẹt của những Eboy Egirl. Và nếu các bạn để ý thì nó mang âm hưởng đủ thể loại “Grunge” “ROCK/Punk” “Cyber” “BDSM” “Goth”. Nếu mà nói về Eboy thì có lẽ mình sẽ nhắc tới Lil Peep.
Nên chung quy, mình sẽ không gọi “Eboy” “Egirl” hay Softcmnboy là một phong cách thời trang mà nó giống như một e-lifestyle, một phong cách sống ảo trên mạng xã hội. Vì đơn giản nó chẳng có một kiểu cách nào đó rõ ràng về trang phục, về kiểu đồ mà tất cả là sự hòa trộn các đa văn hóa lại với nhau và ĐẶC BIỆT THEO XU HƯỚNG, KHÔNG ĐỊNH HÌNH RÕ RÀNG.
Các bạn mặc kiểu Eboy, Egirl cũng được nhưng nếu đã mặc một thời gian rồi thì hãy tìm hiểu thêm về những thứ văn hóa mà Electric Boy/Girl đã thu thập và mix chúng lên nhé. Chúng đa dạng và đặc sắc hơn nhiều sự trầm cảm giả dối.
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過62萬的網紅Bryan Wee,也在其Youtube影片中提到,...
「aethestic」的推薦目錄:
- 關於aethestic 在 Trí Minh Lê Facebook
- 關於aethestic 在 Trí Minh Lê Facebook
- 關於aethestic 在 Trí Minh Lê Facebook
- 關於aethestic 在 Bryan Wee Youtube
- 關於aethestic 在 Travel Thirsty Youtube
- 關於aethestic 在 スキマスイッチ - 「全力少年」Music Video : SUKIMASWITCH / ZENRYOKU SHOUNEN Music Video Youtube
- 關於aethestic 在 醫龍插曲- Aesthetic(附中文字幕) - YouTube 的評價
aethestic 在 Trí Minh Lê Facebook 八卦
MỘT CHÚT NỂ PHỤC, MỘT CHÚT PHI THƯỜNG.
Đây là chút chia sẻ chân thành của mình vì mình thấy nó là tích cực và liên quan nhiều thứ mà mình nói. Nói thật – trong cộng đồng thời trang đường phố nhỏ tí này, ai cũng biết mặt nhau. Cũng là cái tên A, cái tên B và cái tên C – nhưng quanh đi quẩn lại cũng toàn ba cái vụ “Cắp này cắp nọ” “Xin lỗi A,B,C rồi có 1 buổi nói chuyện thân mật. Xong” và cũng thừa nhận luôn, mình cũng chính là 1 trong những nguyên tố làm ra chuyện đó. Khá khó để kiếm một năng lượng tích cực nào từ cộng đồng streetwear nào – từ các cá nhân.
CaTi – một đứa em mà mình biết, cũng chẳng hề thân thiết – nếu thẳng thừng mà nói gọi là quen xã giao, nói nhau dăm ba đôi câu chuyện – vài lần mình mời Cati chụp bộ lookbook của local brands. Thế là xong, anh làm việc của anh – mày làm việc của mày. Còn các bạn, nhìn qua những hình ảnh trước đó của Cati thì nghĩ rằng con bé sẽ cá tính mạnh, quậy và hơi hướng nam tính. Nhưng mình đảm bảo, con bé Cati ở ngoài là 1 đứa nhu mì, lễ phép như bao cô gái khác.
Con bé yêu thời trang – đây là một điều hẳn ai cũng hiểu. Trong suốt quá trình hơn 2 năm mình biết, Cati thử nghiệm rất nhiều phong cách xu hướng trong thời trang tại Việt Nam và dù có đổi phong cách nào thì mình vẫn cho là clean, là ổn. Có cái đẹp, có cái bình thường đối với mình. Giờ đây, Cati có lẽ đã tìm ra được 1 style định hình mà sẽ theo đuổi trong suốt thời gian dài sắp tới. 1 kiểu Retro/Vintage hoặc thời trang đa ứng dụng.
Câu chuyện cũng bình thường cho đến hôm nay, con bé cạo đầu – Đúng vậy, CẠO ĐẦU. Cạo đinh ấy – như 1 thằng con trai. Mình chỉ hơi chút ngạc nhiên và suy nghĩ ngay tới vấn đề “Con bé là 1 đứa con gái. Nó thích nhuộm tóc để thay đổi hình ảnh bản thân. Nhuộm tóc thì dễ bây giờ nhưng cạo trọc? Liệu nó có ổn hay không? Gia đình, bạn bè – những người không trong thế giới thời trang này. Sẽ nhìn nó ra sao?”
Cái răng, cái tóc là góc con người. Tôn chỉ này được các ông, các bà nhà ta tuân thủ và xây dựng một mindset “bất di bất dịch” rằng – Đàn ông tóc ngắn, đàn bà tóc dài. Đàn ông gắn liền với sự mạnh mẽ – tóc tai chỉnh chu, gọn gàng. Đàn bà nhu mì, thục nữ thì tóc dài. Đại đa số các gia đình Việt Nam giờ sẽ suy nghĩ như vậy. Mà xét tới phụ nữ, mái tóc được xem là 1 “Tiêu chí giới tính” truyền thống. Một mái tóc dài – suôn mượt chứng tỏ đây là 1 cô gái. Khi mà 1 cô gái cạo trọc đầu của mình – một là có điều gì siêu khủng khiếp xảy ra, hai là họ muốn truyền tải một thông điệp mạnh mẽ nào đó.
(Các bạn có nhớ ngày xưa hay có vụ các dì/các mẹ bán tóc để kiếm tiền đong gạo cho con không (Hay trả sưu). Trong các bộ phim xưa hay tác phẩm văn học, điều đó là 1 điều vô cùng khủng khiếp và gây lại 1 sự ám ảnh lâu dài với người phụ nữ truyền thống.
Hay nói hơi drama một chút – cô gái bị phản bội sẵn sàng cắt phăng tóc của mình để tăng ý chí, để nêu lên thông điệp mạnh mẽ “Tao ổn, tao có thể làm bất cứ thứ gì mà đàn ông làm được” (Kiểu kiểu vậy).
Nhưng dù gì họ vẫn còn tóc, còn đây cô bé cạo trọc. Mình thực sự nể về việc cô bé dám bước qua “Rào cản về truyền thống và tâm lí” đấy. Có thể con bé muốn gì cũng được nhưng còn gia đình, còn hàng xóm – những loa phóng thanh di động thì sẽ bàn ra tán vào. Cũng rất nhiều bạn đã hỏi mình đó thôi – Em mặc kiểu A/B/C bạn bè, hàng xóm kêu em điên, bố mẹ em kêu em không mặc nữa vì chẳng giống người giống ngợm – làm hàng xóm chê cười, kêu bố mẹ không biết dạy con. Cô bé đã vượt qua và gia đình Cati cũng đồng tâm cùng cô bé. Đó là 1 sự tích cực.
Nhưng sự tích cực này không đến từ một điểm 0 tròn trĩnh. Gia đình Cati phải hiểu và biết cô bé đang làm gì, yêu cái gì để họ cùng sát cánh và ủng hộ đứa con gái của mình trong suốt 1 khoảng thời gian dài. Chứ không thể nào ủng hộ đùng đùng được việc tự dưng 1 đứa con gái hơi “búp bê” hơi “bánh bèo” đáng yêu của mình một ngày về nhà hay post ảnh trên FB cạo đầu đinh? Đó là nỗi sợ hơn là tức giận.
Từ Cati – tình yêu với thời trang, với phối đồ trong suốt khoảng thời gian dài đã “cảm thuần” được cha mẹ cô bé. Theo mình nghĩ là vậy, cho nên họ hiểu và ủng hộ con gái về việc những gì mà cô bé sẽ làm. Mình nghĩ đó là tin tưởng.
Giới trẻ ngày nay không ngừng học hỏi và tiếp thu các văn hóa thời trang. Chúng ta sẵn sàng theo một xu hướng vì bạn, vì bè mà quên “phổ cập” và truyền tình yêu thời trang đến với gia đình chúng ta – những người đã nuôi nấng và cho các bạn cơ hội phát triển. Rồi lại than vẫn với mình rằng : “Cha mẹ em cấm đoán”. Có lẽ tùy nhà, nhưng nếu em không truyền cảm hứng cho cha mẹ biết thì nếu Bi là Bố – Bi cũng vả vỡ mặt em. Sốc mà, chịu sao được.
Quần áo là 1 chuyện, tình yêu là chuyện khác.
Lại nói về cái câu “Cái răng, cái tóc là góc con người”. Nhưng sau khi cắt tóc đi, mình thấy Cati vẫn vậy, vẫn khuôn mặt đó. Dù có cạo đi thì mình vẫn thấy như con bé hàng ngày. Đó là vibe hay mình sang mồm gọi là “Cati’s Aethestic” thì dù có đổi kiểu tóc như nào thì năng lượng thời trang con bé mang lại vẫn vậy. Đúng là mái tóc sẽ ảnh hưởng tới outfit bạn đang mặc vì nó ảnh hưởng tới tỉ lệ khuôn mặt, tỉ lệ cơ thể và quần áo nhưng chung quy “quần áo vẫn chỉ là quần áo, con người thì mãi là con người”.
Năng lượng đó còn được tiếp sức cho một cô bé mà Cati chia sẻ rằng em ấy phát hiện mình có ung thư và phải hóa trị. Em ấy rụng tóc và cũng phải cạo – mà các bạn biết rồi đấy, nỗi sợ đó với 1 người con gái, thực sự… Em ấy chia sẻ khi nhìn thấy Cati thì điều này đã giúp em ấy cảm thấy tự tin và bình thường như bao người khác, một năng lượng tích cực lan tỏa. Mình hiểu dù hơi nhạy cảm, nhưng những người bị UT họ không muốn nhận sự thương hại quá mức vì sẽ làm họ cảm giác như là 1 gánh nặng cho xã hội, cho gia đình. Hãy đối xử với họ thật bình thường như bao người khác. Và Cati đã làm được điều đó, điều mà mình không làm được.
Thế giới thời trang này cũng rất nhiều model đầu đinh là nữ mà vẫn đẹp, vẫn cuốn hút và vô cùng nữ tính đó hay sao. Một cá nhân làm được năng lượng tích cực thì nghĩa vụ của mình phải làm là lan tỏa điều đó cho mọi người.
Kể cả Cati hay cả mình đều không hề khuyến khích các bạn nữ phải cạo trọc mới là chất, là ngầu, là xịn. Hãy cứ là các bạn nhé.
Thân!
Lì xì cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
aethestic 在 Trí Minh Lê Facebook 八卦
FEAR OF GOD – TRIỀU ĐẠI CỦA JERRY LORENZO ĐÃ KẾT THÚC?
(Ý kiến chủ quan)
Hẳn rồi, đã bao lâu rồi các bạn không nghe thêm bất kỳ một tin tức nào đến từ Fear Of God, hay đơn giản vẫn có thông tin nhưng không còn quan tâm nhiều nữa. Một điều mình khá chắc chắn rằng – FOG hay Jerry Lorenzo đã không thể nào theo được nhịp thở chung của thời trang đương đại nữa – thứ nhất là về thứ thời trang của Jerry Lorenzo/ FOG theo đuổi. Đúng như với cái tên “ESSENTIAL” – căn bản, mà căn bản thì có nghĩa nó sẽ là một thứ gì đó simple, basic – thứ sẽ theo bạn cả hành trình, nhưng chắc chắn sẽ có lúc lên và có lúc xuống. Đối với mình, FOG/Jerry Lorenzo đã “Died” tầm khoảng 02 năm trước.
Jerrybois/ Hay Jerry Aethestic/vibe – sẽ hẳn nói đúng hơn sẽ là Kanye West aethestic. Tại thời điểm Kanye West yêu thích đồ FOG và “Midas God” đã thổi bùng cơn gió mang tên FOG hype lên cùng với style layering của mình. Và việc trendsetter Ye đi đầu đã kéo theo hàng loạt celebs (Tất nhiên cũng phải nói tới mối quan hệ của Jerry) yêu thích sử dụng đồ của FOG và style mà nó tạo thành. Cộng hưởng thêm sự phát triển mạnh mẽ của các đầu báo mạng như Hypebeast và Highsnobiety cũng như việc người sử dụng spam hình ảnh đồ mặc FOG tràn lan trên Instagram và Facebook thực sự đã khiến FOG trở thành một thứ gì đó thật tối thượng.
Jerry đã khéo léo sử dụng hình ảnh của “GOD”/Chúa
trời và việc nhắm tới các đối tượng celebs/KOLs sử dụng FOG để đặt Fear Of God thành một nhãn hàng “Highend luxury”. Một cái quần, một cái áo form basic có thể cost bạn tới $1500 hay $2000 và không ít con chiên trong giai đoạn đó – sẵn sàng đốt tiền vào nó. Nhưng dành cho thị trường bình dân hay cấp thấp thì sao?
Câu hỏi này sẽ đặt vào tâm trí mua hàng. Người có tiền thường họ sẽ mua đồ đơn giản là họ thích và không quan tâm về giá nhiều. Vậy đối với 1 thương hiệu simple, basic với oversize tee, layering jacket và string pants/track pants bonus logo “FearofGod” làm sao để cạnh tranh với các dòng lâu đời và đầu tư nhiều về chất xám như Yohji Yamamoto hay CDG là 1 sự khá khập khiễng. Jerry thực hiện chiến lược “Đa nhãn hàng, Đa thị trường” bằng cách hợp tác với PACSUN để ra 1 collection với form gần như là giống 70% mainline và giá như đồ H&M vậy thôi. Thiên hạ cắm đầu mà mua.
Mình chưa bao giờ sở hữu một item mainline của FOG và cũng không có ý định đó (Nhưng nghe nói chất lượng rất tốt). Dù sao thì đây cũng là 1 con dao hai lưỡi, việc này đã góp 1 phần khiến những khách hàng trẻ tuổi lầm tưởng họ đang sở hữu 1 đồ FOG chính hiệu và ra sức thể hiện mình là 1 fashionisto. Căn bản là do quá giống đồ mainline ở 1 số key item nên bằng PACSUn x FOG đã vô hình chung low level chính giá trị thương hiệu của FOG.
Jerrybois thường nổi tiếng các outfit của mình với đôi Vans. Và quả nhiên – các bản hợp tác giữa Vans và FOG thường đạt kết quả rất tốt (mình cũng đã sở hữu) vì đơn giản giá là giá retail của Vans. Tuy nhiên – vì muốn reach out nhiều hơn, Jerry đã hợp tác với gã lớn Nike hơn và xem xem – NIKE x FOG có đạt được sự thành công như với Vans hay không, mình nghĩ mọi người đều có câu trả lời của riêng mình (Từ sneaker tới các item clothing).
Jerry thành công là do thời và cụm từ “Streetwear” đã đôn FOG lên 1 vị trí cao vượt sức mong đợi. Nhưng như bài viết “Sự ảnh hưởng của KOLs lên nền thời trang” – việc quá phụ thuộc vào sự ảnh hưởng của KOLs là 1 con dao hai lưỡi có thể giết chết thương hiệu. Bây giờ Kanye West không mặc đồ FOG, Justin Bieber cũng không – vậy còn ai nhớ tới FOG ngoài những người yêu thích thực sự nữa. Hẳn là không. Chưa kể các thương hiệu copycat và ripoff như MNML. LA ra các bản gần như mang FOG vibe nhưng giá rẻ hơn nhiều cạnh tranh. Chính FOG đã hết thời khiến cả MNML cũng khốn đốn theo.
Cá nhân mình, style của Jerry vẫn clean nhưng nó đã hết nhịp thở chung với thời đại mới cách đây 02 năm trước rồi. Chính một người cũng dựa vào Streetwear mà bùng lên như Offwhite/Virgil Abloh cũng đã nói lên 1 câu đinh “Streetwear is dead” và nhìn xem Louis Vuitton/ Offwhite A/W 2020 Virgil đã làm gì. Jerry hay FOG có thể sẽ sống lâu – vì căn bản là đồ basic vẫn xuất hiện trong tủ đồ của bạn – nhưng ngai vàng “Nỗi sợ của chúa” đã bị hạ bệ từ lâu rồi.
(Cả FOG 2020 cũng nhắm tới Workwear, mà cá nhân mình Workwear thì thà người ta mua đồ Carhart còn hơn là bỏ ngàn đô mua một thương hiệu được coi là Highend luxury)
***Các bạn cũng đừng nói với mình rằng “Tôi mặc vì tôi thích. Tôi không quan tâm những gì người khác nói”. Đúng, tiền các bạn các bạn có quyền quyết định. Nhưng cái phrase trên là chỉ đúng (Theo mình) cho những người có gu ăn mặc độc đáo, khác biệt. Còn bây giờ ra ai cũng giống ai thì đó không phải là cụm từ để thể hiện sự nghèo nàn trong style ăn mặc của bạn (Nếu bạn thực sự yêu thích thời trang) còn nếu không – thì bạn không cần quan tâm bài viết này đâu.
aethestic 在 醫龍插曲- Aesthetic(附中文字幕) - YouTube 的八卦
用自己破破爛爛的英文、網路上的歌詞和千千裡歌詞,潤出比較順暢的句子。Ps:感謝網友們的英文指導,12/15號已經修改部份歌詞,請記得開啟註解功能 ... ... <看更多>