#career_in_spotlight #2k3_nulocareer
làm trong nhà nước là làm gì, môi trường nhà nước vốn được đồn đại là siêu ổn định đến mức ỳ ạch- năm 2021 khác với những năm đầu 2000 thế nào?
này dì phải nhờ anh Nghiêm Thanh Sơn- Cố vấn Cao cấp Giám đốc Điều hành IMF Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước với gần 25 năm kinh nghiệm giải ngố nè.
.
.
Làm việc tại cơ quan Nhà nước: Nơi kiến tạo “luật chơi”
Bạn có muốn là người tạo lập cuộc chơi?
Khi còn theo học tại Đại học Ngoại thương, tôi đặc biệt yêu thích các môn học liên quan đến vấn đề về tỷ giá, cán cân thanh toán, lãi suất,… Thời điểm ra trường lại đúng dịp Ngân hàng Nhà nước tuyển dụng rộng rãi. Vì biết làm việc ở đây sẽ được vận dụng những kiến thức thu nhận từ giảng đường với các môn học mà mình yêu thích nên tôi quyết định thi tuyển. Tôi trúng tuyển và đã trải qua gần 24 năm cống hiến ở nhiều vị trí trong cơ quan này.
Nói một cách nôm na, công việc ở khu vực công dành cho những người tạo lập “luật chơi” (rule-makers): xây dựng chính sách, xác lập các khuôn khổ thị trường mà tất cả các doanh nghiệp nói riêng hay toàn xã hội nói chung phải tuân theo. Ví dụ, làm việc tại Ngân hàng Nhà nước, bạn sẽ tham gia vào quá trình xây dựng khuôn khổ pháp lý, ban hành chính sách liên quan đến tiền tệ và hoạt động ngân hàng như chính sách tỷ giá, lãi suất, các quy định đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng,...
Bên cạnh đó, bạn có cơ hội học tập nâng cao kiến thức cả trong và ngoài nước, hợp tác với các tổ chức quốc tế và đồng nghiệp ở các cơ quan quản lý nước ngoài để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực mình quản lý, cập nhật những phát triển mới, xu hướng mới có liên quan.
Cần chủ động và không ngừng học hỏi
Không ít người cho rằng, làm Nhà nước thì sức ì lớn, quanh năm suốt tháng làm đi làm lại từng đó việc. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra nếu bản thân bạn không chủ động tìm cách vượt qua “cái bẫy an toàn” đó.
Các cơ quan Nhà nước ban hành chính sách để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Xã hội luôn vận động từng giờ, từng phút, một chính sách có thể phù hợp tại thời điểm này, nhưng 1 - 2 năm nữa, chính sách đó bộc lộ những lỗ hổng phải giải quyết, nhất là trong bối cảnh công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay.
Vậy bạn - với tư cách là một rule-maker - bạn nghĩ mình có thể “nằm lì” một chỗ?
Trái lại, bạn cần không ngừng nghiên cứu và chủ động thay đổi: vừa quan sát các biến chuyển của cuộc sống, xã hội trong nước, vừa nhìn ra nước ngoài để học hỏi. Nếu các quốc gia phát triển khác đã có khuôn khổ pháp lý chặt chẽ, cần ngay lập tức đặt câu hỏi tại sao Việt Nam lại chưa có? Và giải quyết vấn đề này ra sao? Hơn ai hết, người làm quản lý công trong các cơ quan Nhà nước phải nhìn ra xu hướng phát triển, có tầm nhìn xa, chủ động nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và kết hợp thực trạng Việt Nam đề đề xuất giải pháp thực tiễn.
Vui - buồn chuyện làm Nhà nước
Trong các chuyến công tác, niềm vui và tự hào của chúng tôi là thấy lá cờ tổ quốc Việt Nam nho nhỏ đặt trên bàn làm việc. Tôi vẫn nhớ kỷ niệm khi được mời tham gia nhóm đặc trách của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) xây dựng “Báo cáo khuyến nghị thúc đẩy phổ cập tài chính trên toàn cầu”.
Việt Nam là nước duy nhất không thuộc Nhóm G20 được mời và được WB tài trợ toàn bộ chi phí tham gia cùng các nước G20. Do nhóm đặc trách này nhóm họp ở nhiều quốc gia trên thế giới nên lá cờ Việt Nam và logo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện diện ở nhiều nơi.
Quá trình làm việc tại nước ngoài như vậy đem lại nhiều niềm vui, cùng với đó là lòng tự hào dân tộc. Ra thế giới để biết được rằng: Việt Nam không hề thua kém, chúng ta cũng có nhiều thành tựu được đánh giá cao. Từ đó, chúng tôi có thêm nhiều động lực để làm tốt hơn nữa.
Nói chuyện vui cũng phải kể đến chuyện buồn.
Đôi khi, có những đề xuất mình nghiên cứu rất kỹ lưỡng nhưng không được cấp trên phê duyệt. Đương nhiên sẽ có tiếc nuối với công sức và tâm huyết đã bỏ ra, nhưng chúng ta cần chấp nhận một điều: Những đề xuất không chỉ phụ thuộc vào sự phát triển của xã hội, vào thời điểm nhất định, mà còn vào cả tư duy quản lý của lãnh đạo cấp trên khi họ cho rằng đề xuất đó không phù hợp.
Lời kết
Không có con đường nào phù hợp với tất cả mọi người, làm Nhà nước cũng vậy. Dù lựa chọn của bạn là gì, sự đam mê, năng động, ham học hỏi vẫn luôn là chìa khoá tới thành công.
Trước khi so sánh làm doanh nghiệp tư nhân hay làm Nhà nước lợi hơn, bạn hãy dành thời gian tự hỏi bản thân: “Mục tiêu lớn nhất của mình là gì?”. Bạn sẽ không thể thành công nếu không có một mục tiêu rõ ràng. Và trên con đường khám phá ấy, cần liên tục học hỏi từ nhiều nguồn sách vở, đặc biệt từ những người có kinh nghiệm đi trước.
Sau cùng, nếu bạn luôn khao khát cống hiến cho đất nước, muốn là người tạo lập cuộc chơi, yêu thích nghiên cứu chính sách, luật lệ, lựa chọn các cơ quan Nhà nước có lẽ là vị trí dành cho bạn. Chúc bạn tự tin và kiên định với con đường mình chọn!
.
.
.
(còn tiếp)
*bản quyền được bảo lưu vui lòng không sao chép nội dung này khi chưa được sự đồng ý qua văn bản
Để tìm hiểu hết những sự vạn biến và bất biến trong nghề làm game của tác giả Thanh Sơn và hơn 22 chuyện nghề khác , các cháu có thể đặt mua full ấn phẩm dày cộm 212 trang in màu “Người Trong Nghề Kinh tế” của Spiderum tại xốp pi: https://shp.ee/uuy8six
dì xin được code độc quyền SPIDNULO để giảm thêm 12% tối đa 50k đơn 85k nữa luôn cho nhẹ ví
cách dùng mã độc quyền: vào ví voucher tại đây https://shp.ee/xsugxnq -> “nhập mã voucher” -> nhập SPIDNULO -> lưu mã và dùng khi thanh toán
thuỲchi 在 Thuychi (thuychi200802123) - Profile - Pinterest 的八卦
See what Thuychi (thuychi200802123) has discovered on Pinterest, the world's biggest collection of ideas. ... <看更多>
thuỲchi 在 Giấc Mơ Trưa | Thùy Chi | Audio MV - YouTube 的八卦
... and jobs please contact: [email protected] (+84)914.389.498 ... Bản quyền thuộc về THÙY CHI © Copyright by Thuy Chi ☞ Do not Reup. ... <看更多>