【真正大學風範】
1. 美國最近的佛州校園槍擊案引發全國各地中學生組織罷課等示威抗議活動,要求議會加強槍管。有個別校區稱學生違反規定,可能要接受紀律處分。時值大學招生季節,一眾大學入學處隨即發表聲明,表示如果有中學生因為參與和平抗爭而被處分,將不會影響到其入學申請。
2. 我注意到這件事,是從克拉克大學的老師和校友得知的。我在克拉克大學過了我在美國的第一年,這學校的校訓是「挑戰傳統、動搖天地」,校園處處是怪人,很大程度上顛覆了我對大學教育的想法。時任校長在我就讀時正是地理學院的院長,記憶中印象不錯,也可猜到他會出聲明撐中學生。
3. 再看新聞,原來不單是克拉克大學,還有很多著名院校的入學處都聲明不會追究學生。他們都不約而同指出大學應追求多元,學生應以貢獻社會為抱負,不應因此而被秋後算帳。這兒只是列出部分我找到有出聲明的院校,篇幅所限未能盡錄。
4. 回到香港,大學管理層面對政治爭議的膽怯程度,令人心寒。我明白,這後面涉及大學撥款和捐款的政治。但在這樣的環境下工作,怎能不叫人氣餒。
5. 順帶一提,如果有家長認為香港的大學校園太「政治化」的話,請認清這兒列出的一眾院校,千萬不要報讀啊!
---
10am 更新:
Brown University
Dartmouth College
Elmira College
George Washington University
Northeastern University
Rochester Institute of Technology
Seattle University
University of California (Los Angeles)
University of Cincinnati
University of Denver
University of Puget Sound
University of San Francisco
University of Southern California
University of Washington
Wellesley College
Wesleyan University
Williams College
Whitman College
Worcester Polytechnic Institute
---
27日更新: 175+ 間院校清單
http://www.openculture.com/…/120-college-admissions-offices…
「rochester institute of technology」的推薦目錄:
- 關於rochester institute of technology 在 Kai Chi Leung 梁啟智 Facebook
- 關於rochester institute of technology 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook
- 關於rochester institute of technology 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook
- 關於rochester institute of technology 在 Rochester Institute of Technology - YouTube 的評價
rochester institute of technology 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 八卦
#HannahEdApplyStory - Bỏ học kiến trúc để săn học bổng 8 tỷ đồng
Hoàng Mai Uyên bỏ dở năm nhất Đại học Kiến trúc, lên lộ trình săn học bổng du học và đã được 9 trường ở Mỹ đồng ý, trong đó có Cornell.
Đến cuối tháng 4, sau gần nửa năm nộp hồ sơ vào 20 đại học, Uyên được các trường: Cornell, Hobart and William Smith Colleges, Rochester Institute of Technology, Miami University, Drexel University, Augustana College, Depauw University, Miami University, College for Creative Studies cấp học bổng.
Uyên đã chọn ngôi trường mình hằng mơ ước - Cornell (thuộc nhóm tinh hoa Ivy League) với mức học bổng toàn phần hơn 336.000 USD (khoảng 8 tỷ đồng) cho 4 năm học.
Hành trình du học của nữ sinh quê Khánh Hoà không bằng phẳng như nhiều người. Hồi nhỏ, Uyên thích hội họa, có thể vẽ mọi lúc, mọi nơi. Thấy đam mê của mình không được mọi người thấu hiểu, nữ sinh dần khép mình và tìm đến sách như một sự giải tỏa. Cô học trò dành hết tiền tiêu vặt để mua sách báo. Uyên biết nhiều câu chuyện của du học sinh kể về trải nghiệm học tập và hoạt động nghệ thuật trong môi trường mới. "Tìm cơ hội du học, đó sẽ là cách để mọi người xung quanh thay đổi suy nghĩ về tôi", Uyên kể.
Bày tỏ ý định du học với gia đình từ lớp 7 nhưng liên tục bị phản đối, Uyên thi vào Đại học Kiến trúc TP HCM theo mong muốn của ba mẹ. Nhưng Uyên nhận ra mình không phù hợp với môi trường ở đây nên muốn thôi học một thời gian để tự do khám phá bản thân. Thấy con kiên quyết, ba mẹ dần chấp nhận, cho cô một cơ hội thử sức.
Khởi đầu cho hành trình tìm suất du học của Uyên là việc tham gia kỳ thi SAT đợt tháng 8/2020. Với kết quả 1350 điểm, Uyên chưa hài lòng nên đăng ký tiếp hai đợt thi tháng 9 và tháng 10 nhưng đều bị hủy do Covid-19. Thay vì điểm số, Uyên chú tâm vào các hoạt động ngoại khóa và bài luận để hồ sơ có điểm sáng.
Trong bài luận văn gửi đến các đại học, Uyên nói về vốn sống quan trọng là những trải nghiệm trong các hoạt động xã hội từ thời học sinh. Hồi là nữ sinh lớp 10 trường THPT Phan Bội Châu (Khánh Hòa), thấy ở trường ít sự kiện, đội nhóm, Uyên "khăn gói" lên TP HCM để nộp hồ sơ vào nhiều câu lạc bộ với mong muốn được trải nghiệm. Cô từng là thành viên nhỏ tuổi nhất của S.E.P Project - AIESEC HCM tham gia chuyến đi tình nguyện dạy giáo dục giới tính cho các em học sinh tiểu học và THCS tại Bình Phước.
Lên lớp 11 và 12, Uyên cùng các bạn trong lớp thành lập câu lạc bộ tiếng Anh và tổ chức sự kiện Haloween đầu tiên trong trường. Vào Đại học Kiến trúc, Uyên tham gia nhiều tổ chức tình nguyện với các hoạt động giảng dạy, phục hồi chức năng dành cho trẻ khuyết tật. Trong hơn một năm, cô hoạt động dưới nhiều vai trò: trợ giảng tiếng Anh, dạy vẽ, làm truyền thông, hỗ trợ tổ chức các lớp học thể thao, văn nghệ, chụp hình.
Ngoài bài luận chính, các trường đều yêu cầu thêm 1-2 bài luận phụ nên cô mất thời gian suy nghĩ, chỉnh sửa. Nếu không rõ thế mạnh của mình, ứng viên sẽ gặp khó khăn trong lúc chọn chủ đề phù hợp. "Tôi đã dành thời gian trả lời hơn 100 câu hỏi về cuộc đời mình, viết gần 20 trang tóm tắt hành trình trưởng thành, từ mẫu giáo đến hiện tại để biết mình thực sự quan tâm đến vấn đề gì", nữ sinh nói.
Trong hai tháng, cô hoàn thành bài luận chính với chủ đề bình đẳng giới, sức mạnh của người phụ nữ thông qua câu chuyện về cuộc đời của bà nội. Thời đó nhà nghèo, một mình bà phải làm 10 công việc một lúc để nuôi bốn người con, từ làm mắm, bán nước mía, bán chè, phục vụ... Ai thuê gì, dù vất vả cỡ nào bà cũng nhận. "Nghị lực của bà nội đã nuôi sống cả gia đình, đó là điều phi thường mà bà đã làm được. Em sẽ đưa giá trị của bà lên cho mọi người thấy chứ không chỉ chôn vùi trong hai chữ phụ nữ", Uyên nói.
Ngoài ra, nữ sinh gửi cho trường bài luận phụ lấy cảm hứng từ mái tóc. Từ hồi học phổ thông, Uyên gặp áp lực nên tóc rụng nhiều. Cô biết tóc rụng thường là biểu hiện của lo âu, áp lực nhưng thay vì lo sợ và trốn tránh, Uyên biến nó thành cảm hứng và động lực sáng tạo. Mỗi lần gội đầu, cô không vứt đi mà dính chúng lên tường, sáng tạo những bức tranh bằng đường nét của tóc.
Cô cũng gửi cho các trường 30 tranh vẽ và thiết kế trên nhiều chất liệu khác nhau như tranh chì, tranh sơn dầu, thiết kế đồ họa. Mỗi tác phẩm, Uyên lại đính kèm một bài luận nhỏ về ý nghĩa nó đem lại cho bản thân.
Uyên nộp hồ sơ vào 6 trường ngay đợt xét sớm (tháng 11/2020) và trúng tuyển 5 trường với mức học bổng khá cao. Duy nhất Cornell có kết quả không như mong đợi, hồ sơ của Uyên bị đưa vào danh sách chờ để xét đợt sau. "Kỳ vọng nhất vào trường này nên lúc đó tôi rất hụt hẫng, cho đây là lời từ chối nhẹ nhàng của họ", Uyên nói.
Trong thời gian đợi, Uyên thấy cần thành lập và quản lý một tổ chức riêng để tự tin hơn vào bản thân. Được sự ủng hộ của bạn bè, nữ sinh sáng lập The Cardboard House - dự án thu gom bìa carton để dựng lên những mô hình nhà, đồ chơi dành tặng cho các em ở trại trẻ mồ côi và lớp học tình thương. Uyên cập nhật hoạt động này vào hồ sơ gửi trường Cornell kèm một bức thư bày tỏ niềm yêu thích với trường.
Trong đợt xét hồ sơ tháng 1 năm nay, Uyên nộp thêm 14 trường. Trong hai tuần, cô nhận liên tiếp 7 lá thư từ chối, đa số từ những trường mơ ước. Thấy con không đạt được kết quả như ý, ba mẹ khuyên cô học tiếp ở Việt Nam, từ bỏ ý định ra nước ngoài.
"Đó là khoảng thời gian áp lực nhất. Tôi đăng ký nhiều lớp học và làm thêm, khiến mình bận rộn nhất có thể nên không để ý ngày trả kết quả của trường Cornell", Uyên cho biết.
Một ngày đầu tháng 4, cô đi dạy thêm như thường lệ, khi về kiểm tra email mới biết mình nhận được thư chúc mừng từ ngôi trường danh giá. Nữ sinh bất ngờ đến mức chỉ ngồi nhìn máy tính cả chiều, không có tâm trí làm việc. Cô báo tin cho ba mẹ mà không biết nói gì ngoài câu: "Con đậu rồi".
Các trường đại học bên Mỹ không bắt sinh viên chọn chuyên ngành từ năm đầu, nên Uyên mong muốn được trải nghiệm nhiều nhất có thể, chẳng hạn như Kinh tế học, Truyền thông, Khoa học môi trường.
Cố vấn cho Uyên trong quá trình làm hồ sơ du học, chị Nguyễn Thủy Tiên nhận xét cựu nữ sinh Kiến trúc rất chăm chỉ, khiêm tốn, không bao giờ viện cớ cho những điều mình làm chưa tốt. "Tôi yêu cầu Uyên sửa tới 40 lần phần hồ sơ nghệ thuật nhưng em luôn hoàn thành đúng hạn, không chán nản. Dù đôi lúc rụt rè, tự ti nhưng chính tinh thần cầu tiến đã giúp em đạt được ước mơ du học", chị Tiên cho biết.
Link: https://bit.ly/39iAJLI
Nguồn: theo Diệu Uy báo Vnexpress
#scholarshipforvietnamesestudents #hannahed #hannahedapplystory #applystory #duhoc #hocbong
rochester institute of technology 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 八卦
[Apply Story] - Nữ sinh Việt chinh phục học bổng 4,7 tỷ đồng tới Mỹ nhờ ước mơ làm nghề cơ khí
Nữ sinh chuyên Ams Vũ Mai Linh khiến không ít người bất ngờ khi em quyết tâm theo đuổi ngành cơ khí. Chọn một ngành thường dành cho phái nam, nữ sinh Việt đã thuyết phục hội đồng tuyển sinh 6 trường đại học chấp nhận, trong đó có suất học bổng 4,7 tỷ đồng cho 4 năm học tại ĐH Rochester (top 33 đại học quốc gia tốt nhất Mỹ).
Mùa ứng tuyển du học năm nay, Mai Linh trúng tuyển vào 6 đại học Mỹ là University of Rochester, New Jersey Institute of Technology, Suny at Buffalo, Illinois Institute of Technology, University of Cincinnati và Miami University.
Tuy không có được bảng thành tích học tập thuộc top đầu tại ngôi trường chuyên Hà Nội - Amsterdams, nhưng Mai Linh chưa bao giờ từ bỏ ý định du học. Thay vào đó, em lại sở hữu một danh sách dài các hoạt động ngoại khóa, tích lũy nhiều bài học và kinh nghiệm thực tiễn. Linh chia sẻ rằng may mắn được bố mẹ khuyến khích đi du học từ năm lớp 10 nhưng con đường và hướng đi vẫn còn rất mơ hồ với em. Nhưng do sự quyết tâm nên em đã bình tĩnh từ từ tìm ra lối đi cho mình, từ đó em lên kế hoạch củng cố GPA, IELTS, hoạt động ngoại khóa và các bài thi chuẩn hóa SAT.
Mỹ luôn là quốc gia mang nhiều hoài bão đến cho học sinh, sinh viên Việt Nam các em cùng chị đọc thêm nhiều bài chia sẻ kinh nghiệm thế này để tiếp thêm động lực săn học bổng Mỹ nhé <3
Link: https://bit.ly/2MXyt0A
#scholarshipforvietnamesestudents #hannahed #hannah #applystory #hannahedapplystory #scholarship #studyingabroad #studyinusa #scholarshipinusa #usascholarship #dreamhighflyhigh #usa
rochester institute of technology 在 Rochester Institute of Technology - YouTube 的八卦
At Rochester Institute of Technology we shape the future and improve the world through creativity and innovation. As an engaged, intellectually curious, ... ... <看更多>