#HannahJob KINH NGHIỆM THI ASSESSMENT CENTER!
Các bạn ở Việt Nam có thể cảm thấy còn xa lạ chứ nếu là du học sinh thì chị nghĩ khoảng 80% các tập đoàn lớn ở nước ngoài đều có vòng Assessment Center trong quy trình tuyển dụng. Và xu hướng hiện tại thì chị nghĩ Việt Nam cũng sẽ dần sử dụng biện pháp này đó. Nhân đây chị đọc được bài của một bạn 9x cực kì giỏi, nhận được offer từ H&M Thụy Điển, Facebook Singapore, Unilever Hà Lan, ... nên chia sẻ cho các bạn trong nước và đặc biệt là các du học sinh nhé!!!!
1. AC là gì?
AC là một trong những vòng tuyển dụng quan trọng, thường là vòng cuối cùng mà các công ty, tập đoàn lớn tổ chức ra đánh giá về các kĩ năng khác nhau của ứng viên (cho Internship - Yes, Internship ở đây có AC / Fulltime Position / Graduate Program / Management Trainee): Làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, xử lý số liệu, sự hiểu biết về công ty, ngành, hòa hợp về văn hóa... Nói chung là nó test tất cả các thứ mà công ty cần để xem bạn có phải 1 good fit không.
AC gồm giới thiệu về công ty, presentation về bạn cho Management Team (Thường là 5p), phỏng vấn cá nhân, giải case cá nhân, giải case nhóm.
Trong ngày AC, tất cả ứng viên sẽ được mời đến trụ sở của công ty để tham gia vòng cuối của tuyển dụng kéo dài từ 9h sáng tới 5h chiều. Thường thường 1 tuyển dụng Graduate Program/Management Trainee của công ty lớn ở đây sẽ có 2000-4000 applicants (Internship chắc ít hơn 1/4 hoặc 1/5), nhưng sẽ rơi rớt hết và chỉ còn tầm 30-50 người trụ lại để vào AC. Xong AC chỉ chọn 5-7 người có offer.
Ở bên Châu Âu, các công ty sẽ sponsor visa, vé máy bay, khách sạn cho ứng viên trong suốt quá trình tham gia AC nên vào ngày đó không ngạc nhiên khi thấy những bạn bay từ TQ, Sing, Nga, Mỹ, Úc… và có bạn còn kéo cả vali vào nữa cơ. Xem như được đi du lịch miễn phí, không phải trả 1 đồng bạc nào!
2. Những lầm tưởng hay mắc phải về AC?
Những người có profile khủng sẽ dễ lọt vào mắt xanh Assesors hơn?
Tùy! AC chỉ tập trung tìm ra những tiềm năng tương lai của các bạn. Những gì bạn đã đạt được trong quá khứ chưa chắc nói lên bạn sẽ làm được những gì công ty expect ở bạn trong AC.
Vào AC, bạn sẽ thấy có nhiều ứng viên khác sẽ chủ động tiếp cận với bạn, họ rất tự tin, họ sẽ khoe rất nhiều về những gì họ đạt được để nhằm đánh tâm lý mình: Business School top 10 Châu Âu, Co-founder Startup, Internship ở MBB, Big 4, Goldman Sachs, Unilever… Hell no, nghe thôi đừng nghĩ. Cứ nghĩ là tụi nó cũng như mình thôi, để xem. Bản thân mình có cái giá của mình! Cứ trò chuyện vui vẻ, thoải mái!
Mình nhớ có lần đi AC ở Unilever, có 1 bạn lại bắt tay và giới thiệu với mình bạn í học trường X top 15, exchange trường Y top 10 *Ok, nói tên trường là tao biết, việc gì phải top này top nọ?* - Mình nghĩ bụng. Bạn hỏi mình: "Chắc mình biết mấy trường này phải không?”. Mình nghĩ thầm: “Biết chứ, trường mày thấp hơn trường tao 10 mấy bậc ranking cơ mà!”. Nhưng mình cũng không nói gì, chỉ tặng bạn nụ cười thân thiện coi như quà gặp mặt. Quả thật sau đó vài tiếng đồng hồ, bản cùng nhóm với mình vòng teamwork. Bản là người bất chấp nói không cho ai đưa ra 1 ý kiến gì. Mình bẻ lại từng cái argument của bạn, cuối cùng bạn im và sau đó là trượt :)
Tóm lại hơn nhau là ở cái đầu, không phải ở tờ CV! Nên biết khiêm nhường đúng chỗ vì đó cũng là động thái tốt để chúng nó dễ chia sẻ cho bạn. Và bạn cũng hiểu rõ và đoán được xem chúng nó có tính cách, thái độ, background, mạnh yếu, interest như thế nào để sau này vào vòng giải case study nhóm, bạn sẽ phải là người tự xung phong đứng ra phân công những phần trong case, delegate việc cho từng người dựa vào background, điểm mạnh, điểm yếu của chúng nó. Điều đó thể hiện bạn là người có mắt quan sát + leadership tốt.
Những người nói càng nhiều như đấu khẩu với các ứng viên khác thì càng dễ đậu?
Bỏ ngay ý nghĩ đó giùm! Nó nói nhiều những chưa chắc nó nói đúng. Chất lượng vẫn hơn số lượng. Nói nhiều, nói nhây, nói dai, nói dại. Có những đứa vào vòng giải case nhóm nói rất hùng hục, hăng say, không chừa cho ai nói câu nào hết. Và đa phần những ý kiến đó cũng không thêm được value gì thêm. Những người đó sẽ bị đánh giá là không phải team-player vì quá self-centered. Nhưng mặt khác, cũng đừng im như cái nhíp, đừng có ai nói gì cũng gật nếu không muốn bị mất điểm. Đây không phải sân chơi cho những người không có chính kiến, bọc trong một vỏ bọc quá an toàn.
Bài học là nên thả miếng nào chắc cú miếng đó. Nếu bí quá không biết thả thì nên chịu khó nương theo miếng của các bạn, lắng nghe ý kiến người khác có khi bạn sẽ phát triển được thêm ý đó theo một hướng khác hoặc bẻ gãy luôn argument của tụi nó. Cái này được đánh giá cao lắm vì thể hiện bạn là người xem xét vấn đề từ nhiều phía. Nhưng mà muốn bẻ thì cũng phải chịu khó dùng neuron nghĩ theo hướng critical, chứ chưa gì nhảy vào bẻ liền mà hố là gậy ông đập lưng ông, ai bảo lanh chanh?
[...]
Nguồn: Duc Tran
Các bạn xem đầy đủ tại đây nha:
https://hannahed.co/kinh-nghiẹm-thi-vong-assessment-center/
<3 Like và share nếu các em thấy thông tin có ích nhé <3
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents #AssessmentCenter
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過62萬的網紅Bryan Wee,也在其Youtube影片中提到,...