ÂM THANH CỦA TỰ DO TỪ NGUYỄN HỒNG GIANG
Nguyễn Hồng Giang là một nghệ sĩ và nhà sản xuất âm nhạc hiện đang sống và làm việc tại Sài Gòn. Bắt đầu từ 11 năm học piano cổ điện tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, anh hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc thể nghiệm và hiện tại làm việc với vị trí một nhà sản xuất âm nhạc lấn sân trên rất nhiều thể loại: Hip-Hop, Rock, nhạc điện tử. Anh là người đứng sau những hit như 'Cho Họ Ghét Đi Em' của Huỳnh James, 'I Lab You' của Tiên Tiên hay 'Chết Đi Cho Rồi' của Cam và vô số các ca khúc khác. Ngoài ra Giang cũng đã từng tham gia rất nhiều các liên hoan âm nhạc tại Việt Nam cũng như trong Châu Á như Hanoi Sound Stuff, Hanoi New Music Meeting, Asian Meeting Festival, SoundLab 2016. Năm 2019, Nguyễn Hồng Giang đã release album Screenshot - tổng hợp 22 ca khúc mà anh hợp tác & sản xuất cho các nghệ sĩ Việt Nam.
🙏Hỏi: Chào anh Giang! Cảm ơn anh đã nhận lời mời phỏng vấn. Được biết anh đã phát hành một album Hip-Hop có tên là 'Cuộc Chơi', với sự tham gia của 13 rapper khách mời. Anh có thể bật mí quá trình lên ý tưởng và thực hiện album này?
🔥Trả lời: 'Cuộc Chơi' được phát hành vào tháng 10/2015, kế hoạch thì được bắt đầu từ tháng 7/2015. Ý tưởng được đến một cách ngẫu nhiên, nó đến cũng đúng thời điểm bởi vì năm 2015 kế hoạch âm nhạc của anh là phải có một album Hip-Hop. Về phần thực hiện thì cũng không có gì đặc biệt, anh làm một loạt beat nhạc sau đó mời các rapper tham gia. Công đoạn làm beat tốn khoảng 2 ngày, sử dụng nhiều chất âm thanh từ nhạc trap và Electro, Old-school Hip-Hop và những âm thanh của riêng anh.
🙏Hỏi: 'Cuộc Chơi' đánh dấu một bước tiến xa so với khởi đầu của anh là một nghệ sĩ chơi nhạc thể nghiệm và harsh noise. Điều gì đã thôi thúc anh trở thành một nhà sản xuất âm nhạc đa thể loại?
🔥Trả lời: Ngay từ lúc bắt đầu anh đã thích làm nhiều thể loại âm nhạc khác nhau. Anh không phải là nghệ sĩ chơi nhạc thể nghiêm hay harsh noise, hoặc là producer. Anh không đặt mục tiêu mình sẽ là ai mà chỉ tập trung hoàn thành những gì mình thích và lên kế hoạch cho âm nhạc do chính mình tạo ra. Âm nhạc là một thế giới rộng lớn luôn luôn thôi thúc anh phiêu lưu và khám phá. Đồng thời nó cũng là một trò chơi không bao giờ chán trong cuộc sống của anh, cảm giác giống như đang chơi game nhập vai vậy.
🙏Hỏi: Nghệ sĩ hoặc nhóm nhạc nào mà anh đã từng làm việc khiến anh cảm thấy ấn tượng? Kỉ niệm nào đối với anh là đáng nhớ nhất trong quá trình sản xuất âm nhạc? Năm 2015 cũng là năm anh hoạt động tích cực với các nghệ sĩ Hip-Hop ở Sài Gòn. Trải nghiệm này đã mang đến cho anh những điều gì thú vị?
🔥Trả lời: Có rất nhiều những nghệ sĩ và band nhạc mà anh cảm thấy ấn tượng khi làm việc chung gần đây nhất là Táo, Cam, Emcee K từ Sài Gòn và rapper Nuvon đến từ Busan, Hàn Quốc. Họ có nhiều cá tính rất đặc biệt và tài năng.
Mỗi giai đoạn anh đều có những kỉ niểm đáng nhớ riêng. Như năm 2006, anh một mình chơi nhạc black metal. Năm 2009, anh lập nên dự án harsh noise 'Writher' và trình diễn 2 buổi đầu tiên tại Nhà hát tuổi trẻ và Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh. Không thể kể đến giai đoạn sản xuất nhạc cho Time Keeper, giai đoạn gặp và làm nhạc cùng với những người bạn trong giới Hip-Hop, giai đoạn trình diễn tại Asian Meeting Festival và gặp những những người bạn đều có những ngôn ngữ âm nhạc gần giống như mình. Điều đó giúp anh cảm thấy anh không hề cô đơn trong thế giới âm nhạc rộng lớn này.
🙏Hỏi: Ngoài ra, anh còn là một nghệ sĩ biểu diễn hoạt động tích cực trong giới underground ở Sài Gòn - và là người đồng sáng lập Viet Music Reunion - chuyên tổ chức các buổi diễn underground. Theo anh, hoạt động của Viet Music Reunion có ảnh hưởng như thế nào đến cộng đồng nghệ sĩ địa phương?
🔥Trả lời: Viet Music Reunion là một sân chơi mở cho tất cả nghệ sĩ, bất cứ ai cũng có thể thể hiện âm nhạc của chính mình tại những chương trình tổ chức mỗi tháng. Anh cũng không biết nó sẽ tạo ra ảnh hưởng như thế nào, chỉ biết tiếp tục hoạt động và phát triển.
🙏Hỏi: Ngoài những hoạt động ở Sài Gòn, anh còn biểu diễn ở Hà Nội và một số quốc gia châu Á như Nhật Bản và gần đây nhất tại Soundlab 2016 ở Malaysia và Ordinary ở Thái Lan. Anh có thể nói thêm về những hoạt động âm nhạc anh đã làm trong thời gian ở các quốc gia này?
🔥Trả lời: SoundLab 2016 là một dự án mà 13 nghệ sỹ đến từ nhiều quốc gia khác nhau có 10 ngày sống và làm nhạc tại resort The Dusun tại Malaysia. Trong khoảng thời gian ở Malaysia anh có làm nhiều bài mới và sẽ có mặt trong CD tổng hợp của SoundLab.
Tháng 5 vừa rồi anh có tham gia trình diễn tại chương trình Ordinary 2016 ở Thái Lan. Tại sự kiện đó anh trình diễn ngẫu hứng cùng với visual của LongX [Cao Hoàng Long]. Cả hai cũng không có sự chuẩn bị gì trước, chắc cũng mấy năm rồi mới làm việc lại cùng nhau.
🙏Hỏi: Song song với việc hợp tác cùng các nghệ sĩ địa phương, anh vẫn thường xuyên phát hành các album noise và sound art trên Bandcamp. Đâu là nguồn cảm hứng khiến anh giữ một nhịp độ làm việc đều đặn như vậy?
🔥Trả lời: Làm nhạc không chỉ là công việc mà nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của anh. Anh làm nhạc như người ta cần ăn uống mỗi ngày. Việc làm nhạc đã trở thành thói quen và cảm hứng của anh cũng đến từ đó.
🙏Hỏi: Các tác phẩm noise và sound art của anh có sự thay đổi đáng kể theo thời gian. Khi mới bắt đầu sự nghiệp, chất liệu hầu hết là analog, và sau này chuyển dần sang digital. Lí do nào dẫn tới sự chuyển đổi này? Anh muốn khám phá những ý tưởng, phương hướng nào qua những thử nghiệm này?
🔥Trả lời: Nó không hẳn là sự chuyển đổi - anh vẫn sử dụng và kết hợp cả hai với nhau. Sau này vì lý do công việc mở phòng thu, sản xuất âm nhạc nên hầu hết toàn bộ thời gian anh phải làm việc với digital nhiều hơn. Điều đó giúp anh tiện lợi lưu trữ, quản lý tất cả âm thanh và ý tưởng của riêng mình.
🙏Hỏi: Ngoài ra, em còn được biết anh có việt một patch (*) dành cho cả việc sản xuất lẫn trình diễn, anh có thể giải thích thêm về nó?
🔥Trả lời: Patch này có tên là 'The Architect'. Nó giúp anh điều khiển, trình diễn và phác thảo ý tưởng, thiết kế và biến đổi âm thanh. 'The Architect' có thể sử dụng cho tất cả thể loại âm nhạc và được anh viết hoàn tất trên Audio Mulch và Bidule. Anh sẽ cập nhật phiên bản trên Max MSP và Reaktor nếu anh có thời gian. Ngoài ra anh có thiết kế controller để điều khiển patch này trên Ipad. Trong tương lai nếu kiếm được người làm chung anh sẽ biến nó thành phiên bản standalone.
🙏Hỏi: Những chất liệu âm thanh nào thường xuyên xuất hiện trong âm nhạc của anh ? Chúng có ý nghĩa như thế nào đối với anh?
🔥Trả lời: Anh sử dụng rất nhiều chất liệu âm thanh khác nhau để làm nhạc. Đặc biệt anh thích nhất là feedback, distortion, những âm thanh có tần số cao xuất hiện trong black metal, death metal, grindcore, drone doom, dark ambient - những thể loại âm nhạc mà anh rất thích nghe trong khoảng thời gian học piano tại Nhạc Viện.
🙏Hỏi: Em được biết trong lĩnh vực nhạc thể nghiệm và sản xuất âm nhạc, anh là một nghệ sĩ tự học. Việc tự học đã cho anh những điều gì giá trị và những thử thách như thế nào?
🔥Trả lời: Việc tự học giúp anh có thể tùy ý làm và thử nghiệm tất cả những gì mính muốn. Thử thách chỉnh là nó sẽ không giải đáp thắc mắc cho mình mà chính mình phải tự trả lời câu hỏi.
🙏Hỏi: Anh còn có những dự án ngoài lề rất thú vị khác, trong đó có thể kể đến dự án instrumental rock Time Keeper. Câu chuyện đằng sau sự thành lập của dự án này là gì?
🔥Trả lời: Câu chuyện rất đơn giản: Một ngày, anh đang làm nhạc ở studio thì anh Tô đến chơi và tình cờ ngẫu hứng với cây guitar. Anh thu âm lại sau đó phối bài và dàn dựng thành một tác phẩm âm nhạc hoàn chỉnh. Từ đó cả hai lập nên Time Keeper. Time Keeper đã có nhiều buổi trình diễn tại Sài Gòn. Anh Tô chơi guitar và anh chơi keyboard.
🙏Hỏi: Điều gì khiến anh tâm đắc nhất khi thực hiện album và chơi nhạc cùng với anh Tô?
🔥Trả lời: Cả hai đều có cuộc sống và con đường khác nhau nhưng vẫn có thể tạo ra âm nhạc của chính mình. Đó là điều anh tâm đắc nhất khi chơi nhạc cùng anh Tô.
🙏Hỏi: Time Keeper đã ghi dấu ấn đậm nét trong giới underground rock tại Việt Nam trước khi ngừng hoạt động. Liệu Time Keeper sẽ tái hợp trong thời gian sắp tới?
🔥Trả lời: Có thể sẽ tái hợp nếu cả hai có thời gian.
🙏Hỏi: Quan điểm của anh về hai khái niệm underground và mainstream như thế nào?
🔥Trả lời: Hai khái niệm đó không quan trọng đối với anh, anh chỉ quan tâm đến âm nhạc.
🙏Hỏi: Với anh thì âm nhạc có ý nghĩa như thế nào?
🔥Trả lời: Kết nối, cảm nhận, và còn nhiều nữa. Âm nhạc đã đưa anh đến nơi mình muốn đến, gặp những người mình biết chắc là sẽ gặp.
🙏Hỏi: Nếu dùng ba từ để miêu tả âm nhạc của anh, anh sẽ dùng những từ gì?
🔥Trả lời: Nguyễn Hồng Giang
___
(*) Chú thích: Patch trong khuôn khổ bài viết này có nghĩa là một sơ đồ âm thanh viết bằng ngôn ngữ lập trình trực quan (visual programming language)
___
- Dự án 'OUTNHG' tổng cộng 520 bài nhạc thể nghiệm (tính đến 2019) do Nguyễn Hồng Giang sản xuất, phát hành dưới định dạng kỹ thuật số, tất cả đều nằm trong USB. Ý tưởng cuả dự án này Giang đã lên kế hoạch từ 2010, nhưng cho đến tận năm 2015 mới bắt đầu thực hiện và đi sâu vào nó, trong khoảng thời gian đó Giang vẫn hoạt động nhiều dự án âm nhạc khác, như Time Keeper và những dự án về nhạc điện tử, Hip-Hop, phòng thu .v..v. Dự án 'OUTNHG' vẫn đang được tiếp tục phát triển thêm, và tiến tới sẽ Nguyễn Hồng Giang có dự định phát hành cả Game.
- Noise Music là tiếng ồn âm nhạc. Loại hình âm nhạc này có thể xem là nghệ thuật sử dụng âm thanh, chấp nhận dung hòa tất cả mọi yếu tố của âm thanh như giai điệu, tạp âm, tiếng ồn, sự bất ổn trong tâm hồn, tiếng vọng từ tiềm thức… và tái hiện lại trong hiện thực. Những tiếng ồn đó được nghệ sỹ làm biến dạng qua các dụng cụ điện tử tạo ra tín hiệu âm thanh, độ vang, biến dạng sóng âm, có thể là âm thanh sống… tất cả tạo ra phục vụ cho ý tưởng của mình. Không giới hạn. Nôm na là đẩy sự cực đoan lên cao, bóp méo và làm cho sống động hơn. Nhiều nghệ sỹ trên thế giới theo đuổi Noise Music hoặc sử dụng chất liệu Noise Music như: Iannis Xenakis, Karlheinz Stockhausen, Takehisa Kosugi, Yasunao…
- Tháng 11/2019, Nguyễn Hồng Giang đã tham dự chương trình 'Music Box: Into the Noise' (được tổ chức bởi VCCA) nhằm giới thiệu, chia sẻ về nhạc Noise. Qua sự kiện này, Nguyễn Hồng Giang đã trình diễn những tác phẩm trong dự án OUTNHG cùng đó kèm với hiệu ứng thị giác - đây là dự án gồm những thực hành nhạc Noise bởi Nguyễn Hồng Giang kéo dài từ năm 2017 đến nay. Bên cạnh đó, Giang đã chia sẻ với khán giả về nhạc Noise nói chung và các khía cạnh, các ứng dụng khác của nhạc Noise trong các dự án của anh.
___
Có thể bạn chưa biết: Bài phỏng vấn được thực hiện bởi Nguyễn Hồng Nhung (Sound Awakener). Sound Awakener cũng là một dự án về nhạc thể nghiệm của Nhung. Sau Giang, Nhung là một bạn nữ thuộc thế hệ trẻ mà Động vô cùng ngưỡng mộ, đặc biệt là họ có điểm chung là đều học piano cổ điển, và thực hành nhạc thể nghiệm, bên cạnh những dự án cá nhân khác. Ở bài phổng vấn sắp tới, Cổ Động sẽ chia sẻ với mọi người về Nhung nhiều hơn, về những câu chuyện liên quan và mong muốn của Nhung với âm nhạc.
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過62萬的網紅Bryan Wee,也在其Youtube影片中提到,...
「grindcore」的推薦目錄:
- 關於grindcore 在 Cổ Động Facebook
- 關於grindcore 在 DJ Mykal a.k.a.林哲儀 Facebook
- 關於grindcore 在 Flesh Juicer 血肉果汁機 Facebook
- 關於grindcore 在 Bryan Wee Youtube
- 關於grindcore 在 Travel Thirsty Youtube
- 關於grindcore 在 スキマスイッチ - 「全力少年」Music Video : SUKIMASWITCH / ZENRYOKU SHOUNEN Music Video Youtube
- 關於grindcore 在 [閒聊] 關於Grindcore和Death Metal - 精華區RockMetal 的評價
- 關於grindcore 在 Top 20: The Best GRINDCORE Bands - YouTube 的評價
- 關於grindcore 在 10 Greatest Grindcore Bands - YouTube 的評價
- 關於grindcore 在 Grindcore art - Pinterest 的評價
- 關於grindcore 在 Grindcore Band Ultra Vomit Performs For French President ... 的評價
grindcore 在 DJ Mykal a.k.a.林哲儀 Facebook 八卦
毫無疑問, Flesh Juicer 血肉果汁機 最新力作《GOLDEN 太子BRO》,是2021年裡第一張讓我聽得爽度爆表的炸裂專輯:
https://apple.co/3t0Q109
繼續保有宮廟元素的結合,《GOLDEN 太子BRO》加上更多電子乃至trap元素還有 ØZI 的跨刀,一路從grindcore、metalcore航向nu-metal的血肉果汁機這次祭出的新專輯不但多元、而且爽度爆表,私心覺得與去年的Code Orange同等級!
只能說如果PARTYROOM還在,新專輯裡面肯定有好幾首歌曲會讓我不停播放啊啊啊
而且就在今天,與我同屬 ROKON 滾石電音 旗下的dubstep/bass music製作人 DJ Ground 先前邀來血肉果汁機合作的單曲〈無病識感病人〉,也有交由 Horzeman 炮製的全新Remix上架了,比原曲更為炸裂的metalstep/deathstep攻略絕對轟得你通體舒暢:
https://youtu.be/rOBUfu3fZE8
#麥大電激
grindcore 在 Flesh Juicer 血肉果汁機 Facebook 八卦
<血肉- 搖滾台中>
9月7日2019年
我們的泰國兄弟 Ebola - Thai Rock Band會飛來台灣參加搖滾台中 綠色舞台(Green stage) 19:00
衝擊舞台(smash stage)還有來自越南的Hardcore Punk District 105 15:10
以及新加坡的Grind到底的@Truth Be Known 16:10
順帶一提
來自台中台灣的血肉果汁機在能量舞台(Energy stage) 18:20
我們出場就是要
殺翻現場 感謝勞力
Sep 7th 2019
Our Thai bro EBOLA will be here to kick your ass at Green stage of Rock In Taichung
On the same day at Smash Stage, where to see both cool bands District 105 hardcore punk from Vietnam and Truth Be Known grindcore from Singapore they are gonna destroy the stage.
BTW
Fleshjuicer will show up at Energy stage, We won’t let you down.
I’ll see you in da pit.
Thank u all
現場還有很多好團等你挖掘
#殺翻現場
#IllseeYouIndapit
#Ebolathairockband
#distrct105
#truthbeknown
#fleshjuicer
grindcore 在 Top 20: The Best GRINDCORE Bands - YouTube 的八卦
![影片讀取中](/images/youtube.png)
This is a Top of what for me, in my opinion are the 20 best bands of GRINDCORE! Enjoy it, Like and suscribe for more videos! ... <看更多>
grindcore 在 10 Greatest Grindcore Bands - YouTube 的八卦
![影片讀取中](/images/youtube.png)
10 Greatest Grindcore Bands. 714,771 views714K views. Mar 10, 2016. 8.1K. Dislike. Share. Save. Loudwire. Loudwire. 1.85M subscribers. ... <看更多>
grindcore 在 [閒聊] 關於Grindcore和Death Metal - 精華區RockMetal 的八卦
: 推 ayuro:有人可以告訴我hardcore跟grindcore差在哪裡嗎? 11/29 02:
: 推 ayuro:還有Brutal Death~我其實不太會分= = 11/29 02:
: 推 lordlpg:我也不會 :( 11/29 02:
我來開頭畫虎濫,剩下的交由專業的輾輾幫補充
示意:Punk--(加快加重)--Hardcore Punk--(加快加重x3倍)--Grindcore
Hardcore音樂表現偏龐克,代表樂團為Black Flag和Dead Kennedys
Grindcore音樂表現偏金屬,代表樂團是Napalm Death和Carcass(皆早期風格)
此外有些Hardcore Punk樂團(如Siege和Electro Hippies)則常被視為Grindcore的雛型
Hardcore和Grindcore音樂差別應該蠻明顯,可以上youtube或myspace找上述團試聽
早期輾核也跟哈扣龐克一樣,歌詞焦點多關注在政治議題上
(參考Napalm Death的Scum和From Enslavement to Obliteration封面和歌詞)
隨後Carcass的Reek of Putrefaction則開闢出另一條以血腥內臟為主的創作素材
也直接影響了後來所謂的Gore Metal
很多人以為Grindcore是從Death Metal而來(我剛接觸時也這麼認為)
事實上兩者根源不同(Thrash→Death而Hardcore→Grindcore),只是後來互相影響融合
Death Metal結構較嚴謹規矩偏金屬,Grindcore形式較隨性惡搞偏龐克
Grindcore後來又衍生Gore Grind、Porno Grind、Shit Grind、Noise Grind...等風格
從歌詞題材到音樂手法又都略有差異,這就交給輾輾幫的專家補充了~
至於Brutal Death則是Death Metal的分支,可以參考Wikipedia上的解釋
https://en.wikipedia.org/wiki/Death_metal
順便補上Grindcore的部分(但我覺得講得不夠完整)
https://en.wikipedia.org/wiki/Grindcore
--
※ 發信站: 批踢踢實業坊(ptt.cc)
◆ From: 118.167.198.89
... <看更多>