Âm nhạc không phải là thứ mà con người có thể muốn làm gì thì làm, nói gì thì nói, nhận gì thì nhận. Nhạc hay hay không phải nhờ một người, nhạc hay là nhạc tự nó sinh ra, tự theo thời gian, do trời do đất mà thành, ai nghe được trời được đất, được giao cho cái khả năng thì sẽ hát lại tiếng ca của đất trời ấy. Kẻ đó chẳng còn là nhạc sĩ nữa, nhạc sĩ chỉ là thợ nhạc, kẻ đó là thợ trời.
Nujabes chưa chết, thượng đế chỉ đơn giản thiếu một DJ.
Tưởng nhớ Nujabes.
Rest In Beats.
#onthisday
Nujabes và câu chuyện về hai beat nhạc
Jun Seba sinh ngày 6 tháng 2 năm 1974 và mất ngày 26 tháng 2 năm 2010 trong một tai nạn xe, là một nhà sản xuất âm nhạc hip hop và DJ người Nhật, thường thu âm dưới tên gọi Nujabes, cách đánh vần ngược lại tên của mình theo thứ tự họ tên của người Nhật. Đó là tất cả những gì tôi biết về ông. Ông là người nói ít và luôn im lặng làm việc với khuôn mặt như Phật Tổ. Biết rõ ông chỉ có những người bạn và đồng nghiệp. Nhưng ta có thể biết nhiều điều về Nujabes qua âm nhạc, nghe Nujabes cứ như là đang nghe một người bạn đã biết từ rất lâu vậy.
Nhạc của Nujabes thật ra không thể phân loại được, cũng như mọi bài Hip Hop khác, nó chỉ là Hip Hop thế thôi. Riêng Hip Hop nói chung thì người ta có một cái bất khả tư nghị khi nói về nó, người ta tự hiểu được thế nào là và không là Hip Hop. Nhạc của Nujabes đích thị là Hip Hop không phải bàn cãi, còn các thể loại lẻ tẻ thì có người nói đó là Jazz Hop, Nu Jazz, Trip-Hop đủ thứ, những định nghĩa trên có thể đúng với một số bài nhỏ lẻ đơn sơ của kẻ khác nhưng không thể đúng với tuyệt tác của người sáng tạo. Vì nếu thật lòng nghe kỹ thì tự ta sẽ thấy nó chẳng giống như mọi người nói chút nào. Có vẻ tôi đã thất bại trong việc nói cụ thể nhạc của Nujabes là gì. Thế nên việc còn có thể làm trong tầm tay là tiếp cận lại nhạc của ông theo cách kể về những câu chuyện và cách chúng trở nên tồn tại, còn lại là gì thì tuỳ vào suy ngẫm của bạn đọc.
Trong số các bài nhạc Nujabes tạo ra trong phần đời ngắn ngủi của mình, có hai bài nổi trội nhất là Aruarian Dance và Feather. Sau đây là hai câu chuyện về cách hình thành của chúng.
ARUARIAN DANCE
Aruarian Dance là một trong những điệu khúc được biết đến nhiều nhất của Nujabes, nhưng cái khởi nguồn của những giai điệu huyền bí ám ảnh bạn vừa nghe thì lại cách nay đến một thế kỷ.
Chúng ta bắt đầu tại nước Pháp năm 1899 (Một năm trước khi Nietzsche chết). Dưới sự hướng dẫn của Gabriel Fauré, nhà soạn nhạc phái ấn tượng là Maurice Ravel đã viết bản Pavane for Dead Princess (Vũ Điệu Cho Nàng Công Chúa Đã Chết) khi ông đang là sinh viên tại nhạc viện. Phần giai điệu đáng chú ý của ta bắt đầu vào giây 40, nhưng tôi gợi ý bạn nên nghe hết cả bài. Ở bản này ta đã có thể nghe thấy những giai điệu da diết đầy mong mỏi, và những tiếng nhạc xuất thần mà những phiên bản sau này muốn tái hiện lại.
Một điều ngoài lề đáng chú ý, Maurice Fauré là người rất táo bạo trong ngôn ngữ âm nhạc nên thời đó người ta không ưa ông cho lắm. Hơn nữa các giai điệu của ông đôi khi có xu hướng điệu thức. Những thủ pháp nhắc lại, mô tiến và biến đổi được dùng nhiều hơn thủ pháp phát triển bình thường. Thậm chí ông còn sử dụng cảm hứng từ mẫu nhạc của Debussy. Những việc trên giống hệt thứ việc mà một người sản xuất Hip Hop vẫn hay làm.
Gần 40 năm sau, một bản nhạc thịnh hành thời ấy đã sử dụng một phần giai điệu từ bản Pavane. Bản này được sáng tác bởi Peter DeRose và Bert Shefter, viết lời bởi Mitchell Paris và có tên là The Lamp Is Low, được biểu diễn bởi Mildred Bailey. Nó đã thu được kha khá sự chú ý vào năm 1939, khích lệ các nghệ sĩ và ban nhạc lớn khác của thời ấy phối lại thành phiên bản của riêng họ. Có thể thấy nguồn cảm hứng từ bản Pavane của Gabriel Fauré là rất lớn, ta sẽ nghe thấy tiếng clarinet vịnh lại giai điệu gốc vào phút 1:44.
Xong ta đến năm 1969, 70 sau khi bản Pavane ra đời. Nghệ sỹ guitar người Brazil Laurindo Almeida đã thu âm phiên bản guitar phối lại từ bản 1939 của Mildred Bailey. Và ta đã có được nguồn gốc mẫu âm thanh của Nujabes. Phiên bản của Almeida mang đậm hơi hướng Brazil, với sự phối hợp các yếu tố của nhạc Samba và Bossa Nova, cả hai loại nhạc này cũng đều đang nở rộ tại Mỹ thời ấy. Phiên bản này cũng lắng nghe và vịnh lại tinh thần của bản gốc với giai điệu chính bay bổng và phần nền orchestra sâu lắng. Tự bản thân nó cách độc lập đã là một tác phẩm rất tuyệt vời rồi.
Cuối cùng, 105 năm sau khi Maurice Ravel viết bản Pavane for a Dead Princess tại Paris, Nujabes đã lấy mẫu từ phiên bản của Laurindo Almeida phối từ bản của Mildred Bailey. Ông đặt tên nó là Aruarian Dance.
Trong ba phiên bản tiền thân, bản của Mildred Bailey, The Lamp Is Low, được ghi âm trong khóa Mi Giáng Trưởng (Eb major), bản guitar của Laurindo Almeida thì dùng khoá La Giáng Trưởng (Ab major). Suốt lịch sử, người ta đã thu âm bài này ở nhiều khoá khác nhau, nhưng Nujabes lại chọn giữ khoá nhạc của phiên bản gốc Pavade, khoá Son Trưởng (G major)
Nujabes dùng hẳn phần giai điệu được trích để vào bài, không như trong các phiên bản khác các nghệ sĩ thường có cách vào bài của riêng họ, còn phần trích thì nằm ở giữa.
Tựa đề Aruarian Dance là một cách vịnh trực tiếp tới phiên bản gốc Pavane. Cụm từ “Aruarian Dance” dường như là một từ nhập nhằng vô nghĩa được nhiều người tranh cãi, giống như vụ “Bomehiam Rhapsody”. Nhưng sau khi đặt chung vào bối cảnh với cái tên Pavane, ý nghĩa của Aruarian Dance đã trở nên rõ ràng.
Tới đây mới thấy tạo một bài Hip Hop không hề xoàng xĩnh, chỉ mới việc lấy mẫu thôi đã cho thấy nó phức tạp thế nào. Nó kết nối nhạc sĩ và nghệ sĩ của nhiều thời đại lại với nhau. Nó là hoà trộn rất nhiều thể loại nhạc suốt nhiều thế kỷ. Nó cho thấy âm nhạc là cả một quá trình cộng tác đồng điệu. Không ai có thể mạnh miệng công nhận công trạng cho bài hát nào. Phải mất đến 4 phiên bản và 6 nhà soạn nhạc khác nhau thì ta mới có được điệu khúc của Nujabes. Đó là cái sự lạ kỳ của dòng chảy cuộc sống vậy.
FEATHER
Thuộc album Modal Soul ra năm 2005 của Nujabes, đây có lẽ là điệu khúc nổi tiếng nhất của ông. Cái tên Modal Soul (Linh Hồn Đơn Điệu) chưa gì đã nói lên một thông điệp chán ngán rùng mình về cái cách mà con người dễ dàng phủi quên đi nhân tính của nhau. Nhưng ấn tượng của bài Feather là nó nói lên hai tiếng “vẫn còn”, mọi thứ vẫn chưa mất hẳn. Cũng như mọi bài hát còn lại trong album, bất chấp cái tên đầy bi quan, vẫn lai rai những tiếng nhạc lạc quan suốt từng ô nhạc, một sự lạc quan rằng chúng ta vẫn còn có thể thay đổi.
Phần nhạc nền của bài là thứ ta sẽ chú ý, nó sử dụng 6 giây âm thanh mẫu để làm khung cho cả bài. Nếu đi tìm nguồn gốc của 6 giây này, bạn sẽ như tìm thấy một cái hang thỏ nối về tận hai thế kỷ trước và trải tận khắp 4 lục địa.
Chúng ta bắt đầu tại Munich, ngày 10 tháng 6 năm 1865. Nhà soạn nhạc và nhà văn Richard Wagner sắp sửa trình diễn ra mắt kiệt tác của ông, Tristan und Isolde. Hợp âm mở đầu đã làm chấn động thính giả, và sự căng thẳng không vãn hồi của âm thanh đã tạo ra một thứ âm nhạc liều lĩnh mà trước đấy không ai có thể tưởng tượng được. Một thứ cảm xúc ban sơ và đầy cảm tính, đam mê đến bạt mạng. Đến nỗi cả một thế hệ nhạc sĩ phải định hình họ là theo hay không theo Wagner.
Nhà soạn nhạc và nhạc công đến giờ vẫn luôn có những quan điểm rất kịch liệt về phong cách nhạc của Wagner, nhưng tất cả đều đồng tình về cái sự thiên tài của ông khi sử dụng leitmotifs: một ý niệm âm nhạc đính kèm với nhân vật, khung cảnh và tư tưởng. Có lẽ bạn cũng biết bản The Force Theme từ phim Star Wars, hay bản The Hobbit Theme từ Lord Of The Rings, nhạc nền của E.T., và vân vân. Wagner là bậc thầy trong vận dụng đề tài (theme), cũng như nó đã giúp ông khiến người nghe tham dự với vở opera dài 4 tiếng, yếu tố đề tài cũng đã giúp các bản nhạc phim trở nên mạch lạc và kết dính. Bạn có thể tìm đọc thêm về leitmotifs trên mạng.
Nhà soạn nhạc người Áo Arnold Schoenberg là một người theo Wagner và cũng là người đã đẩy cảm xúc nhạc và phong cách của Wagner đến cực hạn. Khi Đảng Quốc Xã lên nắm quyền, ông đã phải di tản sang Mỹ, nơi ông trở thành thầy cho một thế hệ nhà soạn nhạc phim trong tương lai, trong đó có một người tên Alfred Newman.
Năm 1953, Alfred Newman sáng tác nhạc cho một bộ phim tên The Robe, nói về cuộc đời và cái chết của Jesus, bạn nhậu của người viết. Để cho bộ phim có cảm xúc chân thật hơn, Newman không chỉ sử dụng nhạc theo truyền thống Đức kiểu Wagner và Schoenberg, mà còn sử dụng thứ nhạc từ Jerusalem và Trung Đông mà người ta cảm thấy quen thuộc. Hãy thử nghe qua những giai điệu Ba Tư cổ xưa, và so sánh chúng với bản Love Theme mà Newman sáng tác. Bạn sẽ nghe thấy xúc cảm bi kịch của Wagner được hoà trộn với tác động của nhạc Ba Tư. Thêm nữa, bạn có thể nghe thấy Newman sử dụng letmotifs ở các bản khác trong bộ phim.
Đến đây ta vẫn chưa có được mẫu âm thanh mà Nujabes dùng. Ta phải đi tiếp đến bối cảnh nhạc Jazz những năm 1950. Jazz là kết quả của việc kết hợp những hoà âm Tây Phương với nhịp điệu và giai điệu của người da màu. Cội nguồn của những nhịp và điệu này đưa ta sang phía Tây Châu Phi. Tôi không thể nói hết về Jazz ở đây. Chỉ có thể nói ra rằng nhạc Jazz vào những năm 1950 là một thứ âm nhạc chủ yếu được làm nên bởi kinh nghiệm âm nhạc của người da màu từ Châu Phi.
Một người đã thay đổi điều đó là nhạc công sáo và saxophone tên là William Emanuel Huddleston, người vào năm 1950 đã đổi sang tên Hồi Giáo là Yusef Lateef. Đạo Hồi đã là tôn giáo chính tại Châu Phi, và có một quan điểm phổ biến vào thời ấy rằng Công Giáo bị ép buộc đối với người nô lệ da màu ở Mỹ. Dẹp chuyện chính trị tôn giáo sang một bên, Yusef khi ấy cho rằng ông nên khám phá thêm nhiều văn hoá khác chứ không chỉ là văn hoá da màu để kết hợp vào âm nhạc của ông. Kết quả là album tên Eastern Sounds ra đời. Trong album này, Yusef Lateef không chỉ chơi những bản nhạc do ông sáng tác mà còn có cả những bản phối từ nhạc phim, một việc mà nhạc công jazz rất hay làm. Vì album là nói về ảnh hưởng Đông Phương, Lateef đã chọn những phim thời ấy mà có bối cảnh Trung Đông. Một trong số đó, The Robe bởi Alfred Newman.
Và cuối cùng, ta có được bài nhạc để lấy mẫu. Love Theme bởi Newman, bản phối bởi Yusef Lateef. Bốn mươi bốn năm sau, Nujabes lấy bài ra và biến nó thành bản Feather như ta được nghe hôm nay.
Có người sẽ thắc mắc, sao không phải là Nujabes chỉ đơn giản nghe Lateef thấy hay nên mới lấy mẫu thế thôi. Dài dòng văn tự làm gì? Có thể là thế thật. Nhưng tại sao Nujabes lại chọn đúng 6 giây ấy, 6 giây có liên hệ đến tất cả? 6 giây kết nối từ Lateef sang Newman, 6 giây mà Newman thể hiện được giai điệu Trung Đông và hoà âm của Wagner. Hãy thử nghe cả bản nhạc của Yuseef, phải thật sự thâm nhập vào bài nhạc thì mới có thể bắt được cái 6 giây huyền diệu ấy.
Và cả câu chuyện vừa rồi cũng phù hợp với thông điệp của album Modal Soul một cách lạ kỳ. Những câu chuyện về cảm xúc con người từ Wagner, chuyện về Jesus mà Newman đã kể, chuyện về nô lệ, về người da màu, về văn hoá, về tôn giáo mà Lateef đã suy ngẫm ra được. Câu chuyện về lịch sử của con người ấy chẳng phải là thứ phần nào giúp ta thấy lạc quan hơn giữa cuộc sống sao? Và còn gì tuyệt hơn khi chúng được nói bằng âm nhạc từ người này sang người khác bất chấp thời gian không gian. Có vậy ta mới thấy cuộc sống kỳ diệu như thế nào và thấy tôn trọng, đồng cảm với con người hơn. Thấy đã sống với nhau có người có ta.
Hai câu chuyện ở trên chỉ kể về nguồn cảm hứng và nơi lấy mẫu của Nujabes với hai bài nhạc. Ông còn làm nhiều việc khác nữa để tuyệt tác những âm thanh thành tác phẩm âm nhạc đích thực. Sẽ bàn về nó ở một bài khác.
Thế với tất cả những điều trên, ta biết được gì? Ta biết được âm nhạc không phải là thứ mà con người có thể muốn làm gì thì làm, nói gì thì nói, nhận gì thì nhận. Ta biết được nhạc hay không phải nhờ một người, nhạc hay là nhạc tự nó sinh ra, tự theo thời gian, do trời do đất mà thành, ai nghe được trời được đất, được giao cho cái khả năng thì sẽ hát lại tiếng ca của đất trời ấy. Kẻ đó chẳng còn là nhạc sĩ nữa, nhạc sĩ chỉ là thợ nhạc, kẻ đó là thợ trời.
Nujabes chưa chết, thượng đế chỉ đơn giản thiếu một DJ.
Tưởng nhớ Nujabes. Rest In Beats.
...
Bài viết: LeQl (link: https://leql.wordpress.com/…/nujabes-va-hai-cau-chuyen-ve-…/)
Ảnh: geyovanny@Deviantart
同時也有1部Youtube影片,追蹤數超過76萬的網紅Singha ha Channel,也在其Youtube影片中提到,รถยนต์ Mercedes benz ยนต์กรรมแห่งความหรูหรา สง่างาม รถที่หลายๆคนฝันที่จะครอบครอง วันนี้เราจะขอพาทุกท่านย้อนเวลาหาอดีต ไปชมประวัติศาตร์อันยิ่งใหญ่ แห่ง...
dj wagner 在 NYDeTour Facebook 八卦
NYDeTour週末何處去6/24-6/26
*Midsummer Festival in Battery Park
一年一度的瑞典仲夏節慶今天(6/24 Fri) 5pm-8pm 在Battery Park的Robert F Wagner Park舉行,現場會有傳統瑞典民俗音樂和舞蹈表演,民眾也可以在現場編織花環共舞。是非常歡樂的北歐風味節慶!
地點:Robert F. Wagner Park & Pier A Plaza
時間:6/24 (Fri) 5pm-8pm
https://www.facebook.com/events/977180079068507/
*The Met Opera’s Summer Recital Series at BBP Pier 1
和紐約愛樂一樣,每年夏天大都會歌劇院(The Met Opera)會在紐約幾個主要公園演出,今天在Brooklyn Bridge Park的Pier 1有免費演出。是看表演,看夕陽又看曼哈頓天際線的最佳活動。
地點:Brooklyn Bridge Park Pier 1
時間:6/24 (Fri) 7pm
http://www.brooklynbridgepark.org/events/met-opera?utm_source=twitter&utm_medium=social&utm_campaign=t.6.23.16.MetOpera
*The Battery Oval Opening Weekend
Battery Park在Broadway & Battery Pl路口整建多年的大橢圓草坪這週末正式開放,將有超過90個販售食物和地方農產品的攤位。將會是曼哈頓下城一個新的市集。
地點:Battery Park
時間:6/25 & 6/26 (Sat & Sun), 10am-6pm
https://www.nycgovparks.org/parks/battery-park/events/2016/06/25/the-battery-fair
*Harlem Arts Festival 2016
每年哈林區最重要藝術盛事Harlem Arts Festival這週末在Marcus Gravy Park舉行,有DJ set, 舞蹈,和演唱會等多樣藝術表演活動。
地點:Marcus Gravy Park, Harlem
時間:6/25 & 6/26 (Sat & Sun) 3pm-8:30pm
http://www.harlemartsfestival.com
*2016 Taste of Jewish Culture Street Fair
想了解猶太人飲食文化的朋友,這星期天在6th Ave bet 48th & 49th St的街坊節中品嚐多樣傳統猶太人食物,也有傳統音樂表演。當天也會發送彩虹餅乾以響應年度同志遊行活動和向Orlando不幸事件致意。
地點:6th Avenue bet W. 48th & 49th Sts)
時間:6/26 (Sun) 11am-6pm
https://circle.org/event/2016-taste-of-jewish-culture-street-fair/
*The March: Pride Parade
年度LGBT大遊行這星期天舉行,起點在36th St & 5th Ave往南遊行到Waverly Place再往西走至Christopher Street終點為止。今年也會有代表台灣的花車參加遊行,敬請拭目以待!
地點:36th St & 5th Ave
時間:6/26 (Sun) Noon
https://www.nycpride.org/events/the-march/
*Only in Queens Summer Festival
星期天在Flushing Meadows-Corona Park將有第三屆慶祝世界博覽會週年慶典,可以參觀Queens Museum並有多項免費表演活動。
地點:Flushing Meadows-Corona Park (in front of Queens Museum)
時間:6/26 (Sun) 1pm-8:30pm
http://www.cityparksfoundation.org/event/summerstage-only-in-queens/
Have a pride weekend, my friends~
dj wagner 在 Singha ha Channel Youtube 的評價
รถยนต์ Mercedes benz ยนต์กรรมแห่งความหรูหรา สง่างาม รถที่หลายๆคนฝันที่จะครอบครอง วันนี้เราจะขอพาทุกท่านย้อนเวลาหาอดีต ไปชมประวัติศาตร์อันยิ่งใหญ่ แห่ง Mercedes benz กว่าจะมาเป็นรถยนต์ที่งดงามดังเช่นทุกวันนี้จะผ่านอะไรมาบ้าง เราไปชมกันเลยครับ
Thanks music
1920s 1930s 1940s -- Electro Swing House -- Jazz Big Band Music DJ Mix by Bubblefunk - DJ
Eager Beaver by Flatirons Jazz Orchestra
Fab Samperi - Stand Back Feat. Bella Wagner (Skeewiff Remix) by Skeewiff
Nike Basketball presents- -Be Courageous- by Robert Glasper by Nike Basketball
Old School Mix 03-2015 by Lady-Style
Somewhere In Amsterdam (Pragmatic Theory Presents New Classic) (w- video) by L▲nguⓘd
حَطْ اِيدُه يَا - Jazz Edition by Cerag
Alesso - Cool (Two Friends Remix) by Two Friends.
dj wagner 在 DJ Wagner (387wagner) - Profile | Pinterest 的八卦
See what DJ Wagner (387wagner) has discovered on Pinterest, the world's biggest collection of ideas. ... <看更多>