LUXURYBAG (Đặc biệt là Handbag) – MỘT THẾ GIỚI KHÁC.
Với những người đam mê về sneaker hay thời trang đường phố như mình và bao bạn ở đây, thì việc sở hữu 1 đôi giày Hypebeast ( Nike SB Dunk Travis, Nike Offwhite, Yeezy blah bloh) hay một chiếc áo cũng chơi bời nào đó đã là oách, đã là dân chơi người dơi người sắt. Thì có lẽ, đồ đạc mà chúng ta sắm và cả chục đôi giày của chúng ta cũng không bằng 1 chiếc túi đeo tay của chị em. Và hôm nay, mình xin đề cập tới Luxury Handbag, hoàn toàn là một thế giới khác đối với chúng ta.
Thật sự nói với an hem tụi mình thì chúng ta như những “con kiến nhỏ như hạt cát” so với các bộ sưu tập túi của những người chị giấu mặt mà mình biết. Một chiếc túi của Chanel hay Hermes cũng đã nằm ở con số vài trăm triệu tùy phiên bản và năm sản xuất cũng như số lượng trên thế giới. Nhưng thực sự với những cái túi như thế này, chỉ cần nhìn thôi mình cũng đã cảm thấy được đúng chất ra dáng luxury tới ngọn của nó. Chỉ cần đeo trên người là thấy đã khác bọt rồi.
Hay quay về những thập kỉ trước.
Handbag – những chiếc túi xách đã gắn liền với hình ảnh phụ nữ từ rất lâu. Các bà, các mẹ, các chị của chúng ta đi chợ, đi mua sắm từ các khu chợ từ thuở xưa đã tay xách nách mang một cái túi, có thể là cái làn để đựng những đồ lặt vặt hàng ngày. Handbag có lẽ gắn với sự nội trợ nhiều hơn, nhưng điều này đã thay đổi sau Chiến Tranh thế giới thứ nhất. Tại cuộc chiến tranh, những người phụ nữ xông pha ngoài chiến trường hay những người phụ nữ đứng sau hậu cần làm giàu từ hai bàn tay trắng đã mở đường cho sự giải phóng của phụ nữ. Phụ nữ bắt đầu trở thành một thế lực về sự thịnh vượng của thế giới, song hành là tiếng nói của chị em.
Đúng vậy, Tụi tui có nhiều tiền, tụi tui có hàng chục cuốn cheques, tụi tui có ô tô riêng và một đống chìa khóa nhà biệt thự. Tụi tui muốn thế giới biết về điều đó. Chả thế mà, sự manh nha của các luxury handbag bắt đầu từ nhu cầu thể hiện đó. Không cần phải sử dụng những chiếc túi ẩn dưới những chiếc váy, clutch – hand bag được phụ nữ giàu của các thành phố sử dụng nhiều vào các thập niên 20s.
Cách sử dụng trang điểm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng túi handbag và dung tích của chiếc túi. Vũ khí của chị em, của phụ nữ là gì? Là son môi, là phấn nền, là khăn tẩy toner, skincare, kem chống nắng blah blah.. Từ ngày xưa, các cụ đã có mang một cái túi xinh xinh để đựng cái hộp thiếc dẹp trong đó có cái son giấy í đến ngày nay, ối zời ôi, các chị xài một thứ mà mỗi lần mở một cái túi ra chắc úp ra cả những thứ mà đàn ông chúng ta không thể tưởng tượng được.
Và – những thương hiệu thời trang cao cấp hay luxury brand, luôn nắm bắt được tâm lí chị em là “Thích mua sắm”. Những chiếc handbag cao cấp ra đời và phát triển trong hàng thập kỉ, ngày càng đa dạng về thiết kế và kích cỡ ( To đùng như Balenciaga, Celine hay kể cả nhỏ tí hi như Jacquemus – đến những tượng đài về handbag như Chanel hay Hermes, Louis Vuitton) với mức giá không thể nào mà những người “trước mặt chữ Đỗ, chữ sau họ Khỉ tên đệm là Nghèo” như chúng ta không thể nào tưởng tượng được. Có 1 chiếc túi Hermes Birkin đã được đấu giá tới số tiền là $380.000 (~ khoảng 8 tỉ 4 VNĐ).
Có một thời điểm, có một trào lưu “Anti-handbag” vì cái tư tưởng là “Đã là người thành công thì cần gì phải xách nhiều thứ. Tao đã có trợ lí riêng, lái xe riêng” nên sử dụng túi, rườm rà là biểu hiện của người không quá “giàu” để thuê những người kia. Nhưng tất nhiên rồi, handbag đã ăn vào máu của các chị em. Sao mà bỏ được.
Ngoài các tính năng như đựng rất nhiều thứ “Cần thiết” cho phụ nữ thì handbag còn đóng vai trò như 1 phụ kiện thời trang hạng cực sang, cùng với việc thể hiện gu thẩm mỹ cá nhân – sự giàu có và level của người phụ nữ mang nó trong xã hội. Nếu các bạn chưa biết, vì tính chất công việc và an ninh – không phải lúc nào các chị em cũng lồng lộn mặc những bộ đầm, bộ cánh xòe xòe, chi tiết nhiều, mà chỉ đơn giản là suits hay đồ casual bình thường. Và điểm nhấn để thể hiện là gì? Đàn ông thì có đồng hồ, còn chị em sẽ chọn túi xách. Một cái túi xách thật nổi bật. Có nhiều chị mình quen biết, họ có thể mặc Uniqlo đi làm việc hàng ngày – nhưng chiếc túi xách của họ, là Chanel… (OMFG)
GIÁ TRỊ CỦA LUXURY HANDBAG.
Nếu hiện nay chúng ta có thể chê trách các hãng luxury fashion về chất lượng của quần áo của họ thì chắc chắn điều này sẽ không xảy ra với những luxury handbag. Vì giá trị cốt lõi của luxury handbag đó chính là chất lượng, tất cả nguyên liệu và quy trình sản xuất phải cao. Nếu chất lượng nó không cao, thì nó chắc chắn không phải là 1 luxury handbag.
Đó là lí do các bạn có thể thấy 1 số product line của luxury brand có thể là Made in China (Balen chẳng hạn) nhưng tuyệt nhiên những chiếc túi cao cấp này phải là “Made in France” “Made in Spain” “Made in Italy” blah bloh. Giá thành cao cũng đến từ một phần là quá trình sản xuất cost cao, thông thường là hand-crafted (Thủ công) cho toàn bộ quá trình hay chí ít là 1 bước ( Thì giá càng cao thì tính thủ công càng nhiều). Mọi thứ đều được tỉ mỉ theo cách chọn lựa nguyên liệu, đường khâu mũi chỉ. Vì đây là gương mặt của khá nhiều brands nên họ mời về những designer hàng đầu và việc trả tiền họ chẳng hề rẻ - khách hàng phải trả tiền cho việc đó, cho sự tự hào và nguyên những quá trình tốn tiền kia.
Luxury Handbag vẫn giữ được giá trị sau nhiều năm sử dụng hoặc có thể bán giá cao hơn rất nhiều nếu sở hữu phiên bản giới hạn. Với giá trị sản xuất + giá trị thương hiệu + giá trị designer nên luxury handbag luôn mang trong mình một giá trị cao và bền vững trong khoảng thời gian khá lâu. 1 chiếc túi Chanel 2.55 handbag vẫn giữ vững giá hoặc được mua ngay dù bạn bán bản đã cũ. Do mình không rành nhưng chị mình chia sẻ đồ CC xài bền lắm, xài rất là ok luôn trong khi nếu cùng form đó của 1 mid-tier brand thì sau 1 năm là nó tanh bành rồi.
Và điểm cuối cùng.
Một điểm có thể không đúng trong case này lắm nhưng các luxury handbag lại đảm nhiệm khá tốt trong việc “Sustainable Fashion” là “Thời trang bền vững” vì giá trị lâu dài mà nó mang lại, không cần mua quá nhiều, không cần mua theo trend hay xu hướng. Sử dụng phù hợp và timeless/vô thời hạn vì giá trị được thổi vào nhiều.
Nếu mình có tiền thì mình cũng mua 😊) Nhưng cái game này nó hoàn toàn khác với game mà an hem streetwear mình hay chơi rồi.
同時也有1部Youtube影片,追蹤數超過0的網紅So-ju Twins,也在其Youtube影片中提到,✨POMELO WEBSITE✨ https://www.pomelofashion.com/my/en/features/ss-21-collection @Pomelo Fashion #pomelogirls #foreversummeratpomelo Hey guys, This ...
「sustainable fashion trend」的推薦目錄:
- 關於sustainable fashion trend 在 Trí Minh Lê Facebook
- 關於sustainable fashion trend 在 Facebook
- 關於sustainable fashion trend 在 Trí Minh Lê Facebook
- 關於sustainable fashion trend 在 So-ju Twins Youtube
- 關於sustainable fashion trend 在 Sustainable Fashion Tips To Keep You In Trend - YouTube 的評價
- 關於sustainable fashion trend 在 120 Sustainable fashion ideas - Pinterest 的評價
sustainable fashion trend 在 Facebook 八卦
TỪ ĐÔI GIÀY GUCCI BASKETBALL “LIMITED” – CÁC HIGH FASHION BRANDS ĐANG CƯỜNG ĐIỆU VÀ LỢI DỤNG VĂN HÓA NHƯ THẾ NÀO?
Có một bạn hỏi mình rằng “Xu hướng của sneaker năm nay ra sao?”. Thì hiện tại với thị trường hiện tại, tất cả mọi thứ đều mang màu “Sống với hiện tại – Làm tốt những gì đã có”. Từ khoảng năm 2019 – 2020, với sự bùng phát của dịch bệnh cũng như “Lối sống yêu bản thân hơn, quan tâm bản thân hơn” từ những người trẻ thì dựa vào khả năng của thị trường cũng như các runway collection cùng thời điểm đó, thì suy đoán sẽ là sự trở lại của những dòng sneaker runner, các dòng nghiêng về performance song hành cùng xu hướng Outdoor (Trekking, Climb – Đi bộ leo núi) và sự soái ngôi của các dòng boots với việc Gen Z sẽ ưa chuộng sử dụng boots nhiều hơn là Sneaker. Nhưng có lẽ mình chỉ đúng về phần boots ( 1 dạng những đôi giày mà ai yêu thích cũng phải có trong tủ đồ) còn các đôi giày mới – những kiểu dáng mới thì không được ưa chuộng nhiều cho lắm. Một phần vì diễn biến dịch căng thẳng nên các hoạt động ngoài trời cũng bị giảm sút đi nhiều ( Do cách li xã hội), một phần vì những thiết kế đó quá mới nên cách tiếp cận cũng hoàn toàn khác. Những đôi giày mặc dù rất bùng nổ trên mạng xã hội như Nike ZoomX VaporFly Next% 2, Nike Go FlyEase.. cũng chưa có thể tạo đè lại vị thế của những cái tên đã vốn dĩ thống lĩnh thị trường trong hàng thập kỉ như Airforce 1, Stansmith, Superstars, Dunk SB cùng sự trở lại mạnh mẽ của các dòng Retro của New Balance… 2021 – tiếp tục là một năm “Bình ổn” “Chung chung” về xu hướng giày.
Và nó một phần cũng có tác động từ các thương hiệu Thời Trang Cao cấp.
Để lấy ví dụ cụ thể nhé, người đàn ông đến từ Gucci House – Alessandro Michele, mới ra một đôi giày Basketball ( Basketball Sneaker). Với đầy sự tôn trọng tới Alessandro Michele, nhưng cá nhân mình vẫn không thể nào chấp nhận cái sự “Cường điệu” và “Lợi dụng văn hóa” này của Gucci nói riêng và các thương hiệu thời trang cao cấp cả.
Gucci Basket được miêu tả là một phiên bản đầy màu sắc, với các phối màu hợp tình hợp cảnh với cái sự “Hoa lá cành” thường thấy của Gucci Alessandro Michele. Đôi này này chỉ được phân phối riêng cho thị trường Bắc Mĩ với 5 phối màu khác nhau. Làm việc cùng Dominic “The Shoe Surgeon” Ciambrone , một trong những người đang lead team The Shoe Surgeon chuyên về bespoke và handmade/custome footwear tại Los Angeles thì đôi giày sử dụng các chất liệu cao cấp, những loại vải dệt giả da tên là Demetra thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, lợi nhuận của việc bán đôi giày này sẽ được đưa tới trường Oakland School of the Arts. Và đôi giày được bán với giá $950.
$950 cho một đôi giày mang tên là giày Basket? Overprice – too much Overprice. Dẫu rằng có cái giá thành đó do giá trị thương hiệu Gucci, chất liệu Sustainable/thân thiện với môi trường và mục đích cho cộng đồng kèm theo là Limited – được làm thủ công thì nó vẫn chỉ là “Con Cờ” – là “Công cụ Thương hiệu”, “Công cụ lợi nhuận” cho các nhãn hàng cao cấp. Một số tiền gần $1000 cho một đôi giày lai căng giữa Air Jordan, adidas Classic basketball Shoes, 1 chút Supra Hightop, 1 chút “gì đó”.. nữa thì thấy Gucci chỉ đơn giản là “Làm giá” thị trường. Một sự “Chiếm đoạt/Lợi dụng” văn hóa sneaker truyền thống để làm những đôi giày “Cao cấp” gắn mác “Limited” để thu hút Gen Z mà thôi. Có lẽ hơi vô duyên khi mà tung 1 đôi giày “Same Same but No Different” từ nhãn hàng cao cấp thì Gucci đã nhồi nhét thêm các yếu tố như chất liệu cao cấp, vì cộng đồng. Đây là 1 điểm mà mình luôn nói “Sustainable là 1 công cụ marketing và kinh doanh” của thời trang.
Đây không phải là lần đầu tiên, các thương hiệu thời trang cao cấp “Cóp nhặt” các mẫu giày kinh điển và làm giày của riêng họ với mức giá cao gấp x2, x3 lần. Vetements, Offwhite, Balenciaga, Saint Laurent Paris… đều từng làm việc đó với các mẫu Stan Smith, Air Jordan, Converse.. Mặc dù không vi phạm về tác chế vì một số điều chỉnh nhất định – Nhưng hẳn ai nhìn vào cũng biết là đôi – giày – đấy – là – của -ai?. Đánh trúng tâm lý “Gần gũi văn hóa Sneaker” và lợi dụng tâm lý “Hypebeast, Luxury” thịnh hành của Gen Z thì các highendfashion bỏ túi 1 đống tiền từ việc lấy giá trị của Sneaker Culture.
Theo kinh nghiệm của bản thân, mình từng kinh và đi rất nhiều đôi giày từ các hãng thời trang cao cấp (Sneaker nhé, không phải Boots) và một điều mình chắc chắn rằng – không có đôi giày nào có thể mang được sự êm ái cho các bạn như các sneaker đến từ các footwear brands chính thống cả. Êm nhất với mình chắc chỉ có Balenciaga Speed Runner, còn nào những Triple S, Gucci Flame (Và kể cả Tabi Maison Margiela Sneaker nữa) blah bloh.. khá là cứng chân. Đáng với đồng tiền không? Cái này tùy cảm nhận của mỗi người vì chúng ta mua là do thương hiệu, là do tính thời trang độc quyền nhưng đáng với cái chân của chúng ta không. Thì mình đảm bảo là không . Điều này rõ ràng vì các thương hiệu thời trang chỉ mạnh về sản xuất những thứ liên quan đến thời trang hoặc có thế mạnh về 1 dòng boots nhất đinh, còn sneaker thì công nghệ của Nike, adidas, Puma hoàn toàn vượt trội và performance của các dòng giày đó đã được chứng minh theo thời gian.
Khi mà cơn bão Thời trang đường phố thổi bùng vào năm giai đoạn 16- đầu 2019 thì sneaker trở thành một phần tất yếu của thời trang và các nhãn hàng cao cấp đã thấy khoảng trống trong việc hoàn thành 1 look/ 1 set trang phục “hoàn hảo” từ A đến Z của mình. Nó cũng giúp họ kiếm thêm 1 đống tiền trong việc thuyết phục dễ dàng đối tượng khách hàng tiêu dùng trung thành và tiềm năng bằng việc “Ton-sur-ton” Brand. Nhưng cũng từ đó, sự nhập nhằng và “Lạm phát giá trị thật” của đôi giày được đẩy lên cao hơn bao giờ hết – có thể nói hơi tiêu cực một tí là Các Hãng thời trang cao cấp đang bóp nghẹt nền văn hóa sát mặt đất – Sneaker Culture.
Rõ ràng – các highend fashion luôn giỏi trong việc tạo xu hướng, tạo trend và khiến cả thế giới thời trang xoay quanh trục chính là mình. Điểu đó đồng nghĩa là các đôi giày của họ làm ra – như mình đã đề cập trước – vốn được tạo ra bởi “Cảm hứng” từ những mẫu giày nổi tiếng và timeless, cũng được “Thị trường hóa” dùm. Thời đại này Gen Z chạy theo xu hướng, chạy theo brandname nên chỉ có mua – mua và mua, điều này khiến văn hóa, những background story của những OG sneaker bị lu mờ theo mà “Xoắn” theo mainstream của các highend fashion. Một dạng “Chiếm dụng văn hóa” thực thụ.
Do họ là hãng thời trang cao cấp nên giá trị của sneaker mà họ sản xuất chắc chắn là phải cao. Cao hơn rất nhiều so với 1 đôi giày thông thường – nhưng giống như Bất động sản vậy – nó tạo ra “Bong Bóng Ảo” trong giá trị sneaker và khiến cho những đôi giày được yêu thích bây giờ một trong những tiêu chuẩn “Được yêu thích” là “Giá trị trên thị trường phải cao, phải flex”. Đó là hệ quả.
Các footwear brands cũng nhận thấy được điều này nhưng họ không thể nào chạy theo phần Fashionable quá mà quên đi mất cái giá trị cốt lõi của 1 đôi giày – Hiệu Năng/ Performance. Để cân bằng điều này thì họ sẽ phải làm 1 điều mà chúng ta luôn thấy trong thị trường ngày nay. Đó là “Collaboration” – “Collaboration” và “Collaboration”.
Dĩ nhiên, các hãng Nike/adidas/Puma cũng chẳng phải là kẻ tay mơ gì. Họ hoạch sẵn một chiến lược cân bằng giữa hai mảng thị trường Mass/Niche của mình. Bằng việc collab với các ngôi sao tên tuổi, những người đang tác động tới Gen Z thì các thương hiệu giày bang thẳng vào mặt thị trường bằng các mẫu giày họ đã làm tốt trước đó, đã có chỗ đứng trước đó. Và số tiền thu lại là khổng lồ.
Nike x Travis Scott, Nike x G-Dragon, adidas x Kanye etc…
Các footwear brand cũng góp phần tăng “Lạm phát” cho đúng xu thế với việc nhảy vào sân chơi của giới Thời trang Cao cấp bằng việc chính “Crossover” – collab chéo với các thương hiệu nổi tiếng như Nike x Dior, adidas x Prada, nike x Offwhite, Bape x adidas vv. Để tạo hiệu quả đám đông và muốn chính tay mình hoàn thiện “hệ sinh thái” của HighFashion.
TUY NHIÊN, để chạm tới mass market/số đông thị trường thì các nhãn hàng giày không thể nào đưa ra 1 mẫu quá mới, quá khó khăn để thiết kế hoặc quá lạ so với thị trường cho nên họ chỉ cung cấp những mẫu giày an toàn, những mẫu giày dễ mang. Và thế là tạo thành 1 vòng khép kín khi những đôi giày “Cũ” luôn được retro, reinnovate và rebuild liên tục. Có mặt tốt nhưng cũng có mặt hại, đó là sự “Bội thực về Thiết kế Ăn Liền” nhưng “Thiếu đói về sự sáng tạo”
Và một mặt – kén chọn hơn, ít được nhiều người quan tâm hơn. Đó là được thiết kế bởi các fashion designer nổi tiếng. Dựa trên các bản mẫu nguyên gốc của những đôi giày vốn dĩ trôi vào dĩ vãng hoặc không quá nhiều người trẻ biết, Nike – adidas (mà thông thườn là Nike) hợp tác với các đầu ngành, những cái tên đình đám trong thời trang và có chất riêng của họ như Chitose Abe (Sacai – Nike Waffle) hay Matthew William (Alyx - Givenchy) và Yoon (Ambush), Jun Takashi (Undercover) để ra những kiểu giày thời trang hơn, mang tính đột phá hơn. Bên cạnh đó, chiêu bài đưa các thiết kế mới của hãng giày được “Tinh chỉnh và Thời trang hóa” bởi các Fashion Designer từ các HighFashion Brand cũng là 1 cách để khiến các footwear brands “nhập cuộc” ngang hàng với sân chơi. Và cá nhân mình thì thấy việc này còn đáng chấp nhận và ổn áp hơn là mấy ông thương hiệu thời trang cao cấp cứ làm ra mấy đôi sneaker nửa nạc nửa mỡ bán giá cao vút trên trời.
Và đó là – bạn có thể thấy, xu hướng của năm nay cũng khá nhập nhằng. Có chăng là việc những mẫu giày timeless, mẫu giày nổi tiếng vẫn chiếm thế vượt trội hơn mà thôi. Như Virgil Abloh vừa công bố 50 mẫu dunk chỉ khác màu và dây buộc thôi í =)).
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
sustainable fashion trend 在 Trí Minh Lê Facebook 八卦
COVID19 – CƠ HỘI DÀNH CHO VIỆT NAM.
( Bài viết theo quan điểm cá nhân, có thể đúng/ có thể sai)
Hôm nay – anh em rầm rộ xuýt xoa share điên đảo về thương hiệu này phá sản, thương hiệu này chết, thương hiệu nổi tiếng này dẹp cửa vì dịch Covid19. Là 1 thằng ăn cơm Việt Nam với nước mắm dằm ớt, mặc đồ người Việt làm, uống nước người Việt, làm cho người Việt – mình cũng chỉ tặc lưỡi vì thực ra thì ảnh hưởng tới nền kinh tế cũng là điều đáng nghĩ. Nhưng một kẻ ăn cơm lá đa sao lo chuyện quốc tế, mình lại nghĩ ra 1 điều tích cực hơn. Điểm sáng hơn cho Việt Nam, cho nền công nghiệp may mặc của Việt Nam. Lí do vì sao thì mình sẽ giải thích sau.
Hãy quay lại Covid19. Những thương hiệu (thời trang) mà các bạn thấy dẹp cửa – “phá sản” như theo các bạn nói. Theo thông tin mà mình nắm được, chỉ là đóng quy mô cửa hàng vật lí (In-store) nhằm thu hẹp chi phí mặt bằng và nhân viên mà không thu được doanh thu – thay vào đó là đẩy mạnh phần thương mại điện tử và kinh doanh trực tuyến trong diễn biến phức tạp của Covid19 và chưa tìm ra vaccine áp dụng được lên loài người. Lỗ - nhưng cắt lỗ trước khi bị lún nặng hơn, âu cũng là điều bình thường. Tiếp theo, đó lại là các hãng “fast-fashion”, dịch Covid19 này chính là 1 gã L trong “Deathnote” khi “điểm tử” hàng loạt các dây chuyền sản xuất của các hãng thời trang nhanh. Vì sao ư?
Tại sao chúng ta gọi là “Fast-fashion” – vì mẫu mã nó đa dạng, số lượng lớn và hợp thời. Dịch bệnh diễn ra, lệnh cách li được ban bố. Khách hàng được lệnh ở nhà, chẳng có tâm trạng mà tới trung tâm thương mại (Mà nó cũng đóng rồi), công việc gián đoạn – thu nhập bấp bênh, còn đâu mà mua đồ nhiều và nhanh. Thế là “Fast-fashion” toang, mà cái toang không nằm chỉ ở việc không bán được. Fast-fashion 1 năm trung bình cung cấp 100 lẻ 1 drops khác nhau, season khác nhau và mỗi season là 1 xu hướng khác nhau. Vậy tầm 3 tháng, đồ không bán được – xu hướng đồ tồn cũng qua. Bán cho ai? Thế là lỗ, thế là dẹp, là cắt bớt các dây chuyền sản xuất. (Hơi mỉa tí, làm gì còn runway, còn ‘trend’ được ấn định bởi các hãng lớn để các hãng thời trang nhanh copy-cat, chết rồi – làm đồ chi bây giờ. Thế đấy). Ai thích sustainable fashion thì sẽ thích covid19 1 phần vì nó mà các dòng sông đã bớt chất thải nhuộm.
Rồi các hãng lớn như Gucci, Balenciaga blah bloh tuyên bố cắt các runway, các fashion show không cần thiết. Vì covid19 đã giải quyết bài toán “Cạnh tranh với thời trang nhanh” hoàn hảo cho các hãng lớn, họ không phải đau đầu về việc ra đồ liên tục để thỏa mãn khách hàng. Các thương hiệu đã có giá trị cốt lõi và tệp khách hàng chịu lực được (Như Chanel) khềnh khàng thoải mái hơn với lịch thời trang dãn ra như thế này. Các fashion designer cảm thấy đây là 1 break để kiếm thêm cảm hứng mới và xác định con đường thời trang.
Nào – trở về Việt Nam thân yêu. Tại sao mình nghĩ đó là cơ hội lớn cho ngành công nghiệp may mặc ở đất nước chữ S (cộng thêm 2 chấm quần đảo) này.
Như đã nói ở phía trên, các hãng thời trang đang phải cắt bớt chi phí, giảm các chi phí phát sinh và tìm kiếm 1 phương án hoàn hảo cho đại dịch này. Muốn một sản phẩm có giá cạnh tranh thì chi phí sản xuất của nó phải là cạnh tranh. Trung Quốc – đã qua thời là xưởng công nghiệp/ xưởng may lớn nhất thế giới. Vì chính sách của người Trung Quốc đã thay đổi, thuế tăng cao hơn so với thời mở cửa + thêm anh Trung đang va người này, chạm người kia với toàn thế giới chả ngán ai (Ai cũng biết căng thẳng Mỹ - Trung, Nga- Trung và giờ đây là Ấn Độ - Trung Quốc).
Các nước thứ ba, đang phát triển và có các chính sách mở cửa với mức thuế hợp lí sẽ thu hút những xưởng may kia về. Còn gì hợp lí hơn 1 nước sát cạnh Trung Quốc – tiện cho việc di chuyển – đó là những người con Đông Lào bất khuất. Quả thực, rất nhiều doanh nghiệp, thương hiệu nước ngoài đã chuyển dây chuyền sản xuất về Việt Nam. Điều này nghĩa là gì? Là chúng ta sẽ có trong tay những dây chuyền sản xuất may mặc, kĩ thuật may/ dệt tân tiến và nhanh chóng nhất thế giới. Hệ thống công nhân có kĩ năng người Việt sẽ được tăng lên và trau dồi. Song song là mặt bằng kĩ thuật các xưởng và nền công nghiệp vải, may mặc Việt sẽ lên 1 tầng cao mới hơn (Vì học hỏi và được đầu tư). Chính hệ thống này sẽ đáp ứng những collection khó nhằn, detail cao của các local brands Việt sắp tới. Chúng ta sẽ có những cây vải chất lượng cao mà thương hiệu quốc tế sử dụng – chúng ta sẽ được trải nghiệm dưới 1 thương hiệu thuần Việt nào đó. Tốt không? Tốt quá chứ lị.
(Xin được bỏ qua vấn đề ô nhiễm trong bài viết này vì cái gì cũng có cái giá của nó).
Chưa kể - 1 lí do rằng. Trung Quốc là cái gốc của dịch, chắc chắn việc sản xuất cũng như nền công nghiệp vẫn đang trì trệ 1 phần do kiểm soát dịch. Ngoài ra, châu Âu, châu Mỹ đều đang toang. Chả bõ, lại phải đi kiếm nước thứ ba gia công cho kịp thôi. Ơ – lại Việt Nam cơ hội kìa, chưa nhắc tới Việt Nam được đánh giá rất cao bởi bạn bè quốc tế về công tác chống dịch – công nhân đi làm ổn định và tiến độ được đảm bảo. An toàn, không lockdown, không biểu tình.Ngại gì mà không làm? Hihi.
Cơ hội Việt Nam phát triển mạnh trong ngành thời trang thế giới là điều khả thi. Mong các bác ra chính sách phù hợp để bảo vệ kinh tế nội địa( Doanh nghiệp bản địa) và môi trường.
sustainable fashion trend 在 So-ju Twins Youtube 的評價
✨POMELO WEBSITE✨
https://www.pomelofashion.com/my/en/features/ss-21-collection
@Pomelo Fashion #pomelogirls #foreversummeratpomelo
Hey guys,
This video is in collaboration with POMELO's Summer 2021 Collection~ This collection is super vibrant and we had so much fun styling the pieces with our very monotone closet ???? We hope this video inspires you to go for the bold statement bright colour pieces! ?
Pomelo's pieces are high quality and they are always in-trend. You can count on them for all the latest pieces ✨✨ We also love that POMELO puts a lot of effort in provide sustainable pieces and their pieces are catered for every size & shape! ? Check out their website and we know you'll love it:
https://www.pomelofashion.com/my/en/features/ss-21-collection
We hope you enjoy this LOOKBOOK. Also, if you can tell, we had so much fun editing this video ??
Lots of love,
So-Ju Twins
(Jo & Sue)
? POMELO'S PIECES ?
Crochet Floral Crop Top: https://bit.ly/38RBifI
Sustainable Patchwork Denim Top: https://bit.ly/3eQGHat
Sustainable Checkered Print Bikini Top: https://bit.ly/2QijaVN
Sustainable Denim Crop Top: https://bit.ly/3lrqLNa
Sustainable Checkered High Waist Jean: https://bit.ly/3cHE08s
Sustainable Checkered Crop Jacket: https://bit.ly/2Nw9Cp6
Sustainable Checkered Mini Skirt: https://bit.ly/3cHVgud
Checkered Halter Cami: https://bit.ly/310g22F
Ribbed Zip Up Long Sleeve Top: https://bit.ly/3s4MDk8
?FOLLOW US?
Sue's IG: https://www.instagram.com/cheongsueann
Jo's IG: https://www.instagram.com/joannwithadash
? MUSIC ?
Music by Reggie San Miguel - Getaway - https://thmatc.co/?l=1578D968
Music by Reggie San Miguel - 1120 - https://thmatc.co/?l=16EB0FF2
? EDITS ?
Camera: Canon G7X Mark II
Software: iMovie
sustainable fashion trend 在 120 Sustainable fashion ideas - Pinterest 的八卦
See more ideas about sustainable fashion, fashion, zara logo. ... trends for 2019: what consumers expect from fashion brands Sustainable Trends, Athleisure. ... <看更多>
sustainable fashion trend 在 Sustainable Fashion Tips To Keep You In Trend - YouTube 的八卦
Glamour's editor-in-chief Samantha Berry shares tips on how to look for second-hand styles, ways to shop for sustainable brands and how to ... ... <看更多>