6 bí kíp LUYỆN PHÁT ÂM TIẾNG ANH cho người mới bắt đầu
Câu hỏi này mình nhận được nhiều lắm luôn. Trong post này, mình sẽ cố gắng đúc rút và tổng hợp những cách chi tiết, mong các bạn thấy có ích phần nào nha. Let's get started.
🛑 1, Học và sử dụng IPA
IPA là gì? IPA (viết tắt của International Phonetic Alphabet) là hệ thống các ký hiệu ngữ âm được các nhà ngôn ngữ học tạo ra và sử dụng nhằm thể hiện các âm tiết trong mọi ngôn ngữ một cách chuẩn xác và riêng biệt. Với Tiếng Anh, ngôn ngữ này có 26 chữ mà có tận 44 âm khác nhau. Ví dụ như cùng một chữ “c", mà sao “cook" và “nice" lại có cách đọc khác nhau? Ui chà, quá ư là mệt. Vì thế, khi học và nắm vững IPA, chúng mình sẽ biết cách phát âm từ chuẩn xác.
Lúc đầu, nhiều bạn có thể thấy khá rối và khó nhớ. Bí kíp của mình là bên cạnh học, thì phải tra từ điển thật nhiều, nhìn IPA bên cạnh nhiều riết rồi quen à. Các bạn có thể dành 1-3 buổi để xem/đọc những tài liệu về IPA sau, mình thấy khá hấp dẫn, dễ hiểu này:
-- Video Youtube:
+ mmmEnglish: https://www.youtube.com/watch?v=n4NVPg2kHv4
+ Crown Academy of English: https://www.youtube.com/watch?v=o8KppNXfx2k
https://www.youtube.com/watch?v=JwTDPu2TE6k (cái này thì chỉ đọc tất cả âm và kèm theo 1 ví dụ đi kèm cho mỗi âm, bạn có thể xem cái này để hình dung nha)
Bài viết “Quy tắc và cách phát âm chuẩn không tì vết": https://vn.elsaspeak.com/phat-am-tieng-anh-chuan-nhu-ban-xu/
Bài viết “Phonetic Alphabet - Examples of sounds", có đưa ra một số âm hay dùng trong giao tiếp hàng ngày, kèm ví dụ nha:
https://www.londonschool.com/blog/phonetic-alphabet/#:~:text=The%20International%20Phonetic%20Alphabet%20
Trang này rất hay này “Sound of English by Sharon Widmeyer and Holly Gray": https://www.soundsofenglish.org/headhate
🛑 2. Tra từ điển
Đi kèm với học IPA, thì mình cũng nên tra từ điển thường xuyên để quen dần và học nhanh hơn nha. Mình ngày trước thì không học IPA mấy vì thấy hơi khó hiểu. Nên năm cấp 1, cấp 2, mình chỉ tra từ điển giấy và hỏi thầy cô. Năm cấp 3, mới dùng ipad, máy tính nhiều thì mới nghe được cách phát âm từ các từ điển online, các video nước ngoài chuẩn chính. Thành ra, đến bây giờ, mình phát âm nhiều từ vẫn sai tùm lum, các bạn rút kinh nghiệm từ mình nha: Học IPA, chăm tra từ điển online để nghe họ phát âm, siêng nghe/xem video nước ngoài.
- Các từ điển mình hay sử dụng:
+ Merriam - Webster Dictionary: America's most trusted online dictionary for English word definitions, meanings, and pronunciation.
Website | iOS | Android
+ Longman English Dictionary - the leading dictionary for learners of English of all levels: definitions, idioms, examples and more.
Website | iOS | Android
+ Google Translate: tìm “How to pronounce {insert từ} “ thì sẽ có cả phần minh hoạ miệng lúc nói từ đó bên cạnh audio phát âm nữa. Mình cũng hay dùng GG translate để học nói cả đoạn văn dài. (Bạn có thể dùng gương để xem miệng và lưỡi mình đã có vẻ “đúng" khi nói theo họ chưa nhá)
Còn nhiều từ điển lắm, các bạn dùng cái nào hay thì comment thêm để học lẫn nhau hén.
🛑 3. Phân bổ ra nhiều âm tiết
Ví dụ: từ “analysis"
Bạn vào trang: https://www.howmanysyllables.com/words/analysis, thì sẽ cho ra kết quả như thế này:
How many syllables in analysis? 4 syllables
Divide analysis into syllables: a-nal-y-sis
Stressed syllable in analysis: a-nal-y-sis
How to pronounce analysis: uh-nal-uh-sis
How to say analysis: audio
Đỉnh của chóp hem. Nhìn cũng dễ hiểu ha 🥰
🛑 4. Nhớ nhấn trọng âm
Về nguyên tắc trọng âm, thì mình thú thật là mình hông nhớ. Mình nghe và nói nhiều, riết thành quen á, rồi sẽ có lúc đọc một từ thấy sai sai, thì tra từ điển liền hoặc hỏi các anh chị bản ngữ sửa giùm. Luyện tập nói nhiều sẽ tạo cho mình một phản xạ rất tốt như vậy.
Mới đây, mình đi dẫn một chương trình, và mình nói từ “cartoon character". Ôi lúc nói xong đã thấy sai sai rồi, mà không có cơ hội quay lại lần nữa mà sửa. Mình nói “chaRACter" - trọng âm thứ 2, thay vì “CHAracter" - trọng âm 1 mới đúng. Những người bản xứ và sử dụng Tiếng Anh vẫn hiểu mình nói gì, tuy nhiên đó là nhờ việc mình nói sai trọng âm một từ, chứ nhiều từ sai trọng âm trong câu thì nghe thành ngôn ngữ khác mất. Các bạn lưu ý điều này nha.
🛑 5. Thu âm lại
Nghe và thu âm lại là một cách học nhiều người khuyên rùi. Với những bạn mới bắt đầu, thì việc học phát âm đúng từ đầu quan trọng hơn cả, tránh để sai về lâu về dài, khi sửa lại sẽ khó hơn.
Thế nên, mình nghĩ tốt hơn cả, vẫn nên có một người bạn/thầy/,... hỗ trợ sửa giúp mình khi nghe bản thu âm hoặc khi luyện tập nói chuyện cùng nhau. Nếu chưa tìm được, thì các bạn có thể chịu khó:
- Tra Google Translate cả đoạn bạn vừa nói để nghe chị Google đọc mẫu.
- Tra từ điển online từng từ mà bạn còn cảm thấy băn khoăn
- Dùng Elsa Speak để check phát âm của mình được bao nhiêu phần trăm
- Nghe các bài nói, phim ảnh,.... trên YouTube với cài đặt tốc độ chậm hơn để nói theo. Lúc nghe, bạn sẽ nhận ra vài câu mình từng nói có lỗi như thế nào đó.
- Thu âm lại từng quá trình cải thiện để xem sự tiến bộ và viết ra sổ những lỗi mình từng mắc.
Mình nói chịu khó là chịu khó thiệt á, vì mấy việc này cần thời gian, nỗ lực tỉ mỉ lắm, nhưng kết quả sẽ rất okla nên cố lên nhá.
🛑 6. Hiểu được sự kỳ cục
Ngày nhỏ, mình học ngoại ngữ, mình hay so sánh “ơ sao âm này giống âm trong tiếng Việt nhỉ, ơ sao trong tiếng Việt không có âm này ha?” Nhưng việc này càng khiến mình kém phát âm hơn. Thế nên, mình cứ mạnh dạn phát âm, dù trong suy nghĩ của mình cách phát âm hơi kỳ cục, nhưng như vậy mình mới luyện tập đúng từ đầu được. Nếu bạn thực sự gặp khó khăn với một âm nào đó cụ thể, hãy viết nó ra cùng với các âm vị tương tự nhưng phát âm khác, đọc đi đọc lại chúng nhiều lần. Điều này sẽ giúp bạn nhận ra sắc thái và nắm vững những khác biệt nhỏ đó nhaaaa.
“Pronunciation is about so much more than accents.” Cố lên các bạn nhá. Hy vong bài viết giúp ích được phần nào đó các bạn nhớ 😍❤️
say longman 在 Khánh Vy Facebook 八卦
Giỏi Tiếng Anh bằng việc tìm và sử dụng TỪ ĐIỂN đúng cách!
1. Chọn từ điển phù hợp.
Có nhiều loại từ điển lắm, nên đảm bảo là mua loại chất lượng nha các bạn, tránh hàng giả hàng nhái hàng kém chất lượng không tên tuổi
Những loại từ điển mình dùng:
- Từ điển giấy Anh - Anh : Oxford Advanced Learner’s Dictionary ; Longman Dictionary of Contemporary English ( từ điển rất dày, có thể đặt mua trên mạng nha)
- Từ điển online:
Anh - Anh:
https://www.ldoceonline.com/ ( British English )
https://dictionary.cambridge.org/ ( British English )
https://www.merriam-webster.com/ ( American English )
Anh - Việt:
http://tratu.soha.vn/
https://translate.google.com/ ( thỉnh thoảng dùng cho cả đoạn dài, câu dài,... để nắm tinh thần ý chính ).
Với những bạn chưa bao giờ dùng từ điển Anh - Anh, đừng ngại và sợ không hiểu vì phần giải thích nghĩa được sử dụng những từ cơ bản và cách theo ngắn gọn nhất, đây cũng là cách nâng cao vốn từ, tập suy nghĩ bằng Tiếng Anh, và từ điển Anh - Anh mang lại sự phổ quát và chi tiết cặn kẽ cho một từ hơn từ điển Anh - Việt. Tập dần nhé.
2. Cách tra.
Không nên chỉ dừng lại tra từ và nghĩa, là xong. Ví dụ mình tra từ homework ( bài tập về nhà ), mình không tra kỹ thì mình lần sau sẽ dùng sai từ này khi dịch từ sang từ “ làm bài tập “ => “ make the homework “, trong khi đó đúng phải là “ do homework”. Cần tra kỹ hơn để sử dụng từ đó thành thạo và chính xác theo người bản xứ. Các mục cần đọc kỹ khi tra:
Loại từ ( noun, adjectives, adverb … ) và phiên âm/audio phát âm ( có cho bản online).
Nghĩa từ cùng ví dụ. Với những từ có nhiều nghĩa, tìm nghĩa trùng với bối cảnh mình cần nhất, hoặc bắt đầu học từ những nghĩa xuất hiện ở đầu ( đó là những tầng nghĩa cơ bản, phổ biến và được sử dụng nhiều ).
Nếu học một lúc nhiều nghĩa, nên chia bảng trong vở học từ mới để phân biệt, dễ hình dung. Ví dụ ở Cambridge đa dạng và nhiều hơn, ví dụ ở Longman thì có audio phát âm cả câu. Học càng nhiều ví dụ càng dễ nhớ.
Collocations: những từ đi cạnh nhau,để đảm bảo dùng từ đúng. Ví dụ: improvement + tính từ: a big improvement, a great/vast/major improvement (=very big), ….Phrases với improvement: room for improvement, signs of improvement,...
Longman lập hẳn bảng riêng cho Collocations, có ví dụ cho mỗi cái nên dễ học hơn.
Grammar: có những phần lưu ý, đọc để nhớ tránh sai. Ví dụ:
Someone or something contributes to something:
Everyone contributed to the success of the project.
✗Don’t say: contribute for something
Thesaurus: những từ cùng trường nghĩa, có định nghĩa và ví dụ cụ thể để phân biệt. Ví dụ: từ result, sẽ có những từ cùng trường nghĩa như consequence, repercussions, outcome, upshot, the fruits of something,... => nâng cao khả năng paraphrase, sử dụng đa dạng từ linh hoạt và mở rộng vốn từ đáng kể.
3. Cách nhớ.
- Viết vào một quyển sổ học từ vựng.
- Đọc nhiều ví dụ, có thể tham khảo thêm sentence.yourdictionary.com.
- Google search image: tra từ đó trên Google theo hình ảnh để hình dung hóa từ => dễ nhớ hơn. Youtube search: search từ đó để thấy nhiều video liên qua, đủ hứng thú thì click vào xem => quá dễ nhớ.
- Tự đặt câu ví dụ/ viết một đoạn văn sử dụng những từ mới vừa học => thúc đẩy sự liên kết khi học => phương pháp nhớ hiệu quả, hơi cần thời gian nhưng vì nó hiệu quả nên chịu khó.
- Ôn lại những từ mới dàn trải: mỗi ngày đọc lại một ít, đảm bảo nhớ lâu.
- Học từ theo chủ đề dễ dàng hơn và hệ thống hơn.
Mong các bạn mình học tập tốt và giữ gìn sức khỏe hen ❤
Khánh Vy
say longman 在 saying | meaning of saying in Longman Dictionary of ... 的相關結果
From Longman Dictionary of Contemporary Englishsayingsay‧ing /ˈseɪ-ɪŋ/ ○○○ noun [countable] SAYINGa well-known short statement that expresses an idea ... ... <看更多>
say longman 在 said | meaning of said in Longman Dictionary of ... 的相關結果
From Longman Dictionary of Contemporary Englishsaidsaid1 /sed/ x-refthe past tense and past participle of say1Related topics: Lawsaidsaid2 adjective [only ... ... <看更多>
say longman 在 meaning of say in Longman Dictionary of Contemporary English 的相關結果
From Longman Dictionary of Contemporary Englishsaysay1 /seɪ/ ○○○ S1 W1 verb (past tense and past participle said /sed/, third person singular says /sez/) ... ... <看更多>