NHỮNG BỘ PHIM VỀ THỜI TRANG/ HOẶC CÓ THỜI TRANG ĐẸP NÊN TRẢI NGHIEM.
Dịp ngày Tết, bên cạnh thời gian giành cho gia đình có lẽ một quỹ thời gian trống ra để dành trải nghiệm những bộ phim hẳn là điều mà ai cũng có. Nó càng tốt hơn trong thời điểm dịch như thế này việc chúng ta hạn chế ra ngoài đường tụ tập bảo vệ sức khỏe cá nhân cũng như gia đình. Sau đây là một số phim nếu bạn nào coi rồi thì coi lại, còn nếu bạn nào chưa coi thì hãy dành chút thời gian để trải nghiệm nội dung film cũng như quan trọng nhất – chính là thời trang.
1. SONG LANG
Hẳn rồi, mình luôn ưu tiên người Việt và quý trọng những giá trị thuần Việt. Top list sẽ là một bộ phim của đạo diễn Leon Le với sự tham gia của những diễn viên của Việt Nam như Isaac, Kim Chi… Bộ phim được 7.8/10 trên IMDB – hông hề tệ chút nào với một bộ phim Việt. Dù bộ phim còn nhiều chỗ hổng do hạn chế về kinh phí cũng như nếu quá khó tính – khán giả sẽ có nhiều điểm không hài lòng. Nhưng bỏ qua tất cả điểm đó, hãy nói về 1 hình ảnh đẹp hơn. Đó chính là “Cải Lương” , một trong những nét văn hóa đặc trưng và đậm đà bản sắc của miền Nam Trung Bộ. Trong thị trường phim Việt quá nhiều bộ phim Hài với việc mang lên dàn diễn viên tay ngang với nội dung cạn, làm tiền thị trường và gây ra nhiều định kiến với khán giả, Song Lang lại mang tới một nét đặc trưng của Sài Gòn. Và đó là “Cải Lương” – hiếm có một nhà sản xuất, một đạo diễn này lại chấp nhận mang một nét truyền thông làm 1 bộ phim với nội dung dễ gây buồn ngủ với lứa trẻ hiện đại vậy.
Với Cải Lương – thứ thời trang mà chúng ta được xem đó là thứ thời trang của truyền thống, của những trang phục đậm chất cổ xưa. Với các vở diễn tích xưa hay cốt truyện nước ngoài thì trang phục sẽ được lấy cảm hứng từ đất nước đó, còn với các vở Việt thì gần như trang phục sẽ được lấy như y thật ngoài đời. Áo dài, Áo bà ba, khăn tấm… đều được tái hiện trên sân khấu và ở “Song Lang” chúng ta sẽ được chiêm nghiệm một phần những điều đó.
Màu sắc và cách ăn mặc khác của những diễn viên trong phim gợi nhớ một phần xưa kia của Sài Gòn. Nếu bạn nào thích Retro/Vintage thì cũng là 1 niềm cảm hứng cho các bạn để tìm hiểu thêm về thời trang của những người đi trước như thế nào.
2. HIGH AND LOW:
“Cao và Thấp” – series kiểu bá vương học đường, những bè phái thuộc Trung học phổ thông và mafia đường phố Nhật Bản luôn có sức hút đặc biệt. Khá gần gũi với người Việt thông qua những người tiền nhiệm hoặc song song như Crows Zero, giống như tên gọi của nó – High and Low đánh vào thứ thời trang High – culture và Low – Culture. Tùy thuộc vào mỗi băng đảng mà thời trang thay đổi khác nhau – có băng đậm chất đường phố/ đúng nghĩa là kiểu đường phố hiphop, có băng lại kiểu hippie hơi pha chút Americana, có băng lại toàn chơi đồ high-end/luxury, có băng lại kiểu workwear/biker/suit. Sự đa dạng về thời trang khiến chúng ta đắm chìm trong thế giới của High and Low. Motive của phim thì ở mức bình thường, nếu không nói là dễ đoán – tuy nhiên, với một bộ phim giải trí với các cảnh đấm đá, lối sống phóng khoáng của 1 phần giới trẻ Nhật (Có thể hiện 1 phần của Harajuku) cộng các diễn viên ngầu thì sẽ phù hợp cho các bạn trẻ chiêm nghiệm xem có phong cách nào hợp với mình hay không.
3. THE NEON DEMON
Dịch sát là “Ác quỷ sau ánh đèn” hay người Việt hay gọi là “Ác quỷ sàn catwalk” với sự tham gia của diễn viên trẻ tài năng Elle Fanning cũng như có sự góp mặt của Người đàn ông tử tế nhất Hollywood Keanu Reeves. Bộ phim thuộc thể loại tâm lý kinh dị, được phát hành vào năm 2016. Nếu bạn nào muốn làm model chuyên nghiệp hay thích dấn thân vào nền công nghiệp thời trang này, hãy coi “The Neon Demon” như 1 lời cảnh cáo nhẹ về mặt tối của sự hào nhoáng này từ mình. The Neon Demon cho chúng ta thấy một thế giới xa hoa nhưng cũng đầy áp lực, giả tạo và sự trống rỗng đến từ việc đào tạo và quảng bá những người mẫu trẻ. Tỉ lệ vàng của việc chọn model bằng việc chọn khuôn mặt, da trắng (of course), gầy và mảnh khảnh – đến nỗi có những người phải sử dụng bàn tay của dao kéo, của thẩm mĩ để đạt được điều này. Bên cạnh đó, các mối quan hệ giữa người mẫu và người mẫu, những nỗi ám ảnh của việc bị đào thải đẩy đến sự ghen tị cùng cực, những thói quen bệnh hoạn, sự lạm dụng chất kích thích đã đẩy đến sự kinh dị đậm chất tâm lý ám ảnh cho người xem.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng được xem những bộ cánh/trang phục hào nhoáng, đắt tiền và lộng lẫy nhất của giới high-end/luxury fashion. Những bước chân tập tễnh đầu tiên trên sàn catwalk của Elle cũng khiến chúng ta không hết trầm trồ về sự diệu kì của sàn diễn cũng như thái độ trân trọng của người mới. Nhưng – như mình nói ban đầu, đoàn kết/chia rẽ và sự tự ái có thể khiến những cô người mẫu xinh đẹp kia có thể sát hại lẫn nhau. Đó là mặt tối của nền công nghiệp này nơi cái đẹp thể hiện rõ ràng sự quyền lực của nó, nhưng cái đẹp – là bản chất của con người hay một món hàng để trục lợi bởi các thương hiệu thời trang. Hãy xem “The Neon Demon”.
4. Phantom Thread
Đã ở thế giới hiện đại thì chúng ta lại quay trở về với London của những năm 1950s – kinh đồ thời trang của sự hoài niệm, của những đường may mũi chỉ và tất nhiên – đó là haute couture. Với sự tỏa sáng của diễn viên gạo cội Daniel Day-Lewis và sự kĩ lưỡng trong từng phân đoạn, chỉ đạo sản xuất, ánh sáng và đặc biệt là trang phục – Phantom Thread được xem là 1 trong 10 bộ phim hay nhất của 2017 nói chung và các bộ phim với chủ đề là thời trang nói riêng.
Chỉ tính cho giải Oscar, Phantom Thread đã giành 1 tá đề cử cho hạng mục Best Picture, Best Director, Best Actor/Supporting Actor.. và giành giả tại Best Costume Design/ Thiết kế trang phục xuất sắc nhất để thấy được cái sự đẹp trong thời trang của bộ phim.
Mặc dù nội dung của phim xoay quanh chuyện tình cảm của fashion designer Reynolds Woodcock và một cô hầu bàn tên là Alma Elson. Nhưng xuyên suốt bộ phim chúng ta có thể có một cái nhìn về văn hóa haute couture ngày xưa và khái niệm của nó. Reynolds chuyên làm và thiết kế những trang phục haute phục vụ cho giới quý tộc và chứng minh rằng “Haute Couture isn’t for everyone”/”Haute Couture không dành cho tất cả mọi người” – nó chỉ dành cho những người có tiền, có khả năng thường thức và sự độc nhất của nó. Bởi thế, cách Reynolds tập trung về việc sản xuất một trang phục luôn luôn cẩn thận, cầu kỳ và vô cùng kĩ lưỡng. Các fashion designer cũng khẽ gửi gắm những thông điệp ẩn trong trang phục của họ – ở trong phim là sự ám ảnh cái chết của người mẹ nên mỗi chiếc váy mà Reynolds làm, đều ẩn dấu 1 thông điệp.
Trong Phantom Thread – các bạn cũng có thể trải nghiệm được quy trình làm đồ đã thành quy củ của nhiều nhà mẫu lớn hiện nay , DIOR, CHANEL, MMM.. và cũng giải thích một phần là sau Haute Couture giá thành luôn cao như vậy. Bởi vì cái tên vốn dĩ đã nằm ở 1 đẳng cấp cao hơn hẳn rồi. Thế giới của nó khác xa với streetwear của chúng ta.
Còn rất – rất nhiều bộ phim khác về thời trang mà cho các bạn chiêm nghiệm nhưng giới hạn của bài viết có lẽ không cho phép mình có thể viết hết. Hãy xem xong đi rồi mình sẽ suggest tiếp nhé. Còn nếu bạn nào xem rồi có thể comment ở dưới để mình còn viết tiếp và nói về nó – như 1 cách để chúng ta hiểu rõ hơn về thế giới thời trang. Cảm ơn mọi người.
Lì xì cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過62萬的網紅Bryan Wee,也在其Youtube影片中提到,...