HIPHOP LÀ MỘT TRONG NHỮNG NGUỒN GỐC CỦA STREETWEAR – NHƯNG STREETWEAR KHÔNG PHẢI LÀ HIPHOP.
Đúng vậy, trong thời gian gần đây có rất nhiều bài báo nêu lên một cuộc tranh cãi “Về việc ăn mặc của sinh viên Đại Học V”. Bỏ qua việc các bạn ăn mặc “Đẹp” hay “Không đẹp” (Hôm qua mình có một bài nói về việc mặc trong học đường rồi ấy) – hãy nói đến sự “không đúng lắm” khi các kênh truyền thông “lầm tưởng” về phong cách mà các bạn đang mặc. Và như các bạn có thể thấy, từ “Hiphop” được xài như một keyword để miêu tả cho outfit các bạn đang mặc.
Không đủ - hoàn toàn không đủ, nếu không nói là sai. Ngay cả những bạn trẻ đã chơi thời trang đường phố một thời gian khoảng từ 1- 2 năm cũng chưa chắc đã rõ về “Hiphop” và “Streetwear”. Huống chi là những người không nằm trong cộng đồng này, họ sẽ có cái nhìn sai lệch về hai khái niệm trên và thông qua bài viết, sẽ đánh đồng với nhau. Khi mà nhà đài đã link vào 2 cơn sóng thổi bùng rap thành popculture tại Việt Nam là “RapViet” và “KingOfRap”, đẹp thì không sao – nhưng thử ăn mặc không hợp lí thì chắc chắn sẽ có những comment như sau:
“ Hip với chả Hop. Lố lăng”
“Hiphop gì ăn mặc như thằng dở hơi”
Việc văn hóa “Hiphop” bị đổ tội một cách oan ức như thế, mình không cam lòng. Mà ngay cả những bạn xuất hiện trong bài báo đó một cách vô tình (Không phải các bạn ấy cố ý nhé) thì cũng chẳng phải là thuần hiphop nữa. Thế thì công sức xây dựng văn hóa hiphop cũng như cách ăn mặc đi theo từng mảng trong hiphop OG và tân thời như breakdance, Graffiti, Skateboarding sẽ bị “đánh đồng” à. Hẳn những anh/chị hoạt động mạnh về hiphop – sẽ phải rất bận tâm về cái cách dùng từ vô tội vạ của những người không đến từ đường phố kia.
Đầu tiên, mình khẳng định luôn là cái thời trang mà các bạn trong hình mặc không phải là phong cách “Hiphop” mà hãy liệt vào “Streetwear/Streetstyle” hay “Thời trang đường phố”. Trong case này, hiphop không có tội gì để mà bị gọi tên như thế.
Vậy ranh giới nó là gì?
Như tiêu đề, Hiphop là một trong những nguồn gốc của streetwear – Nhưng Streetwear không phải là hiphop. Hãy nghĩ đơn giản rằng, Streetwear là gì – là wear (Mặc/quần áo) trên Street (Đường phố). Vậy thì mặc trên đường phố sẽ khác mặc trong một không gian bó buộc như studio, office/văn phòng hay class/lớp học chứ. Đường phố mà – đường phố tự do tự tại. Vậy Streetwear là tất cả những gì chúng ta đang mặc trên đường phố này. Thoải mái, không đỗi cầu kỳ mang tính cá nhân và trông thật thời trang (Theo mindset của riêng mỗi người).
Vậy tại sao bài báo kia lại nhầm lẫn?
Đó là vì có thể xem hiphop là cội rễ của streetwear. Vào những thập niên năm 1980s, khi mà thời trang lúc đó thịnh hành chính là high-end hay haute couture. Sự cầu kỳ và chi tiết ăn vào máu của giới fashion, lúc đó “Fashion” nghĩa là “Văn hóa xa xỉ dành cho bậc trung lưu, thương lưu”. Thì tại đây, một countercultures – một làn sóng văn hóa phản văn hóa trỗi dậy. Nó đền từ graffiti, hiphop, skateboarding và surf.
Cái phản văn hóa này đến từ những người trẻ, thích hoạt động ngoài trời và làm những thứ “Streetart” hơn là việc cầu kì quá nhiều trong thời trang. Họ đơn thuần là chỉ mặc những chiếc tees, hoodie in slogan/biểu ngữ của họ. Đúng vậy – mình đang nhắc tới tượng đài của thời trang đường phố đó, Shawn Stussy – founder của Stussy. Dapper Dan – huyền thoại của streetwear bây giờ nói riêng và văn hóa hiphop nói chúng, trong công cuộc chế giễu những thương hiệu thời trang lớn bằng cách tạo ra các sản phẩm Parody đã tạo nên một cơn sốt tại Harlem, NewYork. Từ đó, các rappers hay các nghệ sĩ Hiphop dưới vai trò quan trọng của Dapper Dan dần có phong cách riêng của mình và xuất hiện đầy rẫy trên các nẻo đường của NYC. Streetwear dần dà phát triển.
Tại mặt trận Châu Á – khi Dapper Dan là niềm cảm hứng thì tại đây Hiroshi Fujiwara, Nigo và Jun Takahashi lại lập nên một đế chế đường phố của riêng mình.Với Nowhere thì Nigo đã chế tạo thành công đứa con đậm đường phố mang tên A Bathing Ape mà mình đã viết rất nhiều lần.
Như một ngọn lửa cháy âm ỉ, streetwear dựa trên nền tảng những gì mình vừa nêu lên “đốt dần” và thay đổi từ từ văn hóa đại chúng. Từ Thời trang, âm nhạc, nghệ thuật – tất cả, được thúc đẩy bởi không chỉ những người trong hiphop mà những nghệ sĩ khác. Các bạn có nhớ tới Andy Warhol không ? Cha đẻ của PopArt, và cảm hứng đó đến từ đâu – từ đường phố. Cho nên nhiều brand fashion sau này lấy cụ Andy và những tác phẩm của cụ làm sản phẩm thời trang, tính đường phố đậm đầy trong đó. Từ slogan, hình ảnh biểu ngữ, văn hóa đương đại trong đó. Tất cả gộp lại – thành “Streetwear”.
Trước giờ, quy chuẩn của ngành công nghiệp thời trang và chuỗi dây chuyền liên ứng đi theo một đường tên chỉ xuống. Nghĩa là CEO muốn gì, fashion designer làm theo và sáng tạo – sản xuất sản phẩm, chạy runway, thuyết phục người mua và tạo xu hướng. Streetwear thì làm ngược lại, cộng đồng muốn gì thì tao sẽ làm thứ đó để thể hiện tiếng nói dân chủ, tiếng nói của cộng đồng.
Giai đoạn 1990s – 2000s, thị trường có tiếng nói riêng hơn, người ta – đặc biệt là giới trẻ ngày càng có cá tính mạnh mẽ và nêu lên cái tôi của họ. Những cách tổ chức thời trang truyền thống vẫn tổ chức, vẫn hiệu quả nhưng cũng chỉ gói gọn trong giới trung lưu/thượng lưu. Internet xâm nhập, ý kiến của thị trường ngày càng trở nên mạnh mẽ - trở thành chủ động chứ không phải bị động.
Từ đôi giày, cái quần, cái áo – những thương hiệu streetwear mang âm hưởng của văn hóa hiphop phát triển mạnh. Như Stussy, Supreme, Bape, Palace đi một đường mũi tên chỉa thẳng lên trời làm những gã nhà giàu hoảng loạn. Họ cảm thấy khách hàng giờ yêu thích streetwear hơn cho nên đó cũng là một phần lí do vì sao mà chúng ta có collab Supreme x Louis Vuitton, Virgil Abloh trở thành menswear designer của LV mà vốn dĩ ông là một kẻ tay ngang và khởi hành cũng streetwear. Những gã buôn đã nhận thấy miếng bánh béo bở này mà nhúng tay vào, thế là chúng ta được “Streetwear” trở thành một văn hóa đại chúng, một từ để miêu tả fashion 2017-2018 nhưng cũng làm phức tạp về “Streetwear” hiện tại.
Có thể chia bao gồm 4 mục chính như sau:
1. Original Streetwear. Như những gì họ đã, đang và vẫn làm. Sản phẩm thời trang của họ đúng nghĩa từ những ngày streetwear manh nha. Đơn giản, dễ mặc, slogan biểu hiện.
2. Sportwear. Yeah, các bạn có thể đọc thêm về athleisure của mình
3. Nửa chừng xuân. Một khoảng ngách khi mà những designer muốn sản phẩm của họ vừa đường phố mà trông lại sang (Virgil/Offwhite) hay (Demna/Vetements/Balenciaga) (Gosha Rubchinsky).
4. Luxury. Khi mà những thương hiệu nhúng tay vào làm streetwear (Tiêu biểu là Gucci giai đoạn đầu).
Do đó, bức tranh streetwear hiện tại khá hỗn loạn và đa dạng. Nó không phải là Hiphop mặc dù Hiphop là nguồn rễ của mọi chuyện. Cho nên các bạn đừng đánh đồng nhé.
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
og keyword 在 Trí Minh Lê Facebook 八卦
BONG BÓNG - CÔNG THỨC : “ÔI GIÒI ÔI, A/B/C DEAD RỒI ÔNG ƠI” VÀ CÁI VÒNG LUẨN QUẨN.
Chả vậy, người dân ta “Cả thèm chóng chán”, “Yêu thích sự hào nhoáng” đưa lên nhanh và đưa xuống còn phi mã hơn. Một năm không biết bao nhiêu cái trends/ xu hướng bùng phát lên và lẹ làng lắm chắc cũng chỉ khoảng 2-3 tuần sau nó lại lặn đâu mất tiêu. Thị trường chúng ta giỏi, thực sự giỏi – tiếp thu nhanh nhưng không trên một nền tảng cố định. Điều đó cũng mang ra một hệ quả “Lung Lay” cho những vấn đề sau này.
Như mình đã tiên đoán – Cơn sốt Airjordan 1 low đang phản tác dụng lại. Trên những comments tại các group buôn bán giày, những đôi AJ1 Low Light Smoke Grey đang tràn trề với những lời mời gọi nhưng “Chỉ thấy khách hỏi, không thấy người trả lời”. Những hình ảnh camping đông đúc trước các cửa hàng của Nike tại cuối tuần vừa qua tạo ra một sự “sốt giả” cho thị trường với thái độ “Hoang mang” “Không mua là hết” cho những ai không thể bỏ thời gian ra cửa hàng được. Những tiểu thương nắm cops được 1-2 đôi giày bắt đầu “làm giá” (Mình không đề cập tới bulkbuyer hay người mua số lượng lớn nhé) vì họ vẫn vững tin vào một điều “ Jordan 1 xịn lắm. AJ1 vẫn có giá. Lắm Rappers đỉnh của chóp đang đi cơ mà”. Nhưng bạn ơi, đó là bản High chứ không phải là mid hay low.
Đôi giày vốn dĩ cũng chẳng có tội tình gì. Nhận được sự phủ rộng trên hình ảnh đại chúng trong giai đoạn 3 tháng vừa qua, AJ1 low nghiễm nhiên trở thành keyword hot nhất đối với những người “bán” mê giày (Ý là chạy theo xu hướng nhé – chứ bạn mình chơi Nai Kì lâu mà hắn toàn mua bản OG hay High thui). Thôi thì tiền của ai người đó quyết, nhưng khi các chương trình kết thúc nghiễm nhiên các hình ảnh cũng tụt xuống theo. Kéo theo sự sụt giảm về độ phổ rộng của nó – và cái “Bong Bóng AJ1 Low” bắt đầu xì hơi. Như cái cách bất động sản Việt Nam nổ toanh toách vào giai đoạn lắm nhà cửa tan vỡ thời khủng hoảng kinh tế 2007-2010, những kẻ đầu cơ – những kẻ tung tin và làm thị trường thu lợi và nhà đầu tư bắt đầu than trời.
Nhưng dĩ nhiên, thời trang nó lại khác. Và thế là chúng ta lại nghe được 1 công thức như sau:
“Ôi, Air Jordan 1 hết thời rồi” (Ơ kìa bạn ơi, Low thôi mà. Sao phải sợ)
“Ôi, Air Jordan 1 dead rùi” (Ơ kìa bạn ơi, nó vẫn đó vẫn ra đều đều. Sao lại chết).
Đét ở đây chắc là “Đét trong ví tiền nhiều ít”. Vì không bán được hàng, các sellers buông lời sắt mỏng như Sếp của anh Đen Vâu. Vì không mua được hàng giá retail nên các buyers hay người mua khác nở một nụ cười nhếch mép khẩy vào mặt những người bán giá cao. Thế là tự dưng chỉ vì những con người vì mục đích cá nhân – một văn hóa tiếp lửa bởi bao nhiêu người anh đi trước đã mang tiếng “Dead”.
Ơ kìa.
Chắc có lẽ, cái vòng luẩn quẩn này sẽ tiếp tục hoài. Từ lúc “Yeezy” đầy đủ màu được tung ra với số lượng lớn – đã có nhiều người nói rằng “Yeezy’s dead”. Nhưng chẳng ai nhớ cái thông tin Kanye West kiếm cả mấy tỷ đô trong thời gian vừa qua, với số tiền đó – Kanye tổ chức các buổi nhạc nhà thờ cho cộng đồng người da màu, đem tài năng của những giọng ca đầy nội lực cho bọn da trắng biết thế nào là lễ độ. Có số tiền đó, gã còn tham vọng cuộc đua vào Nhà Trắng nhưng có vẻ chưa đủ. Mình yêu Kanye – vì cái độ điên khùng và chơi bời của gã, Yeezy ư – cũng yêu, vì nó là sản phẩm của Kanye nhưng không còn mặn nồng nữa. Nhưng nó không đồng nghĩa với việc “Yeezy’s dead” – nó nằm ở chiến lược và cái nhìn dài hạn của những cái đầu sạn kinh doanh.
Thời trang cũng chẳng ngoại lệ gì. Nhớ những năm 2018, trào lưu “Techwear” bùng nổ dữ dội – nhà nhà tactical vest, người người tactical vest, cargo pants, combat boots được xem là quốc dân. Với những người mang cảm hứng đầu tiên về Việt Nam tạo nên sự thú vị, những tưởng văn hóa thời trang Việt Nam sẽ đa dạng hơn chăng. Nhưng cái thú vị đó tạo nên những con số ảo, những cái likes + comment ngồn ngộn cho đến khi người ta đã ngán món ăn đó. Lượt tương tác cũng thấp dần thấp dần và công thức cay nghiệt đó lại xuất hiện :
“Ôi, Techwear is dead”
“Ôi, Techwear hết thời rồi ông bà ơi”.
Và có lẽ, cái vòng luẩn quẩn này cứ tiếp tục tiếp tục mãi nếu chúng ta không chịu thay đổi suy nghĩ “Cứ hết người mặc, người mua là chúng sẽ chết” thì mình chắc chắn luôn, sớm thôi, sẽ có những cái tiêu đề như :
“Ôi, varsity jacket is dead”
“Ôi, Local brand is dead”
“Ôi, các sự kiện fashion ở Việt Nam is dead”.
Thực ra, chẳng có cái nào chết, mất hẳn đi mà nó vẫn còn hiện sờ sờ ở đó – chỉ là nó không còn được chú ý nhiều như lúc xưa thôi. Nó vẫn còn ở đấy, được nuôi dưỡng bởi những con người thực sự yêu nó và đợi đến 1 lúc trong tương lai. Khi mà vòng tuần hoàn thời trang lập lại chu kì, nó sẽ lại trở lại dựa vào nhiều yếu tố khác nhau (Nhưng cơ bản vẫn là do con người quyết định).
Nói chả đâu lại xa, cái thời mà yeezy rules everything – no air needed thì người ta lại hô hào rầm beng “Jordan is dead” “Jordan quá lỗi thời rồi”. Và 04 năm sau, khi mà Jordan trở lại – có những người ráo hoảnh lại thốt lên “Yeezy is dead” “Yeezy lỗi thời” dù trước khi chính họ đã đối xử tương tự với Jays. Những người này là những kẻ có mindset “Fast and Instant” “Ăn nhanh uống gọn” chứ không có 1 sự chính kiến nào trong “Thời trang của bản thân” cả.
Văn hóa – là thứ luôn trường tồn mãi theo thời gian. Và cái vòng luẩn quẩn cùng công thức kia – sẽ hết khi mà thị trường thấm hiểu được cái văn hóa này.
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
og keyword 在 Trí Minh Lê Facebook 八卦
GRAPHIC IN FASHION/ TẠI SAO CHÚNG TA LẠI HAY CÓ SUY NGHĨ “ĂN CẮP” CỦA LOCAL BRAND?
Những chiếc Graphic Tee, Graphic Hoodie đã không còn xa lạ gì đối với cộng đồng thời trang đường phố của chúng ta. Nhắc tới Graphics hay nôm na là Hình để In (Để mà có chiếc áo in, hoodie in mà các bạn hay mặc í) đã có quá nhiều tranh cãi về việc sử dụng hình in như một “Vũ khí tối tượng” trong mindset “Lập một local brand ở Việt Nam” theo các bước sau:
1. Nghĩ một cái tên kêu kêu.
2. Lấy hình 1 gì đó ngầu ngầu, in áo.
3. Một là chụp lookbook, không là làm layout sản phẩm.
4. Công bố tên thương hiệu và blah bloh gì đó về chiếc áo giản đơn – sử dụng công nghệ in tối thượng, tiêu chuẩn Iu Ét Ây ISO 9000 gì gì đấy.
Cũng chẳng nên nhắc lại – nhưng thôi mình cứ nhắc. Xuyên suốt 2019 và 2020, các bạn liệt kê thử Có bao nhiêu vụ drama/phốt phát phốt pho liên quan đến chủ đề “Các local brands ăp cắp ý tưởng từ các source nước ngoài/ các artist -designer nước ngoài. Trên các nền tảng như Pinterest, Behance, shutterstock”. Thực ra việc này cũng không có gì quá nếu các founders mua lại bản quyền hay lấy đó làm inspirtation/cảm hứng hay references nhưng trước khi đông đổng lập các post um xùm lên, chúng ta hãy nhìn bản thân chúng ta trước.
CỚ VÌ SAO MÀ CÁC HÌNH IN ĐÓ LẠI VẪN TỒN TẠI ĐƯỢC TỚI BÂY GIỜ?
Vì đơn giản, các bạn vẫn còn thích. Thế thôi – thị trường vẫn còn thì các founders vẫn làm. Làm để bán cho các bạn chứ chẳng ai ngu khi mà thị trường không có nhu cầu mà các local brands vẫn lấy graphic làm đối trọng để phát triển cả. Khách quan mà nói rằng, graphic tee hay graphic fashion chẳng có gì sai hay out -trend gì cả vì trước giờ nó vẫn vậy, vẫn xuất hiện đầy trong thời trang. Các collection runway hay Read-to-wear product line của các nhãn hàng quốc tế thời trang lớn, vẫn ngập tràn graphic items/logo items. Khách hàng còn thì người ta vẫn còn làm. Khi nào vẫn còn người yêu thích thương hiệu, sự đơn giản và flexin thì những sản phẩm trên vẫn còn bán được. Muôn đời.
CƠ MÀ – SAO LẠI HAY CÓ SUY NGHĨ “ĂN CẮP”.
Tư tưởng nhìn trông giống ở đâu đó trên mạng là hệ quả của việc “Sính ngoại” và “Lười suy nghĩ” “Lười đọc” và “Lười tìm hiểu” của không ít những khách hàng trẻ tại Việt Nam hiện nay. Tại sao các founder hay graphic designer lại phải lên Pinterest với các keyword “Renaissance / Phục Hưng” – “D.E.A.T.H/CHết” hay “S4tan” vì chính chúng ta vẫn yêu thích cái sự ngầu ngầu, cool cool từ các hình in trên áo mà chúng ta mặc. Giai đoạn vàng son 2017 – 2018, các bạn không cần biết hình gì, nguồn gốc như thế nào, tác giả nó là ai.
“Trông ngầu nên tui mua. Thế thôi”
Cũng không trách gì các bạn – vì đó là tiền và quyết định của các bạn. Nhưng nó dẫn đến việc “Trông ná ná trên mạng” của các graphics, dĩ nhiên rằng “Phục Hưng” hay các kiểu Thần chết, Thiên Thần đâu phải là văn hóa gốc của người Việt. Điều này bắt buộc các bạn designer hay founder phải research trên mạng để tìm tài liệu, tìm hình ảnh mà quá trình này đòi hỏi khá nhiều thời gian. Thế thì nhanh gọn nhất là lấy 1 source nào đó trên Pin, modify/ xào và nấu lại để ra đồ thật nhanh – đáp ứng nhu cầu của khách hàng trẻ. Thú thực, chính thị trường các bạn đã bóp nghẹt chết những artist, graphic designer trẻ và có tài tại Việt Nam khi họ không có đất dụng võ hay “bắt buộc” phải theo xu hướng.
“LƯỜI SUY NGHĨ – LƯỜI ĐỌC VÀ LƯỜI CẢM”.
Thế kỉ 4.0, mọi người cần những gì dễ dàng đập vào mặt, dễ hiểu, dễ chịu. Còn cái gì đó có câu chuyện, có bộ nhận diện thương hiệu và cả chiến dịch mà các founder hay marketing cố gắng truyền tải vào trong đó – thị trường hầu hết là thờ ơ hoặc không quan tâm cho lắm. Đây là chia sẻ riêng của mình, vì mình đã từng hợp tác rất nhiều local brands (DVRK x VSSG, OG, DVRK..) cho các campaign mà mình đảm nhiệm. Với tính cách của mình thì mình luôn muốn kể cả hình in thì tất cả đều có câu chuyện xuyên suốt collection – nhưng khi leak ra, các bạn (Ở đây là thị trường) chỉ nhao nhao lên “Ồ, trông ngầu đấy!” “Trông cool quá” “Collab à” hay “Resell thôi các bạn ơi”.
Và mình cảm thấy rất hụt hẫng vì chất xám của mình không được thị trường đón nhận dù mình đã chọn cách dễ nhất để tiếp cận gần gũi với đời sống các bạn. Nhưng có vẻ là thị trường đại chúng vẫn chỉ thích thứ gì đó “Nhanh” và “Mì ăn liền”.
Việc đầu tư chất xám tất nhiên là yêu cầu về chi phí, thời gian và nhân lực rất nhiều. Điều này đẩy lên quỹ thời gian và tài chính cho sản phẩm sẽ rất cao – cho nên không phải các founders nào cũng thấu hiểu được. Có lẽ nhiều người sẽ suy nghĩ rằng :
“Thị trường không đón nhận mà tốn thời than quá. Tội gì không làm thứ đơn giản hơn, nhanh hơn?”
Vậy – lỗi “nghèo nàn” trong các local brand thời gian vừa qua, là do đâu? Do các founder hay của chúng ta?
Có bao giờ - các bạn chăm chú đọc từng lời giải thích về graphics (Được vẽ bởi người Việt nhá) trên các chiến dịch/campaign của local brands không? Tất nhiên là không, xem hình va lướt.
Có bao giờ - các bạn coi hình details hay sở hữu sản phẩm đó nhìn graphics mà suy ngẫm rằng “Cái graphics, hình in này có nghĩa cl gì nhỉ?”. Chắc được 1p thì cầm Điện thoại lướt Facebook/Tiktok/IG rồi.
Có bao giờ - các bạn cảm thấy sung sướng và hạnh phúc hay tự hào về sản phẩm mình đang mặc có 1 câu chuyện logic xuyên suốt các sản phẩm không?
Muốn các thương hiệu văn minh, tân tiến và đổi mới thì chúng ta phải “Đổi mới trong suy nghĩ “ trước các bạn ạ.
Một điều tích cực rằng, dù thị trường vậy nhưng cũng không ít local brands đầu tư chỉnh chu trong việc đưa thông điệp của mình qua graphics bởi những tài năng, con người Việt Nam. Hơn nữa, thị trường trẻ cũng đang trưởng thành và phân hóa rất nhiều, mong rằng các bạn sẽ để ý chút tới graphics mà sản phẩm các bạn đang mặc.
Yêu các bạn.
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
og keyword 在 Kitchen made out of Bamboo by Ask og Eng - Pinterest 的八卦
Dec 14, 2018 - Norwegian design company Ask og Eng recently completed this beautiful ... Shop low prices for pattern X1PHU4 from the Keyword Special book. ... <看更多>