VẺ ĐẸP CỦA TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT NAM
Vì trong mùa Fall/Winter 2021 và mùa Resort 2021 (mà thông thường là mùa Pre-Fall/Resort các nhà thiết kế sẽ ưa thích sử dụng những cảm hứng đến từ các nền văn hóa khác nhau) chúng ta được chiêm ngưỡng những nét nổi trội và đầy thơ mộng của thế giới những thập niên trước. Tiêu biểu chắc là Maison Margiela Fall 2021 Couture dưới bàn tay và giọng kể chuyện của John Galliano qua “A Folk Horror Tale” – dựa cảm hứng khá nhiều đến từ nước Pháp cổ kính hồi xưa. Đây không chỉ là lần đầu mà việc lấy ý tưởng của những nền văn hóa truyền thống đưa lên sản phẩm thời trang gần như là chuyện rất bình thường mà nhiều khi còn là đặc sắc của một số nhà thiết kế thời trang nữa.
Trong bài viết này – mình xin được đề cập dựa trên nền tảng là khái niệm “Culture Appreciation” mà bỏ qua “Culture Appropriation” . Nôm na là dựa trên tính tích cực là “Tôn Vinh Văn hóa” hơn là tính “Chiếm đoạt văn hóa”. Vì cái ranh giới giữa 02 khái niệm này cũng vô cùng mong manh giống hệt như các bạn tranh cãi về hàng “Copy” hay “Inspiration” vậy. Với thực trạng hiện nay thì mình sẽ đề cao tính “Culture Appreciation” hơn là tính chiếm đoạt.
Vì sao lại như vậy?
Tại Việt Nam, nền thời trang hiện tại mà cả mình – cả các bạn và nguyên một hệ thống đang hoạt động 70% đến 80% là văn hóa du nhập. Chúng ta đang sống trong thời “Đánh giá cao văn hóa du nhập”. Điều này là một điều rất là bình thường và mình không chê trách gì nó cả. Chỉ có điều nó sẽ là một “lỗ hổng” lớn trong nhận thức của thế hệ mới về các văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam.
Mình sẽ chẳng nói đâu xa, mình nói tới các trang phục truyền thống của dân tộc mình. Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có một đặc trưng và bản sắc riêng – gắn liền với một loại trang phục khác nhau. Đặc biệt với các dân tộc thiểu số thì trang phục hay thời trang truyền thống giống như 1 loại “quốc kỳ thời trang” của họ khi nó là bản sắc, là văn hóa gắn liền với người Việt hàng trăm năm, ngàn năm nay. Nhưng hãy nhìn xem, thế hệ mới chúng ta có quan tâm và cảm nhận được cái đẹp đó không? Tất nhiên là có – nhưng cực kì ít mà đại chúng là không.
Đó chính là “Lỗ hổng” mà mình đang đề cập. Vì giao thoa thế hệ và giờ là nơi văn hóa du nhập được yêu thích cho nên dần dà các nét đẹp của trang phục truyền thống cũng đi vào dĩ vãng. Đó không phải là chúng ta nên đổ trách nhiệm hoàn toàn xuống thị trường mà nguyên nhân do nhiều phía. Truyền thông ít, lớp học cũng ít … và ngay cả những gì mà bộ VH-TT làm cũng tạo cảm giác “nặng nề” – “ngồn ngộn” và đậm chất kiểu cũ -không gây cảm hứng và sự tò mò cho giới trẻ để họ hiểu thêm về nét đẹp của trang phục truyền thống Việt Nam.
Có cơ hội nào để quảng bá các trang phục truyền thống Việt Nam không, liệu người dùng hay thị trường trẻ Việt Nam có đón nhận nó hay không. Chắc chắn là có chứ không phải là không. Tại sao chúng ta yêu thích, tôn vinh được Yukata, Kimono Nhật Bản và các bản lấy cảm hứng từ nó lên các thiết kế của Kapital, Visvim, CDG.. hay các họa tiết từ thời Trung Cổ, thời Phục Hưng, của những nền văn hóa Bắc Âu, Đông Âu lên các thương hiệu thời trang lớn như Chanel, Dior, Yves Saint Laurent được. Tất nhiên có giá trị của thương hiệu, sự yêu thích đồ ngoại nhưng sâu thẳm trong đó là sự tò mò đối với các nền văn hóa bí ẩn. Giải pháp làm sao là để khéo léo khai thác được ý thức tìm hiểu của những người trẻ mà thôi.
Một trong những nguyên nhân chính mà “các văn hóa nước ngoài” được tiếp diễn di sản của nó là do các fashion designer “add-in” / “bỏ nhỏ” các chi tiết lên các sản phẩm thời trang của họ. Navajo, văn hóa của người da đỏ, của người Viking được các thương hiệu lấy cảm hứng và thổi hồn thêm tính thời trang và ứng dụng hiện đại để giới trẻ có thể sử dụng trong thời đại này. Đây là bài toán cân bằng giữa tính truyền thống và thích nghi để sinh tồn trong thời đại mới này.
Một vấn đề hóc búa nữa đó là mặc dù các fashion designer tâm huyết có thể có ý tưởng muốn đưa các nét đẹp của văn hóa truyền thống Việt Nam lên sản phẩm của mình nhưng chi phí để làm điều đó là không hề rẻ. Vì đơn giản là các kĩ năng, nguyên liệu đại đa số là thủ công nên đòi hỏi thời gian – sức người và khá nhiều tiền của. Do đó lúc tung ra thị trường chắc chắn chi phí sẽ khá cao – mà cao thì chưa chắc là giới trẻ đón nhận vì số tiền đó họ mua thương hiệu nước ngoài còn thích hơn. Điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn.
Làm sao để ứng dụng – làm sao để tạo nên tính mới mẻ và thu hút giới trẻ vào trang phục truyền thống Việt Nam. Nó đòi hỏi sự đồng lòng và thống nhất của nhiều người chứ một mình cũng chẳng làm được gì. Nếu không sớm thì muộn thì sự tuyệt chủng hay xóa sổ của các trang phục truyền thống Việt Nam sẽ là một điều mà chúng ta có thể nhìn thấy được. Người có kĩ năng thì ngày càng già đi, lớp trẻ thì đi vào thành phố để làm việc hiện đại mà bỏ đi kĩ thuật chân truyền. Sự mai một dần là có khi những tiêu đề “Bà cụ/Ông cụ cuối cùng của làng nghề truyền thống.. đã mất” “Làng nghề, dệt vải của thị xã A,B,C..chính thức bị xóa sổ”
Nhưng hài hước thay, các sản phẩm Made in Việt, Hoàn toàn là văn hóa Việt lại được nước ngoài đón nhận. Vì đơn giản ở nước họ không có kĩ thuật này, màu sắc này và cách thiết kế tồn tại hàng trăm năm nay. Điều này có thể được xem là lợi thế cạnh tranh hoặc là PoS khiến người Việt ra vũ đài thời trang thế giới. Rất nhiều người ở nước khác đã thành công trong việc đó.
Đó là gì?
Đó là dân tộc Hà Nhì. Là tộc người thiểu số sống cả ở Việt Nam và Trung Quốc – được công nhận bởi cả hai nước trong danh sách các dân tộc. Ở Việt Nam thì người Hà Nhì thường cư trú ở tỉnh Lai Châu, Lào Cai – bao gồm 3 nhóm chính; Cồ Chồ, Là Mi và Hà Nhì Đen.
Trang phục người Hà Nhì rất đẹp và đặc sắc. Bao gồm áo, váy, khăn đa dạng về chất liệu và kiểu dáng. Trong khi người Hà Nhì Đen yêu thích màu xanh, trắng thì người Hà Nhì Hoa lại sống với màu sắc sặc sỡ và vô cùng cầu kì. Đó là chưa kể phụ kiện và trang sức vô cùng phức tạp đến từ dân tộc này – nhiều khi các bạn nhìn vào thì chẳng thua gì Alexander McQueen hay Chanel đâu. Mà đây hầu hết là nguyên liệu của đất trời và tay nghề thủ công tạo nên
Đó là dân tộc H’Mong. Cũng tương tự với người Hà Nhì, nhưng người H’Mong là một trong những người dân tộc thiểu số có dân số đáng kể trong 54 dân tộc anh em tại Việt Nam. Dân tộc Mông có trang phục truyền thống vô cùng cầu kì và sặc sỡ, thường làm bằng vải lanh với nhiều màu sắc nổi bật cùng hoa văn đa dạng. Hệ thống trang phục cùng đa dạng với áo xẻ cổ, váy xòe xếp li, mũ đội đầu kèm theo các phụ kiện là các đồng xu, chuỗi hạt kèm theo.
Đó là dân tộc Ba Na. Mang hơi thở của núi rừng, của Tây Nguyên đại ngàn. Người Ba Na là dân tộc bản địa Việt Nam có từ lâu đời tập trung tại các vùng cao nguyên, điển hình là hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai. Bản sắc văn hóa rõ rệt của người Ba Na không chỉ đến từ kiến trúc nhà Rông, nhà sàn mà còn đến từ trang phục của phụ nữ. Trang phục bao gồm áo chui đầu và váy cùng họa tiết đối xứng lấy cảm hứng từ những gì con người thờ phụng và thiên nhiên xung quanh. Màu đen tượng trưng cho đất, màu đỏ tượng trưng cho máu và lửa, màu vàng cho mặt trời. Các trang sức bằng bạc và động vật cũng được sử dụng thể hiện tính chất văn hóa đa dạng.
Đó là áo dài, áo tứ thân của những giai điệu quan họ, những liền anh liền chị. Hay đó là áo bà ba của những người con gái sống nước miền Nam.
Để nói hết bản sắc của trang phục và vẻ đẹp của chúng chưa bao giờ là đủ và đó cũng là lí do Việt Nam luôn là một đất nước thú vị bởi nhiều kênh khoa học và văn hóa quốc tế vì bề dày thú vị và phong cảnh siêu đẹp.
Thế nên, chúng ta cùng suy nghĩ là làm sao để duy trì cái vẻ đẹp này đến thế hệ tiếp theo nhỉ mà không bị bào mòn?
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過62萬的網紅Bryan Wee,也在其Youtube影片中提到,...
「mcqueen resort 2021」的推薦目錄:
- 關於mcqueen resort 2021 在 Facebook
- 關於mcqueen resort 2021 在 Bryan Wee Youtube
- 關於mcqueen resort 2021 在 Travel Thirsty Youtube
- 關於mcqueen resort 2021 在 スキマスイッチ - 「全力少年」Music Video : SUKIMASWITCH / ZENRYOKU SHOUNEN Music Video Youtube
- 關於mcqueen resort 2021 在 Alexander McQueen Resort 2021 Fashion Show - Pinterest 的評價
- 關於mcqueen resort 2021 在 Alexander McQueen Pre-Spring/Summer 2021 Collection 的評價
mcqueen resort 2021 在 Bryan Wee Youtube 的評價
mcqueen resort 2021 在 Travel Thirsty Youtube 的評價
mcqueen resort 2021 在 スキマスイッチ - 「全力少年」Music Video : SUKIMASWITCH / ZENRYOKU SHOUNEN Music Video Youtube 的評價
mcqueen resort 2021 在 Alexander McQueen Pre-Spring/Summer 2021 Collection 的八卦
Introducing the Alexander McQueen Pre-Spring/Summer 2021 Collection.This collection was designed during lockdown.It is made predominantly ... ... <看更多>
mcqueen resort 2021 在 Alexander McQueen Resort 2021 Fashion Show - Pinterest 的八卦
Nov 13, 2020 - The complete Alexander McQueen Resort 2021 fashion show now on Vogue Runway. ... <看更多>