[English Club HEC] JOURNEY TO 8.5 IELTS OVERALL - KINH NGHIỆM CÁ NHÂN
Đây là kinh nghiệm được đúc kết từ bạn Bùi Trà My trong hành trình cố gắng đạt được 8.5 IELTS. Cả nhà đọc học hỏi nè.
Cả nhà join English Club HEC để update các bài kinh nghiệm bổ ích nhất nhé 😃
______________
Chào mọi người, em/mình/chị xin phép được xưng “mình” trong bài đăng này để thuận tiện hơn ạ. Mình đang học lớp 12 và kì thi IELTS (computer-delivered) ngày 21/11/2020 mình có đạt kết quả 8.5 overall (L:9, R:9, W:7.5, S:7.5), mình biết là tuy writing và speaking của mình cũng chưa phải ở ngưỡng tốt lắm nhưng mà mình sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm/trải nghiệm của cá nhân trong quá trình học và ôn luyện IELTS ạ.
Trước khi đi vào chi tiết về cách ôn từng dạng thì có nói qua một chút về bản thân, mình học chuyên Anh của THPT Chuyên Ngoại ngữ nên cũng ở trong môi trường đào tạo tốt & có cơ hội tiếp xúc với tiếng anh nhiều. Nhưng mọi người cũng biết dù thế nào thì quan trọng nhất vẫn là nền tảng tốt về ngữ pháp, phát âm đã, sau đó là tích lũy từ vựng. Thế nên trước khi bắt đầu học các dạng IELTS hay luyện đề thì hãy đảm bảo rằng bạn đã "xây móng nhà" đủ chắc nha.
I. READING
Về đề thì mình chủ yếu là luyện trên Mini-ielts với ieltsonlinetest, ngoài ra mình cũng có làm mấy test của Cambridge (mình thấy từ 9-15 là ổn) và làm đủ Road to IELTS (last minute ver) của BC lúc đăng kí thi.
Với các bạn yêu đọc sách thì các bạn nên chọn đọc một vài cuốn sách bản tiếng Anh luôn nhá. Vì hồi lớp 11 mình có dự án reading portfolio trên trường phải đọc với phân tích 1 quyển sách tự chọn nên mình có cơ hội đọc sách bằng tiếng Anh lần đầu (bình thường mình đọc sách tiếng Việt thôi), cái này sẽ giúp mình luyện reading mà vẫn được thư giãn á, chủ yếu là luyện reading comprehension, ngoài ra cũng lụm lặt được vocab/expression, và rất nhiều bài học nữa - mình cho đây là giá trị cốt lõi của việc ôn luyện bằng cách đọc sách á.
Khi làm bài mình không đọc từng câu hỏi, đầu tiên mình chỉ nhìn lướt qua xem DẠNG câu hỏi thoi, nếu có bài ghép tên thì mình sẽ biết đường highlight tên, có bài match heading thì mình sẽ note nội dung chính của đoạn sang bên cạnh ấy => Sau đó mình đọc cả passage một lượt, đọc kĩ luôn => Đọc đến đâu thì lại highlight những thứ trọng yếu đến đó và note nội dung chính ra ngoài để lúc làm bài tiện rà lại => Đọc hết thì mình quay ra làm một lượt câu hỏi, vì câu hỏi sẽ follow sát theo các đoạn nên mình cũng cứ thể mà quay lại dò, đọc & làm. Lí do là vì cá nhân mình không phù hợp lắm với chiến thuật skimming & scanning rồi lọc keyword, mình thấy làm như thế dễ bị bỏ sót nhiều thông tin và có những lúc bị hiểu sai do lỡ context nữa.
Mọi người cố canh thời gian 20 phút một passage nhé, đương nhiên là sẽ có passage 3 thường khó hơn nên xê dịch tí nhưng đừng dành cho bài nào quá nhiều hay quá ít thời gian nha.
II. LISTENING
Cũng như read, lis mình chủ yếu là luyện trên Mini-ielts với ieltsonlinetest, ngoài ra mình cũng có làm mấy test của Cambridge (mình thấy từ 9-15 là ổn) và làm đủ Road to IELTS (last minute ver) của BC lúc đăng kí thi.
Mình có thói quen hay nghe podcast trên Spotify nữa, thường thì là buổi trưa lúc nghỉ ngơi. Những podcast mình hay nghe là: Stuff you should know (của iHeartRadio); Something you should know; BBC Minute, Global News Podcast, 6 Minute English, IELTS Speaking for Success. Ít nghe hơn thì có Freakonomics Radio, Serial Killers…
Mình cũng hay xem video trên youtube nữa, các kênh kiểu Ted-ed, The Infographic show, OverSimplified, Great big story… và ti tỉ các kênh khác. Cứ chọn những kênh có chủ đề bạn thích, không cần nghe rõ từng từ, nhưng nên luyện để nghe nắm được ý và để khi thi nghe đỡ mệt hơn. Hoặc thậm chí bạn cũng có thể xem các TV series trên Netflix nhé, trong quá trình ôn thi mình cày hết 12ss của The Big Bang Theory, vừa nhẹ nhàng giải trí, tạo cảm hứng mà cũng luyện phản xạ nghe tốt nữa đó.
Có nhiều người luyện theo phương pháp vừa nghe vừa take note, rồi thì tăng tốc độ lên 1.25x, cá nhân mình thì mình prefer việc luyện nghe hiểu hơn vì lúc làm bài mình chủ yếu là dựa vào critical thinking và nghe hiểu, vì khi nắm bắt được context thì dù có một vài chỗ bị miss mình vẫn có thể phán đoán có căn cứ được. Đương nhiên là nếu mọi người thấy phương pháp take note với luyện tăng tốc độ phù hợp với bản thân thì mình hoàn toàn ủng hộ áp dụng nhé!
Lúc làm bài và đi thi, mọi người cứ yên tâm là câu hỏi sẽ follow sát đoạn băng nên là đầu tiên bình tĩnh. Khi người ta cho 30s gì đấy để đọc trước thì tranh thủ đọc lướt qua một lượt câu hỏi (và câu trả lời nếu được), điều này sẽ giúp bạn mường tượng được trước là tình huống như thế nào, chủ đề gì.
Đối với các bài điền từ, nhớ gạch chân hoặc note to là mình được điền bao nhiêu từ (ví dụ one word thì ghi số 1, one word and/or a number thì ghi 1/+, nói chung mọi người cứ kí hiệu rõ ràng ra tránh thừa từ). Ngoài ra, lúc đọc lướt câu hỏi, đọc đến đâu ghi cạnh chỗ trống dạng từ cần điền, ví dụ như Npl/Ns (danh từ số nhiều/số ít), place, date, no., name, adv… => Giảm xác suất bị sai những lỗi không đáng có; đồng thời khi nghe vô hình chung bạn cũng sẽ biết mình cần hướng đến cái gì. Kiểu như nếu bạn biết câu này phải điền danh từ, thì khi nghe não sẽ có xu hướng tập trung nghe đến danh từ, rồi chú ý sau động từ (trong trường hợp danh từ đóng chức năng tân ngữ).
Lời khuyên chung cho part 3 và part 4 vẫn là phải thật bình tĩnh. Part 4 hầu như là điền one word, bài nó cũng theo thứ tự trong băng nữa nên nghe đến đâu các bạn ráng hiểu đến đó + prepared trước kiểu "sắp đến chỗ của câu này rồi". Cá nhân mình không chờ cho đến khi nào nghe thấy mấy từ trong câu hỏi rồi mới tập trung, mà sẽ tập trung nghe hết luôn vì nhiều lúc, người ta sẽ không nói y như phần trước ô trống đâu, mà người ta sẽ đưa context vào, mình hiểu thì mình điền được ấy.
⇒ Note chung cho lis-read: Đây chỉ là trải nghiệm của mình thôi nhưng mà… Nếu lúc đầu instinct mạnh mà đang chọn đáp án nào thì sau đó ráng đừng lay động rồi đổi đáp án nhá trừ khi bạn có clue/proof gì chắc chắn là việc đổi mới đúng. Nhiều lúc đổi xong sai liền đó hic. Và với những câu vẫn mông lung chưa biết chọn gì, đừng có để trống mà điền hết nhé, quan trọng là đoán có căn cứ. Luyện đề rất quan trọng, các bạn có thể luyện free tại các trang trên hoặc http://bit.ly/2NuFxGg. Nhưng mà cũng nên kết hợp với các phương thức khác như đọc báo, đọc sách, nghe podcast, xem video… nha siêu hiệu quả đó.
III. WRITING
Writing thực sự mình cũng không luyện nhiều đâu ;;v;; sau khi học hết khóa ở trung tâm mình chỉ làm thêm một số đề nữa thôi. Mình thấy quan trọng vẫn là nên nắm kĩ cách triển khai ý vì lúc đi thi mình cũng không thể biết được vào đề nào, topic gì.
Vốn từ các thứ thì bạn có thể học và chắt lọc theo chủ đề. Bạn có thể học Cambridge Vocabulary for IELTS (Pauline Cullen) hoặc là Oxford Word Skills (có các level khác nhau). Về ý tưởng có thể tham khảo các idea, hình như có tài liệu “IELTS ESSAYS FROM EXAMINERS” là tập hợp của nhiều examiner nổi tiếng mỗi năm, nma lúc mình biết đến thì kiểu còn 1 tuần nữa là thi mất rồi....
Một số cách triển khai ý là:
- Nguyên nhân - hệ quả (thậm chí sau câu hệ quả có thể thêm 1 câu hệ quả nữa vì nhiều trường hợp nó cũng là 1 chuỗi)
- Đầu - thân - tình - tiền: Đây là phương pháp mình được dạy ở IPP IELTS, đại khái là tùy từng đề mà chọn, “đầu” là về knowledge, mình học thêm được những gì; “thân” là về sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần, có lợi hay có hại như thế nào; “tình” là các mối quan hệ, có mở rộng social circle hay không; “tiền” là tiền =)))
- Triển khai từ các perspective khác nhau (ví dụ như cùng 1 chính sách giáo dục thì từ phía học sinh sẽ có những lợi ích/tác hại gì, từ phía giáo viên&nhà trường, từ phía chính phủ như thế nào)
- Example
IV. SPEAKING
Mình vốn là đứa rất sợ speaking, chứ chưa bàn đến chuyện nói tốt hay dở, rồi cũng vì sợ nên lúc mình nói trước người khác toàn sợ idea không tốt, đang nói mà phát hiện lỗi sai cái là lại ậm ừ rồi quay lại sửa cho bằng được, timing không tốt…
Mình nhận ra là vì mình chưa tiếp xúc với speaking đủ nhiều, nên cách tốt nhất là hãy luyện phản xạ trả lời, mà phản xạ chỉ có thể luyện được khi nó thành một cái mình làm kiểu hằng ngày á. Cá nhân mình thì mình luyện nói với bạn cùng bàn, tranh thủ giờ ra chơi với cả hẹn nhau ra cà phê, circle k lúc rảnh. Lúc học thì mình luyện theo quyển đề của trung tâm, trước khi thi khoảng 1 tháng mình luyện theo bộ forecast quý của thầy Ngọc Bách, bạn mình nghe mình nói và ngược lại, xong 2 người góp ý cho nhau, như vậy mình vừa có thể trau dồi được thêm nhiều ý tưởng hay, vừa có thể lượm lặt được các từ ngữ, cách nói, grammar phù hợp, quen với nhịp độ của các part, các buổi thực hành hay thi cũng đỡ bỡ ngỡ hơn.
Đối với từ vựng thì mọi người có thể trau dồi thêm collocations theo chủ đề nhé ví dụ như bằng quyển English Collocations In Use của Cambridge, hoặc 2 quyển sách ở trên kia mình giới thiệu cũng có giới thiệu nhiều vocab hữu ích lắm.
Mình thấy là giám khảo sẽ không judge về mặt ý tưởng của bạn đâu, miễn là những câu sau của bạn phải support cho ý tưởng câu đầu, rồi có dẫn chứng relevant & thuyết phục là okay rồi. Khi luyện nói với bạn mình, mình cũng nhận ra rằng cùng 1 câu hỏi thực ra có rất nhiều hướng trả lời vì về ý kiến đâu có thể 10 người giống 10 được, không có đúng hay sai nên đừng quá lo là “ý tưởng của mình có kì không/có đúng không”, mà hãy nghĩ xem “ý tưởng của mình có thể được support bởi những cái gì”. 1 câu dẫn dắt, 1 câu idea, 1 câu triển khai ý, 1 câu ví dụ nếu có thể là okay, và nếu bạn còn idea nữa thì cũng lại triển khai như thế, nhưng tránh lan man rồi lạc đề; và nếu bạn thấy idea 2 khó triển khai thì mình nghĩ bạn có thể dừng thì mình nghĩ các bạn nên dừng ở idea 1 và ráng triển khai kỹ idea này là ổn.
=> Note chung cho speaking-writing: Hãy nắm kĩ cấu trúc, trả lời đúng trọng tâm đề, đủ (không thiếu không thừa, không cụt lủn không lan man), thuyết phục là đã ăn điểm task response rồi. Ngữ pháp mọi người cần chắc nền tảng, khéo léo kết hợp sử dụng các thì thời, khi vững rồi mới cố gắng kết hợp các câu phức để tăng band. Nhưng đừng câu nào cũng câu phức, nghe rất lan man mà dễ bị sai. Nên một câu đơn rồi một câu phức xen kẽ, cũng không có nghĩa là cứ phải 1 câu này 1 câu kia nhé, mọi người linh động trong khả năng của mình thôi. Từ vựng trau dồi qua cả một quá trình, cố gắng biến nó thành active vocab để mình có thể sử dụng nó một cách chắc chắn & hiệu quả trong bài thi cũng như đời sống thay vì chỉ ghi list và học thuộc. Điểm coherence & cohesion không chỉ phụ thuộc vào linking words mà nó còn là liên kết ý nữa (các câu có relevant và support nhau không), ngoài ra còn cả việc sự dụng các đại từ this/that/such thinking…
V. FAQ:
(Nếu có câu hỏi nào chưa có trong mục này mọi người có thể comment nhé, mình sẽ giải đáp trong khả năng)
1. Nếu chưa biết bắt đầu từ đâu thì nên làm thế nào?
Mình nghĩ là cũng có thể hiểu được thôi không chỉ IELTS nói riêng mà còn là việc học ngoại ngữ nói chung. Có lẽ bạn nên nắm rõ mình đang ở band nào, mình aim band nào, band đó cần yêu cầu gì, rồi dần dần hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu đó. Nếu các bạn mới bắt đầu tiếp xúc với tiếng anh hoặc đang ở band thấp thì điều quan trọng nhất chính là học thật chắc ngữ pháp, phát âm, từ vựng nhé, và học từ các nguồn uy tín thôi, nếu cần thì mọi người có thể inbox mình sẽ chỉ.
Và có lẽ thay vì luyện quá nhiều material khác nhau cho cùng 1 nội dung/phân môn thì bạn nên chọn lọc 1-2 đầu sách hoặc các course, website có resource phù hợp. Rồi tập trung học theo đó ôn theo đó thôi để tránh nhọc quá.
2. Có phải dùng những từ vựng “cao cấp” thì sẽ được band cao không?
Có lẽ đây là assumption của rất nhiều người nhưng mà thực sự không phải như vậy đâu mọi người ạ. Nói đúng hơn, những từ vựng ăn điểm là những từ vựng dùng chuẩn context + less common hơn 1 chút. Nhưng yếu tố tiên quyết vẫn là phải đúng context nhé mọi người, thực sự nếu mọi người tra là synonym có thể ra những từ lạ hoắc xong trông cũng sang sang đấy, nhìn còn dài ngoằng mấy âm tiết cơ nhưng mọi người cứ áp dụng bừa mà không biết mình đã dùng sai rồi, mà examiner có khi còn không cả biết từ mình dùng là gì cơ ấy… Thế là trừ điểm thôi--- Mình không bảo mọi người là cứ những từ dễ dễ an toàn mà tương nhé, quan trọng là mình muốn khuyến khích việc bạn nắm rõ rằng mình đang dùng từ gì. Chứ nhiều lúc "đao to búa lớn" không bằng một từ trông thì có vẻ hơi "lom dom" nhưng được dùng on-point đâu ạ.
3. Học từ vựng thế nào mới hiệu quả?
Về việc nhớ từ thì mình thấy điều quan trọng nhất chính là đừng học theo kiểu học thuộc, mà cần học với mindset là mình cần biến nó thành active vocab và có thể áp dụng nó linh động trong bài viết và đời sống. Mình cần hiểu đúng usage của nó và có thể recall nó thường xuyên chứ không phải chỉ khi thi cử ấy.
Và mình nghĩ đừng chỉ viết từ ra sổ không rồi học thuộc một list mà cứ lăn xả đi tra đi xem trên oxford, cambridge dictionary, mò mẫm xem nó có nhiều nét nghĩa không, có nghĩa nào hay ho thú vị không, xem qua ví dụ nữa để thấm nhuần được cách dùng, ngữ cảnh, tự đặt ví dụ cũng tốt nhưng ví dụ phải đúng nhé ạ. Tra xong trên oxford, cambridge rồi thì có thể lên ozdic để tra collocation nữa siêu hữu dụng trong IELTS.
Mọi người cũng không cần học quá quá quá nhiều từ vựng đâu, mình nghĩ là thay vì học 5000 từ random thì học theo chủ đề, mỗi chủ đề một số lượng từ nhất định để có thể áp dụng linh hoạt khi làm bài là được.
Ngoài ra thì cũng không nên ghi chép rồi học trong 1 ngày, mà cần sự lặp lại, lặp lại không phải chỉ bằng cách đọc lại mà có thể là xem lại video xung quanh chủ đề đó, tự đặt câu, tự hỏi và trả lời rồi áp thử từ vựng đó vào.
4. Mình soạn sample speaking trước rồi học thuộc template được không?
Mình ôn theo forecast và thực ra mình hoàn toàn có đủ thời gian để prepare câu trả lời mẫu, nhưng mà mình không làm thế. Đơn giản là tại vì thực sự bạn không thể nhớ nổi 50 đề cho 1 quý, mỗi đề part 2 + vài câu part 3 đâu á... Hơn nữa, việc học thuộc câu hỏi sẽ khiến mình khi nói mất tự nhiên, và chẳng may nếu quên từ nào một cái là gần như đơ luôn, examiner được trained để để ý những cái nhỏ nhặt đó nên it’s a big no-no nha. Thay vào đó mình nghĩ bạn nên vạch ra hướng tư duy thì hơn, như vậy cũng đỡ bỡ ngỡ khi bị hỏi những câu mà không có trong forecast hoặc là các câu hỏi examiner improvise dựa vào câu trả lời trước đó của bạn.
5. Sao mình làm bao nhiêu đề một tuần mà không thấy tiến triển gì cả?
Đừng stress bản thân quá phản tác dụng bự đó mọi người, thay vì ráng làm 2 đề một ngày nửa buổi trưa nửa buổi chiều thì cứ dành đúng 1 buổi làm 1 đề thôi r ngâm cứu thật kỹ xem đề đó mình sai chỗ nào cần khắc phục chỗ nào, đọc kĩ transcript nếu có, xem mình nghe hụt ở đâu, vì sao lại nghe sai (do mình không biết cách phát âm của từ đó hay lỡ context…). Thỉnh thoảng mọi người cũng nên thư giãn nữa chứ không nên đâm đâu ngày nào cũng làm đề dễ nản.
Cảm ơn mọi người vì đã đọc hết bài chia sẻ dài bự này ạ, hi vọng kết quả mọi người sẽ xứng đáng với nỗ lực mà mọi người bỏ ra. ^^
-------------------------------------------------
❤ Like page, tag và share cho bạn bè cả nhà nhé ❤
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
同時也有1部Youtube影片,追蹤數超過7萬的網紅Melody Tam,也在其Youtube影片中提到,#DSE #DSE英文 #2021DSE 今日想跟大家分享5個DSE英文作文的final tips,希望可以能幫助DSE應屆考生(當然如果你不是應屆考生,都可以作一個參考)。我知道某些tips的確是老生常談,但即使有十個老師叫你這樣做,直至第十一次,你都很有可能當作耳邊風,所以更加想提醒大家不要因犯...
「know synonym」的推薦目錄:
- 關於know synonym 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook
- 關於know synonym 在 IELTS Fighter - Chiến binh IELTS Facebook
- 關於know synonym 在 PChan English Facebook
- 關於know synonym 在 Melody Tam Youtube
- 關於know synonym 在 Pin on Homeschooling - Pinterest 的評價
- 關於know synonym 在 What is Synonym|Root Synonym|Synonyms Meaning - YouTube 的評價
know synonym 在 IELTS Fighter - Chiến binh IELTS Facebook 八卦
TIPS LÀM BÀI TRUE/FALSE/NOTGIVEN TRONG READING
⛔ 1. Dạng bài này là gì?
Đây là dạng bài yêu cầu bạn phải quyết định thông tin được đưa ra ở câu hỏi là Đúng hay Sai hoặc là thông tin không có trong bài đọc (Not Given). Dạng câu hỏi này sẽ đưa cho bạn 1 list các câu hỏi, và bạn cần chọn thông tin đó là Đúng – Sai – Không được đưa ra.
⛔ 2. Format bài thi
Ở đây:
- True – Nếu thông tin câu hỏi được đưa ra có trong bài thì là đúng, bạn chọn True
- False – Nếu thông tin câu hỏi được đưa ra trái ngược với thông tin trong bài thì là sai, bạn chọn False
- Not Given: Nếu thông tin được đưa ra là không có trong bài hoặc không xác định được thì chọn đáp án này.
⛔ 3. Một số vấn đề thường mắc phải
- Nhầm lẫn không biết chọn False và Not Given
- Dùng quan điểm của mình và suy luận (Not Given, False hoặc True)
- Không tìm được đoạn có chứa thông tin cần tìm, mất nhiều thời gian để đọc cả bài rất lâu.
- Thiếu vốn từ, không hiểu được thông tin. Đây là là điều mà những bạn đang ở band thấp mắc phải. Các bạn chú ý học từ vựng Academics, từ đồng nghĩa để hiểu được nhiều bài đọc hơn. Trong đoạn văn luôn có các từ đã được viết lại – paraphrasing nên dễ khiến bạn khó hiểu nếu không có vốn từ tốt.
- Dành nhiều thời gian cho 1 câu hỏi quá khó. Tips là nên làm câu dễ trước, câu khó sau nhé.
⛔ 4. Tips làm bài
Trước hết, phân tích qua dạng bài này, thí sinh khi làm bài Reading thường gặp khó khăn ở việc xác định đáp án là Not given hay không bởi không biết thông tin cần tìm kiếm ở đâu. Các bạn cố gắng tìm keywords thay vì cố gắng hiểu nghĩa chung của toàn câu vì thế mà thường bối rối.
Trong bài thi, bạn chú trọng nhiều vào keywords, nhưng có thể không có keywords mà đó có thể là bẫy “synonyms” – từ đồng nghĩa.
Đặc biệt chú ý, True là đáp án phải chính xác, nếu nghĩa chỉ tương tự thì vẫn là False. Vì thế, bạn cần cẩn trọng trong phần thi này để không bị mắc bẫy của bài thi.
Thêm nữa, Not Given không có nghĩa là không có từ nào trong câu hỏi thuộc bài đọc. Vì thế, các bạn cần chú ý để không bị lẫn khi làm bài thi này.
Vậy thì IELTS Reading tips để làm bài như sau:
- Khi làm bài, các bạn luôn đọc chỉ dẫn cẩn thận
- Bạn đừng đoán mà hãy đọc kỹ để dựa vào đó làm bài
- Đọc tất cả các câu hỏi và cố gắng hiểu ý toàn câu thay vì chăm chăm tìm keywords. Đặc biệt chú ý đừng quên những từ quan trọng ví dụ như các từ chỉ tần suất.
Chỉ cần có một số từ như thế này sẽ thay đổi toàn bộ nghĩa của câu “some, all, mainly, often, always and occasionally.”
Ví dụ ‘Coca-Cola has always made its drinks in the U.S.A.’ sẽ có nghĩa khác với ‘Coca-Cola has mainly made its drinks in the U.S.A.’
- Chú ý những động từ quan trọng trong câu ví dụ như “suggest, claim, believe and know”.
So sánh hai câu này nghĩa khác hẳn nhau: ‘The man claimedhe was a British citizen,’ and ‘The man is a British citizen’.
- Skim và Scan – đọc lướt là kỹ năng cơ bản nhưng với dạng bài này thì bạn cần đọc kỹ phần chứa đáp án để tránh bỏ sát và hiểu sai.
- Bạn cần chú ý từ đồng nghĩa – synonyms thay vì chăm chăm vào keyswords. Điều này sẽ giúp bạn xác định được phần chính xác chứa đáp án
- Tập trung vào câu hỏi rồi so sánh với phần chứa thông tin để xác định đáp án. Nhớ rằng ý nghĩa cần đúng chính xác với thông tin trong bài, nếu chỉ tương tự vẫn là False – Sai.
- Nếu không thấy thông tin trong bài thì hãy chọn Not Given, đừng tốn thêm thời gian. Nếu sau khi làm xong thừa thời gian thì bạn xem lại để chắc chắn hơn.
- Nếu bạn không thực sự chắc câu trả lời hoặc không tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi đó thì hãy đánh dấu là ‘not given’.
- Với dạng bài này, câu trả lời sẽ theo trật tự xuất hiện trong bài đọc do đó bạn có thể tham khảo so sánh.
Ví dụ phân tích cách để chọn đáp án đúng:
Câu hỏi:
- Chiles originate in South America and have been eaten for at least 9,500 years
Sau đây là câu nhận định – cần xác định TRUE, FALSE hay NOT GIVEN:
- Chiles come from South America
- People began eating Chiles in the last few centuries
- South Americans were the first people to start eating Chiles
Câu 1 chắc chắn là đáp án true. Ta có thể thấy từ đồng nghĩa - synonym 'come from' được dùng để thay cho từ 'originates'.
Câu 2 là false vì là “9,500 years ago chứ không phải “a few 100 years ago”.
Câu 3 không có trong bài –NOT GIVEN. Không có thông tin về về South Americans là người đầu tiên ăn Chiles.
⛔ 5. Cách làm bài hiệu quả
Từ những tips hay và các vấn đề trên, IELTS Fighter khuyên bạn nên áp dụng chiến thuật làm bài dưới đây sẽ có hiệu quả tốt hơn.
Bước 1: Đọc câu hỏi và chỉ dẫn trước. dạng bài T-F-Ng thường có khoảng 7-10 câu hỏi nên nếu đọc tất cả cùng lúc thì sẽ khó nhó. Bạn nên đọc 2 câu một, chia các câu hỏi để bắt keys, thông tin mà câu đó nêu ra.
Bước 2: Đọc đoạn văn. Như đã nói, câu hỏi dạng này sẽ sắp xếp theo thứ tự do đó bạn đọc theo từng đoạn. Từ đó giúp bạn khoanh vùng thông tin cần đọc. Nhưng nếu câu trước là Not Given thì hãy chú ý để tránh không bỏ sót đoạn văn hoặc phải đọc toàn bộ bài để tìm thông tin. Vì thế, việc đọc cả hai câu sẽ giúp bạn xác định khoanh vùng lại tốt hơn. Nếu phát hiện câu 1 Tre, câu 2-3 là NG thì bạn tiếp tục đọc thêm cả câu 4 để khoanh vùng lại nhé.
Bước 3: Đối chiếu thông tin giữa câu hỏi và đoạn mà bạn xác định có keysword, khoanh vùng trước đó để tìm ra câu trả lời chính xác.
Nếu thông tin trùng khớp là True, thông tin đối lập hoặc khác thì chọn False còn nếu không nói đến hay bị thiếu thì là Not Given.
Lưu ý: Dạng bài True/False/Not Given và dạng Yes/No/Not Given các làm hoàn toàn giống nhau. Thí sinh nên đọc kỹ yêu cầu trước khi điền vào phiếu trả lời. Nếu đề bài yêu cầu điền Yes/No mà trong phiếu trả lời chúng ta ghi True/False sẽ không được chấp nhận và ngược lại nhé.
Bây giờ chúng ta hãy cùng phân tích ví dụ sau đây để hiểu rõ hơn cách làm dạng bài T/F/NG:
" The ease of our modern workday could come at the expense of our longevity. A new study of older women in the American Journal of Preventive Medicine finds that sitting for long stretches of time increases the odds of an untimely death. The more hours women in the study spent sitting at work, driving, lying on the coach watching TV, or engaged in other leisurely pursuits, the greater their odds of dying early from all causes, including heart disease and cancer."
=> Are the following statements true, false or not given?
⛔ Bắt đầu các bước làm bài với câu hỏi:
👉 1. The study looked at the effects of sitting on elderly women only
Bước 1: Đọc 2 câu đầu, chia câu 1 thành các phần thông tin nhỏ gạch chân như sau: The study, The effects of sitting, On elderly women only
Bước 2: Tìm thông tin trong đoạn văn
Đọc kỹ lại và đối chiếu các từ khóa (key words) ở bước 1 như sau:
- The study = a new study
- The effects of sitting = sitting for long stretches of time
- On elderly women only = (the study of ) older women
Cả 3 mẩu thông tin đều hoàn toàn trùng khớp do vậy đáp án câu này là : True
Bạn có thể xem ví dụ thêm về cách làm dạng bài này tại đây nha: http://bit.ly/2Nmg4ML
Chúc các bạn học tốt nhé! Cô sẽ share thêm bí kíp làm dạng bài Matching Heading Questions vào lần tới nhé!
know synonym 在 PChan English Facebook 八卦
Final tips for Paper 4 Speaking
Group Discussion
先睇instructions再睇passage 找relevant points.通常那大約150字的passage 只有3-4個relevant points. 同學不單要elaborate 那數個points . 還必須要加自己original ideas. Take notes 千萬不可將原文句字照抄及照讀。
Pronunciation & delivery, Vocabulary & language patterns 不能在短時間改善。 但以下兩項則可以。
Ideas and organization
- 在原文找到points 後必須要運用topic sentence 及 examples 去organize 及elaborate。
例如題目要discuss home swapping vacations 的pros and cons.原文提及好處是save accommodation expenses and provide a 'local- flavored 'trip。那麽你表達這兩個points 時應該是:
1)cheaper
- save expenses on hotel rooms and meals
- personal experience( staying at your friend's home during a trip before)
2) a better understanding of the culture
- know more about their lifestyle/habits
- more 'local-flavored'
- personal experience( staying with a host family during a student exchange programme before)
Bear in mind that the passage is only a springboard from which you come up with the ideas with your personal experience. 記住要加:
1) topic sentence for each point( organization)
2) personal experiences and examples ( 一定要有)
3)additional personal ideas( 原文冇提及的)
Communication Strategies
此項非常重要。有些同學只顧講自己的points 而缺乏communication. 像在讀一個pre-prepared speech.
記住每次發言均要承上啟下。要回應之前發言者意見,才再加自己的point ,再啟發下個發言者。記住用speaking class( theory) 的两個重要句式:Apart from... as you have just mentioned, it can also... // I am afraid ...wouldn't it be...?
謹記我在speaking lesson 提及的P Chan's communication strategies(4 steps ) 記住要有 reinforcement 及persuasive questions.
至於pronunciation, 如不肯定1個字怎讀,用較淺的synonym 取代. 如a sumptuous hotel 可改為luxurious 甚至comfortable. 不識讀apprentice 改為intern 甚至trainee. 唔好expose your weakness!
As for vocabulary and language patterns, watch out for the following fatal errors:
Discuss about/ let us to talk/ many information/ childrens / more better....
Individual Response
唔好用以下公式的開塲白及結尾(formulaic expressions)
Thank you for your question x
Thank you for asking me such an interesting question x
That's the end of my presentation x
回答問題時,報以微笑,最後說声thank you 便可。回答yes/ no question時必須要用2-3points elaborate.回答問題時,不可只用group discussion 提及的points, 要加自己original ideas( 所以在10- minute preparation time 必須要唸至少2個 original ideas ( ideas not stated in the passage) )
如非必要,請不要request another question. 大部份examiners 也不喜歡。另一條問题也可能更難答。
一個5** 的individual response 必须要有original ideas and personal experience.
Hang in there, boys and girls! 💪💪💪💪
Seize the day, make your life extraordinary! 💪💪💪💪
P Chan
know synonym 在 Melody Tam Youtube 的評價
#DSE #DSE英文 #2021DSE
今日想跟大家分享5個DSE英文作文的final tips,希望可以能幫助DSE應屆考生(當然如果你不是應屆考生,都可以作一個參考)。我知道某些tips的確是老生常談,但即使有十個老師叫你這樣做,直至第十一次,你都很有可能當作耳邊風,所以更加想提醒大家不要因犯下無謂的錯誤而失分!
===
相關課程(免費試讀):
DSE Writing - 英文5**議論文必殺皇牌精讀:https://www.mteducationhk.com/course/eng-argumentative-writing-intensive/
DSE 英文全方位拆解文體奪星精讀:https://www.mteducationhk.com/course/eng-genre-intensive/
英文必背同義詞寶典精讀2.0:https://www.mteducationhk.com/course/hkdse-eng-musthave-synonym-bank/
---
HKDSE線上補習平台(免費資源頁面):https://www.mteducationhk.com/free_resources/
IELTS英文線上補習平台(免費資源頁面):https://www.mteducationielts.com/free_resources/
---
Melody Tam資歷:
- HKDSE 7科5**狀元,包括中英文科均4卷5**,選修科 (Biology, Chemistry, Economics) 分數大幅度拋離5**的最低要求
- 17歲時第一次應考雅思 (IELTS) 便取得滿分9分成績
- 一級榮譽畢業於香港中文大學 (CUHK) 修讀環球商業學 (Global Business Studies),總GPA達3.9/4.0,曾獲得多個獎學金及入選院長嘉許名單
- 曾於多家金融機構及投資銀行實習,尚未畢業已獲大型美資投行聘請為全職投資銀行分析師 (Investment Banking Analyst)
---
影片目錄
0:45 審題雖基本卻重要 ( Must know 立場,身份,語境,格式)
2:03 論說文確保100% 清楚立場意思
3:29 題目對論點數量有限制?
4:45 善用題目提示
5:32 首5-10 mins 千萬不要下筆
7:48 一入場就背默!
10:38 必須以主題句開首
12:50 Must Proofread ( suggest 5 mins 寫 ending, 10 mins proofread)
影片目錄Credits to: Sohoku Gamer
---
Instagram: melodytamhkdse
Email: admin@mteducationhk.com
WhatsApp (admin): 852 6049 1152
know synonym 在 Pin on Homeschooling - Pinterest 的八卦
Nov 23, 2018 - I Don't Know Synonym! Learn different ways to say I don't know with pictures to improve your communications skill in English. ... <看更多>