PRADA – PRADA – PRADA – PRADA – PRADA
“..Gió đưa cành trúc Pra-Đà
Tiếng chuông Rô Lếch, Canh Gà Fen-đi
Mịt mờ khói tỏa Gu-chì
Núi Adi-đát sơ mì Đôn – Chề”
Đùa vậy thôi, nhưng không thể phủ nhận được sức ảnh hưởng của Prada tại thời điểm hiện tại ở trong nền công nghiệp thời trang này. Kể cả trong những thương hiệu đang điều khiển thế giới đến những sự đón nhận của giới mộ điệu lẫn người yêu thời trang, Prada vẫn thể hiện mình là một thế lực không thể lu mờ. Điều này không hề dễ dàng gì trong việc khẳng định bản thân/thương hiệu/sự nhận biết của khách hàng trong thời điểm hiện nay. Bối cảnh nhiều thương hiệu mới được thành lập – được tạo ra bởi lứa sau ngày càng giỏi hơn, thông minh hơn, hiểu được khách hàng muốn gì và sự hụt hơi của rất nhiều thương hiệu già nua – không còn phù hợp với thị trường mới nữa. Những tấm gương của Balenciaga (Hậu Demna Gvasalia), của Yves Saint Laurent (Hoàng kim của Hedi), của Céline (Hậu Phoebe Philo, Tiền Hedi), Fendi (Kim Jones phải nhúng tay vào) hay một Versace Resort 2022, một Dolce and Gabbana phải gồng mình đi theo sự thay đổi của thị trường – của gen Z mà nhiều khi nhìn vào không biết có phải là thương hiệu thời trang mà mình đã từng biết hay không. Prada vẫn đứng ở đó, sừng sững cùng với người đàn bà quyền lực của mình – Miuccia Prada.
THẾ
Prada không phải là một thương hiệu trẻ. Được thành lập từ năm 1913, Prada đã được 108 tuổi tới tại thời điểm hiện tại. Thập niên 1990s sản sinh ra những thế lực vàng của nền thời trang bao gồm Louis Vuitton (1854), Chanel (1910), Prada (1913), Gucci (1921) và Dior (1946). Khoảng thời gian 100 năm không dài nhưng cũng không ngắn nhưng rõ ràng Prada dù cho “Nước chảy đá mòn”, dù bao nhiêu xu hướng có đi qua, dù thương hiệu này lên thương hiệu này xuống. Thương hiệu này vẫn có cách riêng để thể hiện mình. Đó là vì? Prada không chạy theo xu hướng mà đi theo con đường riêng.
Các bạn có thể thấy, Prada luôn trung thành với việc tạo ra được một sự sang trọng và tinh xảo vốn có trong các sản phẩm mà mình tung ra thị trường. Đây là một tinh thần luôn bền vững và mang tính “Tự tôn của người Ý” khi rất nhiều thương hiệu đến từ Italia, đến từ xứ sở Pizza vẫn luôn bám sát vào việc phải thể hiện được truyền thống và sang trọng của người Ý. Giống như bài viết của mình trong collection đầu tiên của Ferrari vậy. Fashion designer của Ferrari cũng là đứa con của nước Ý, bên cung cấp cũng là đến từ nước Ý.
Quần áo của Prada luôn được công nhận là rất classic, rất cổ điển. Nhưng sự cổ điển này được pha thêm chút hừng hực, một chút bập bùng của techno như các bản nhạc hiện đại vậy – dựa trên khả năng truyền thống và kinh nghiệm thủ công tinh xảo của nước Ý, Prada kết hợp cùng các chất liệu độc đáo và mới dành cho các sản phẩm của mình. Điểm khiến Prada luôn sống sót đó là hiểu được khách hàng đang muốn gì và không bao giờ ngừng lại.
Tinh thần của một tập đoàn thời trang như Mafia Ý đó là không sợ hãi. Không sợ hãi là gì – đó là các quyết định về việc thử các phong cách mới, các chất liệu mới và các sáng tạo của những người mới. Nguồn năng lượng của Prada cung cấp tới là những thứ mà các thương hiệu thời trang khác hiếm có được. Giá trị của Prada đó là sự sang trọng và khiến người mặc “Sang chảnh” trong sự khiêm tốn nhất có thể, đầy bí ẩn – đạo mạo và đoan trang. Thế nên Prada dễ dàng “thâm nhập” vào thế giới thượng lưu và trở thành chuẩn mực tiêu biểu dành cho những người khác muốn “trở thành thượng lưu” vậy.
Từ đó mà các thiết kế của Prada trở nên ảnh hưởng bậc nhất trong thế giới thời trang cao cấp. Cái hay của những nhà kinh doanh và người làm thời trang đó là không để thương hiệu đứng im trong cùng 1 phân khúc và chết đứng ở đó mà phải tìm cách nhân rộng nó ra. Đó là sự xuất hiện của các nhánh khác, phù hợp với đặc thù từng thị trường và dĩ nhiên – vẫn phải đảm bảo được sự sang trọng, xịn – vốn là yếu tố quyết định của Prada. Năm 1988, womenswear Prada được giới thiệu lần đầu tiên và năm 1993, Miu Miu – một thương hiệu con của Prada- ra đời. Năm tiếp theo, Prada lấn sân sang menswear. Dù là thương hiệu con nào, bộ sưu tập nào – thì Prada vẫn giữ vững được giá trị cốt lõi của mình. Đó là Chất liệu cao cấp nhất có thể và sự đầu tư về trang phục, thiết kế. Nó không cần quá fancy nhưng nó phải trông thật sang.
Và việc luôn trung thành với tiêu chú “Sang” đó đã xây dựng được khách hàng về nhận thức khi sử dụng đồ của Prada. Tín nhiệm của họ luôn cao khi mua và yêu thích thương hiệu đến từ Ý này. Do bám sát nhưng trong sự “cố chấp giữ vững” thì giá trị đổi mới luôn diễn ra bên trong nên Prada ít khi nào trông quá lỗi thời. Còn khách hàng, họ đã được “ngấm dần dần” suốt 100 năm qua nên luôn đánh giá cao Prada và quan trọng nhất là “BỊ ÁM ẢNH BỞI LOGO PRADA”.
LOGO PRADA
PRADA dạy khách hàng sử dụng đồ của mình một tư tương giống hệt thương hiệu – đó là “Phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi”. PRADA cho chúng ta thấm nhuần về một hệ gọi là “Tối giản” . Không quá lố luôn nhưng sang trọng, không muốn flex nhưng mà lại là lowkey flex. Trend/ Xu hướng có thể lên có thể xuống nhưng sự tối giản và sang trọng là luôn bền vững và điều quan trọng nhất là khi mặc highfashion thì ai chẳng muốn mình trông thật là “Sang trọng Cao cấp”. Đó cũng là 1 lí do vì sao Prada khá bền vững trong thời điểm nhiều thương hiệu khác đang gặp nhiều khó khăn.
Đầu những năm 1990s, Prada tung ra thế giới Black Nylon Bag. Chiếc túi này là tuyên ngôn mạnh mẽ tới thế giới thời trang vì khả năng ứng dụng của mình, có thể kết hợp với nhiều loại quần áo khác nhau và không lỗi mốt trong khoảng thời gian dài. Nhưng cũng từ đó, Prada đã “Tiêm” vào đầu khách hàng từ thế hệ trước đến thế hệ trẻ bây giờ - sự ảnh hưởng mang tên Logo Prada.
Nói gì thì nói, khi mua một món thời trang cao cấp thì bằng cách nào đó người mặc vẫn muốn cho thế giới biết họ đang mặc của thương hiệu nào. Đó là một nhu cầu căn bản và chính đáng của con người và các thương hiệu highfashion hiểu rõ điều này hơn ai hết. Có ti tỉ cách để thể hiện ra: có thể là thiết kế độc nhất, có thể là logomania, có thể là big logo hoặc cũng có thể là màu sắc đặc trưng. Nhưng đối với Prada thì qua chiếc túi iconic của mình, thì logo hình tam giác với chữ Prada nổi bật lên đã trở thành 1 thứ gì đó thể hiện tinh thần “Sang trọng” của thương hiệu. Thiết kế của Prada vốn dĩ không quá nhiều hình hay quá iconic với 1 kiểu riêng biệt hoàn toàn, nhưng khi bỏ thêm logo tam giác này thì mọi thứ là đủ cho việc “Nhận diện thương hiệu”.
Prada thành công trong việc “Tư tưởng hóa” khách hàng về sự sang trọng của mình – và họ đã hiện thực mọi thứ đó từ “Tư tưởng” thành “Vật có thể sờ nắm được”. Đó chính là chiếc logo tam giác của Prada, chỉ cần nó xuất hiện ở đâu – vị trí nào – màu gì thì nghiễm nhiên trong đầu người xem, người mua hay người mặc đều 70% rằng cho nó là “Sang trọng”.
Thế nên, đó là giá trị của thương hiệu và sự bền bỉ dạy dỗ khách hàng + bám sát những gì mình theo đuổi mà không theo xu hướng quá mức của Prada.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過62萬的網紅Bryan Wee,也在其Youtube影片中提到,...