NO FILA - #CRIMEAGAINSTFASHION – NO MORE DISRUPTOR
Ngày hôm qua – account Instagram có tên trevorgorji đã post những hình ảnh trong chiến dịch #CRIMEAGAINSTFASHION của mình, đó là những poster, biển báo với logo banned (Stop) đôi giầy quốc dân FILA DISRUPTOR 2 màu trắng. Theo hình chúng ta có thể hiểu là “STOP WEARING FILA” – “ĐỪNG ĐI FILA NỮA”.
Theo hashtag #Crimeagainstfashion của anh bạn này thì có lẽ việc lạm dụng đôi giày FILA DISRUPTOR trong thời trang đường phố đã phá hủy nền tảng thời trang đường phố khi mà ai cũng FILA, người người FILA, nhà nhà FILA. Trong cơn sốt giày chunky/ daddy shoes nổi trội tại streetwear fashion cách đây 02 năm – FILA back to the game bằng đôi giày DISRUPTOR, ăn theo xu hướng chunky sneaker, đặc biệt với bộ đế dày hơn mấy phân và điều quan trọng nhất là giá cực kì rẻ. Rẻ hơn rất nhiều so với các đôi chunky cùng thời điểm đó như Rafsimons Ozweego, Balenciaga Triple S hay Gucci Python, lại được các idols quốc dân (những người không quan tâm lắm về thời trang và tiêu chí là theo xu hướng với chi phí tốt nhất).
Thì là FILA DISRUPTOR như là 1 lựa chọn tốt nhất dành cho những người không đam mê thời trang nhưng vẫn thích trông xu hướng, những bạn trẻ không dư dả tài chính nhưng vẫn trông hợp thời hay đơn giản là một đôi giày trắng giúp người cao lên được mấy phân, trông ngầu ngầu. DISRUPTOR như 1 con virus thâm nhập mạnh mẽ vào streetwear, streetfashion trong 1 thời gian khá dài. Đôi giày quốc dân này xuất hiện nhan nhản trên các group thời trang và nghiễm nhiên được công nhận là hot pick chunky sneaker (???).
Một vòng luẩn quẩn như thế này, vì DISRUPTOR được yêu thích bởi các bạn trẻ nên khi hình ảnh outfit có đôi giày này luôn nhận được sự nhiều quan tâm của những bạn trẻ khác và lượng likes/ comment luôn cao hơn những outìt mang chiều sâu thời trang hơn. Những bạn trẻ khác lại không biết – cứ nghĩ rằng mua FILA mới được nhiều likes nên càng đâm đầu mua – sự xuất hiện ngày càng nhiều. Điều này khiến những người thích sự đa dạng, hay đầu tư chiều sâu về outfit của mình “phật lòng” – tiêu biểu như thanh niên kia – và cho rằng “DISRUPTOR ” là 1 kẻ tội phạm đối với giới thời trang.
Sông có khúc – người có lúc – form chunky sneaker như FILA DISRUPTOR đã bắt đầu out ở Việt Nam, nhường chỗ cho 1 con virus mới mang tên MLB sneaker với form giống như gần 90% GUCCI PYTHON. Giá rẻ và giờ nó bắt đầu “Hoành hành” như cái cách mà FILA đã làm trước đây.
Qua điều này – chúng ta có thể thấy những vấn đề mà chúng ta gặp ở VIệt Nam, cũng diễn ra ở thế giới và đừng “Cổ hủ” cho rằng những điều này chỉ diễn ra ở Việt Nam vì nó là từ nước ngoài / inspiration từ nước ngoài . Nên khi thấy một vấn đề gì đó – cũng đừng bĩu môi “Ôi zời lại Việt Nam..” Nah nah, cũng có ở ngoài nữa đó các bạn.
Back lại câu chuyện của FILA – ý kiến của các bạn như thế nào? Mình thì mình chưa bao giờ mua đôi DISRUPTOR đó nên không biết như thế nào? 😊))))))))).
Fixed ver suggested by bạn Hoàng.
同時也有7部Youtube影片,追蹤數超過484萬的網紅Epic Time,也在其Youtube影片中提到,ในครั้งนี้ epictoys นั้นได้แกล้งเอกภาณุ โดยเอาของสะสมของเอกภาณุมาชุบแป้งทอด โดยของชิ้นนั้นราคา 70000บาท และนั้นก็คือรองเท้า balenciaga triple s นั้นเอ...
「gucci balenciaga triple s」的推薦目錄:
gucci balenciaga triple s 在 Facebook 八卦
TỪ ĐÔI GIÀY GUCCI BASKETBALL “LIMITED” – CÁC HIGH FASHION BRANDS ĐANG CƯỜNG ĐIỆU VÀ LỢI DỤNG VĂN HÓA NHƯ THẾ NÀO?
Có một bạn hỏi mình rằng “Xu hướng của sneaker năm nay ra sao?”. Thì hiện tại với thị trường hiện tại, tất cả mọi thứ đều mang màu “Sống với hiện tại – Làm tốt những gì đã có”. Từ khoảng năm 2019 – 2020, với sự bùng phát của dịch bệnh cũng như “Lối sống yêu bản thân hơn, quan tâm bản thân hơn” từ những người trẻ thì dựa vào khả năng của thị trường cũng như các runway collection cùng thời điểm đó, thì suy đoán sẽ là sự trở lại của những dòng sneaker runner, các dòng nghiêng về performance song hành cùng xu hướng Outdoor (Trekking, Climb – Đi bộ leo núi) và sự soái ngôi của các dòng boots với việc Gen Z sẽ ưa chuộng sử dụng boots nhiều hơn là Sneaker. Nhưng có lẽ mình chỉ đúng về phần boots ( 1 dạng những đôi giày mà ai yêu thích cũng phải có trong tủ đồ) còn các đôi giày mới – những kiểu dáng mới thì không được ưa chuộng nhiều cho lắm. Một phần vì diễn biến dịch căng thẳng nên các hoạt động ngoài trời cũng bị giảm sút đi nhiều ( Do cách li xã hội), một phần vì những thiết kế đó quá mới nên cách tiếp cận cũng hoàn toàn khác. Những đôi giày mặc dù rất bùng nổ trên mạng xã hội như Nike ZoomX VaporFly Next% 2, Nike Go FlyEase.. cũng chưa có thể tạo đè lại vị thế của những cái tên đã vốn dĩ thống lĩnh thị trường trong hàng thập kỉ như Airforce 1, Stansmith, Superstars, Dunk SB cùng sự trở lại mạnh mẽ của các dòng Retro của New Balance… 2021 – tiếp tục là một năm “Bình ổn” “Chung chung” về xu hướng giày.
Và nó một phần cũng có tác động từ các thương hiệu Thời Trang Cao cấp.
Để lấy ví dụ cụ thể nhé, người đàn ông đến từ Gucci House – Alessandro Michele, mới ra một đôi giày Basketball ( Basketball Sneaker). Với đầy sự tôn trọng tới Alessandro Michele, nhưng cá nhân mình vẫn không thể nào chấp nhận cái sự “Cường điệu” và “Lợi dụng văn hóa” này của Gucci nói riêng và các thương hiệu thời trang cao cấp cả.
Gucci Basket được miêu tả là một phiên bản đầy màu sắc, với các phối màu hợp tình hợp cảnh với cái sự “Hoa lá cành” thường thấy của Gucci Alessandro Michele. Đôi này này chỉ được phân phối riêng cho thị trường Bắc Mĩ với 5 phối màu khác nhau. Làm việc cùng Dominic “The Shoe Surgeon” Ciambrone , một trong những người đang lead team The Shoe Surgeon chuyên về bespoke và handmade/custome footwear tại Los Angeles thì đôi giày sử dụng các chất liệu cao cấp, những loại vải dệt giả da tên là Demetra thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, lợi nhuận của việc bán đôi giày này sẽ được đưa tới trường Oakland School of the Arts. Và đôi giày được bán với giá $950.
$950 cho một đôi giày mang tên là giày Basket? Overprice – too much Overprice. Dẫu rằng có cái giá thành đó do giá trị thương hiệu Gucci, chất liệu Sustainable/thân thiện với môi trường và mục đích cho cộng đồng kèm theo là Limited – được làm thủ công thì nó vẫn chỉ là “Con Cờ” – là “Công cụ Thương hiệu”, “Công cụ lợi nhuận” cho các nhãn hàng cao cấp. Một số tiền gần $1000 cho một đôi giày lai căng giữa Air Jordan, adidas Classic basketball Shoes, 1 chút Supra Hightop, 1 chút “gì đó”.. nữa thì thấy Gucci chỉ đơn giản là “Làm giá” thị trường. Một sự “Chiếm đoạt/Lợi dụng” văn hóa sneaker truyền thống để làm những đôi giày “Cao cấp” gắn mác “Limited” để thu hút Gen Z mà thôi. Có lẽ hơi vô duyên khi mà tung 1 đôi giày “Same Same but No Different” từ nhãn hàng cao cấp thì Gucci đã nhồi nhét thêm các yếu tố như chất liệu cao cấp, vì cộng đồng. Đây là 1 điểm mà mình luôn nói “Sustainable là 1 công cụ marketing và kinh doanh” của thời trang.
Đây không phải là lần đầu tiên, các thương hiệu thời trang cao cấp “Cóp nhặt” các mẫu giày kinh điển và làm giày của riêng họ với mức giá cao gấp x2, x3 lần. Vetements, Offwhite, Balenciaga, Saint Laurent Paris… đều từng làm việc đó với các mẫu Stan Smith, Air Jordan, Converse.. Mặc dù không vi phạm về tác chế vì một số điều chỉnh nhất định – Nhưng hẳn ai nhìn vào cũng biết là đôi – giày – đấy – là – của -ai?. Đánh trúng tâm lý “Gần gũi văn hóa Sneaker” và lợi dụng tâm lý “Hypebeast, Luxury” thịnh hành của Gen Z thì các highendfashion bỏ túi 1 đống tiền từ việc lấy giá trị của Sneaker Culture.
Theo kinh nghiệm của bản thân, mình từng kinh và đi rất nhiều đôi giày từ các hãng thời trang cao cấp (Sneaker nhé, không phải Boots) và một điều mình chắc chắn rằng – không có đôi giày nào có thể mang được sự êm ái cho các bạn như các sneaker đến từ các footwear brands chính thống cả. Êm nhất với mình chắc chỉ có Balenciaga Speed Runner, còn nào những Triple S, Gucci Flame (Và kể cả Tabi Maison Margiela Sneaker nữa) blah bloh.. khá là cứng chân. Đáng với đồng tiền không? Cái này tùy cảm nhận của mỗi người vì chúng ta mua là do thương hiệu, là do tính thời trang độc quyền nhưng đáng với cái chân của chúng ta không. Thì mình đảm bảo là không . Điều này rõ ràng vì các thương hiệu thời trang chỉ mạnh về sản xuất những thứ liên quan đến thời trang hoặc có thế mạnh về 1 dòng boots nhất đinh, còn sneaker thì công nghệ của Nike, adidas, Puma hoàn toàn vượt trội và performance của các dòng giày đó đã được chứng minh theo thời gian.
Khi mà cơn bão Thời trang đường phố thổi bùng vào năm giai đoạn 16- đầu 2019 thì sneaker trở thành một phần tất yếu của thời trang và các nhãn hàng cao cấp đã thấy khoảng trống trong việc hoàn thành 1 look/ 1 set trang phục “hoàn hảo” từ A đến Z của mình. Nó cũng giúp họ kiếm thêm 1 đống tiền trong việc thuyết phục dễ dàng đối tượng khách hàng tiêu dùng trung thành và tiềm năng bằng việc “Ton-sur-ton” Brand. Nhưng cũng từ đó, sự nhập nhằng và “Lạm phát giá trị thật” của đôi giày được đẩy lên cao hơn bao giờ hết – có thể nói hơi tiêu cực một tí là Các Hãng thời trang cao cấp đang bóp nghẹt nền văn hóa sát mặt đất – Sneaker Culture.
Rõ ràng – các highend fashion luôn giỏi trong việc tạo xu hướng, tạo trend và khiến cả thế giới thời trang xoay quanh trục chính là mình. Điểu đó đồng nghĩa là các đôi giày của họ làm ra – như mình đã đề cập trước – vốn được tạo ra bởi “Cảm hứng” từ những mẫu giày nổi tiếng và timeless, cũng được “Thị trường hóa” dùm. Thời đại này Gen Z chạy theo xu hướng, chạy theo brandname nên chỉ có mua – mua và mua, điều này khiến văn hóa, những background story của những OG sneaker bị lu mờ theo mà “Xoắn” theo mainstream của các highend fashion. Một dạng “Chiếm dụng văn hóa” thực thụ.
Do họ là hãng thời trang cao cấp nên giá trị của sneaker mà họ sản xuất chắc chắn là phải cao. Cao hơn rất nhiều so với 1 đôi giày thông thường – nhưng giống như Bất động sản vậy – nó tạo ra “Bong Bóng Ảo” trong giá trị sneaker và khiến cho những đôi giày được yêu thích bây giờ một trong những tiêu chuẩn “Được yêu thích” là “Giá trị trên thị trường phải cao, phải flex”. Đó là hệ quả.
Các footwear brands cũng nhận thấy được điều này nhưng họ không thể nào chạy theo phần Fashionable quá mà quên đi mất cái giá trị cốt lõi của 1 đôi giày – Hiệu Năng/ Performance. Để cân bằng điều này thì họ sẽ phải làm 1 điều mà chúng ta luôn thấy trong thị trường ngày nay. Đó là “Collaboration” – “Collaboration” và “Collaboration”.
Dĩ nhiên, các hãng Nike/adidas/Puma cũng chẳng phải là kẻ tay mơ gì. Họ hoạch sẵn một chiến lược cân bằng giữa hai mảng thị trường Mass/Niche của mình. Bằng việc collab với các ngôi sao tên tuổi, những người đang tác động tới Gen Z thì các thương hiệu giày bang thẳng vào mặt thị trường bằng các mẫu giày họ đã làm tốt trước đó, đã có chỗ đứng trước đó. Và số tiền thu lại là khổng lồ.
Nike x Travis Scott, Nike x G-Dragon, adidas x Kanye etc…
Các footwear brand cũng góp phần tăng “Lạm phát” cho đúng xu thế với việc nhảy vào sân chơi của giới Thời trang Cao cấp bằng việc chính “Crossover” – collab chéo với các thương hiệu nổi tiếng như Nike x Dior, adidas x Prada, nike x Offwhite, Bape x adidas vv. Để tạo hiệu quả đám đông và muốn chính tay mình hoàn thiện “hệ sinh thái” của HighFashion.
TUY NHIÊN, để chạm tới mass market/số đông thị trường thì các nhãn hàng giày không thể nào đưa ra 1 mẫu quá mới, quá khó khăn để thiết kế hoặc quá lạ so với thị trường cho nên họ chỉ cung cấp những mẫu giày an toàn, những mẫu giày dễ mang. Và thế là tạo thành 1 vòng khép kín khi những đôi giày “Cũ” luôn được retro, reinnovate và rebuild liên tục. Có mặt tốt nhưng cũng có mặt hại, đó là sự “Bội thực về Thiết kế Ăn Liền” nhưng “Thiếu đói về sự sáng tạo”
Và một mặt – kén chọn hơn, ít được nhiều người quan tâm hơn. Đó là được thiết kế bởi các fashion designer nổi tiếng. Dựa trên các bản mẫu nguyên gốc của những đôi giày vốn dĩ trôi vào dĩ vãng hoặc không quá nhiều người trẻ biết, Nike – adidas (mà thông thườn là Nike) hợp tác với các đầu ngành, những cái tên đình đám trong thời trang và có chất riêng của họ như Chitose Abe (Sacai – Nike Waffle) hay Matthew William (Alyx - Givenchy) và Yoon (Ambush), Jun Takashi (Undercover) để ra những kiểu giày thời trang hơn, mang tính đột phá hơn. Bên cạnh đó, chiêu bài đưa các thiết kế mới của hãng giày được “Tinh chỉnh và Thời trang hóa” bởi các Fashion Designer từ các HighFashion Brand cũng là 1 cách để khiến các footwear brands “nhập cuộc” ngang hàng với sân chơi. Và cá nhân mình thì thấy việc này còn đáng chấp nhận và ổn áp hơn là mấy ông thương hiệu thời trang cao cấp cứ làm ra mấy đôi sneaker nửa nạc nửa mỡ bán giá cao vút trên trời.
Và đó là – bạn có thể thấy, xu hướng của năm nay cũng khá nhập nhằng. Có chăng là việc những mẫu giày timeless, mẫu giày nổi tiếng vẫn chiếm thế vượt trội hơn mà thôi. Như Virgil Abloh vừa công bố 50 mẫu dunk chỉ khác màu và dây buộc thôi í =)).
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
gucci balenciaga triple s 在 Trí Minh Lê Facebook 八卦
ĐEN – TRỜI HÔM NAY NHIỀU MÂY CỰC.
Và link tới lối sống thời trang / lifestyle của những con người trẻ chúng ta.
Mình là một người có một gu âm nhạc lỗi thời và nghèo nàn, và cũng rất là trung lập. Mình yêu thích những thứ nhạc nào mà mình cảm thấy hình ảnh của mình trong đó và thiên biến nó theo cái nhìn của mình. Có thể đúng, có thể sai hoặc cũng chỉ là sự huyễn hoặc trong bản thân. Đen Vâu, một rapper hiền lành – có bài mình thích và bài mình không thích. Nhưng
“Trời hôm nay nhiều mây cực” là thứ mà mình kiếm được sự kết nối với đam mê của mình.
“Ta bị không gian thao túng
Bị thời gian làm cho nao núng
Bị giới hạn trong đủ đầy
Trong những đêm suy tư và ngủ ngày
Bao nhiêu đôi ở trong tủ giày
Liệu con đường kia có dễ bước?
Bọc thêm áo và thêm quần
Mà lòng người thật ra vẫn dễ xước”
Tại sao lại link ư? Hãy thử xem cảm giác của mình có đúng không nhé – hãy chỉ đơn giản coi là Thầy Đen ra một đoạn thơ và mình miêu tả theo cảm quan.
“Bao nhiêu đôi ở trong tủ giày
Liệu con đường kia có dễ bước?”
Chà – sneaker giờ đã là một phần không thể thiếu trong đời sống của bao nhiêu bạn trẻ (Từ Gen Y tới Gen Z). Những năm 2016 -2017, cụm từ sneakerhead đã là một thứ gì rất gì và này nọ, những người trong đó có cả mình – như 1 con thiêu thân với niềm đam mê mãnh liệt với nào Air Jordan, New Balance, Asics và sau này là adidas Yeezy. Một đôi, hai đôi rồi cả một tủ giày đầy ních những đôi giày và có cả những đôi mà mình chưa bao giờ đi, mua về để thỏa mãn giá trị sưu tầm của bản thân. Cũng hẳn, vì thời điểm đó mang được cái mác “Sneakerhead” nó oai lắm, nó kéo fame lắm, nó được nhiều người ngưỡng mộ lắm. Nhưng để có tiền để mua những đôi giày đó, về bản thân mình – là những công việc parttime lúc du học liên tục, cho cái niềm đam mê không phạm pháp – mình cũng chẳng cảm thấy xấu hổ. Nhưng có vài người, vì cái danh đó quá lớn – đã scam tiền của người khác, lợi dụng lòng tin của người thân quen để có được những đôi giày. Đôi giày đã vượt qua giá trị bản thân của họ rồi.
Lớn dần, mưu sinh và cuộc sống tất bật của đất Sài Gòn đã khiến chúng ta suy nghĩ nhiều thứ hơn là đôi giày. Mua một đôi giày là phải đi, phải sử dụng nó chứ giá trị sưu tầm đã không còn hợp lí với một người không có đủ tài chính như mình hiện nay. Và mình nghĩ rằng – Đôi giày cũng vui vì nó được sử dụng cho giá trị ban đầu của nó “Đi cùng bàn chân”. Nhiều lúc cũng thích lắm, cũng mê công nghệ lắm – nhưng giá trị sử dụng nhiều không có, đành thôi.
Streetwear bùng phát ngay sau đó, khiến những đôi sneaker trở thành sản phẩm ăn theo và là miếng cầu môi béo bở của những hãng thời trang High-end. Công nghệ ư? Không. Thoải mái ư? 50/50. Chúng ta mua những đôi giày Triple S của Balenciaga hay Gucci vì gì? Vì nó là đôi giày ư – Đúng, nhưng chưa đủ - vì nó là đôi giày của hãng lớn, vì nó giúp chúng ta flex, là khoác lên mình chúng ta một vẻ bọc hào nhoáng. Để thuyết phục những kẻ ngoài kia, tôi là một người hợp thời, giàu có. Còn mục đích của đôi giày ư? Chắc giờ nó là trang sức mất rồi.
Có lẽ vậy, mà “Bao đôi giày trong tủ, mà chẳng biết con đường đi có dễ bước”. Vì hào nhoáng quá nên nhiều khi giá trị bản thân lu mờ.
Hết sneaker là tới Streetwear/ Thời trang đường phố. Một thứ cũng khá gần gũi với bao người ở đây, sự phát triển mạnh mẽ của thời trang đường phố dẫn tới các cộng đồng lớn, thu hút nhiều sự quan tâm của người khác. Một người tài, giờ là chưa đủ - mà hình ảnh xuất hiện còn phải đẹp. Có thể khá giống với bài viết “Tháo quần áo ra, chúng ta còn gì ?” của mình – chúng ta bao bọc bản thân bằng quần áo , có thể thời trang, có thể sexy, có thể mạnh mẽ, có thể nữ tính để thể hiện cá tính của mình. Và hơn hết, bảo bọc cho cái danh mà chúng ta đang nhắm tới. Quần áo là “áo giáp “ của con người mà.
Nhưng “Lòng người vốn rất dễ xước”
1 Fashionista, 1 Fashion Icon phải thay đổi hình ảnh, quần áo – trang phục liên tục. Đây là công việc của họ hay cũng là cách mà công chúng tìm tới họ. Bên cạnh những thứ quần áo hợp thời, mắc tiền – chỉ cần mặc trùng 1 hôm – người ta sẽ nói rằng “Ô, fashionista gì lại mặc trùng thế kia”. Buồn lắm, dễ xước lắm.
1 cô gái Sexy – up hình quần áo sexy một cách “kệch cỡm” lên group. Nghệ thuật thì theo mình hẳn là không, nhưng kéo danh thì chắc là có và một cách nào đó cũng “hợp thời”. Gieo nhân nào thì gặp quả nấy, cô gái ấy cho công chúng 1 hình tượng gợi cảm nên chắc chắc sẽ nhận được những lời ong bướm lả. Khó chịu chứ - bực bội chứ. Lòng cô gái “dễ xước” lắm mọi người ạ.
Hay 1 cậu chàng thanh niên, bận cả suits theo Tech-inspired, nào giáp, nào cargo, nào tactical vest. Mạnh mẽ lắm, vì những thứ quần áo kia chống cả nước, chống cả mồ hôi và giúp cậu ấy trông thật cool, thật ngầu. Nhưng có vẻ nó không thể bảo vệ được tâm hồn của cậu, cộng đồng mạng vào chỉ trích. Tưởng rằng nó sẽ chống cả sự công kích đó, nhưng lòng cậu vẫn xước. Cậu cáu, cậu bực – cậu chửi đổng cả mọi người.
Có “Những người bị tổn thương và muốn truyền sự tổn thương cho người khác” – bằng những graphic đậm chất tiêu cực về bản thân cũng như lời nhắn nhủ về cuộc sống tối tăm của một lứa tuổi quá trẻ. (19-20 tuổi). Cái xước đó quá to, to đến nỗi phải khiến người khác xước theo mình.
Quả vậy,
Bọc thêm áo và thêm quần
Mà lòng người thật ra vẫn dễ xước
Thời trang cũng chỉ là thứ vô hồn vô giác, nếu không được mặc và cảm thụ con người. Con người – là 1 loài có thân thể và linh hồn. Vẫn dễ bị cảm hóa và xúc động trước những thứ khác, đó mới là con người.
Ở trong rừng an toàn hơn ở trên mạng
Một mình vẫn tốt hơn là mất thêm bạn
Thế giới này không phải của chúng mình đâu
Loài người được đằng chân rồi lân đằng đầu
P/s: Mình xin lấy hình của Mạnh Hùng aka Hùng OCB vì hợp mood mình.
gucci balenciaga triple s 在 Epic Time Youtube 的評價
ในครั้งนี้ epictoys นั้นได้แกล้งเอกภาณุ โดยเอาของสะสมของเอกภาณุมาชุบแป้งทอด โดยของชิ้นนั้นราคา 70000บาท และนั้นก็คือรองเท้า balenciaga triple s นั้นเองจะเป็นยังไงไปดูกันเลยจ้า
Instagram เอก https://www.instagram.com/aek_phanuu/
Instagram วา http://instagram.com/Wasabi_neverdie
instagram ทับทิม http://instagram.com/tubtimaekky
สั่งซื้อของเล่นได้ที่นี่เลยจ้า
https://www.facebook.com/epictoysshop/?fref=ts
ติดตามความเคลื่อนไหวของพวกเราได้ที่ : https://www.facebook.com/epictoyss/
ติดต่องานได้ที่
E-mail : Theskafilm@gmail.com
gucci balenciaga triple s 在 かの/カノックスター Youtube 的評價
中国の深圳にある偽物市場、通称コピーモールで値段交渉をたくさんしてみたんですけどコワカッター サムネはtriple sのコピー品です
ここには、主にハイブランドのパチモンが売っていてさらにハイクオリティでした Supreme BALENCIAGA NIKE ADIDAS GUCCIなどTシャツからスニーカーまで様々です!
もう一本香港で偽物市場で動画撮ったのですが、ガチギレされたのでお楽しみにください!
これからyoutubeを頑張っていくのでチャンネル登録お願いします!
チャンネル登録↓
http://www.youtube.com/channel/UCh6eUVqErIE0B38vbIRzUqQ?sub_confirmation=1view_as=subscriber
おすすめ動画
【検証】一週間うどんだけを食べ続けたら何キロ痩せるのか?
https://youtu.be/2lPvGN4W_Yo
お前らVRって室内だけで使う物だと思ってない?
https://youtu.be/_85ch2Tosik
スターバックスでルー語(日本語+英語)を使って注文してみたw
https://youtu.be/po4zcO_quxM
架空請求業者の全て真似し、怖い叫び声で撃退してみたw
https://www.youtube.com/watch?v=JNxLXAYo7rs
架空請求業者の言うことを全て否定し続けたらブチギレられたw
https://www.youtube.com/watch?v=ZIW6s86dD-Y
twitter
https://twitter.com/kanockstar
かのです!
動画内容としては、幅広く、バラエティ要素を中心に作っていきます!
たまに痛い部分もあるかもしれないですが、よろしくお願いします!
gucci balenciaga triple s 在 Kyutae Oppa Youtube 的評價
ลงคลิปทุกอาทิตย์ครับ!!!
สวัสดีครับผมซื่อคิวเท ซิม ครับเป็นคนเกาหลีครับถ้าใครชอบคลิปนี้กรุณากดไลค์กดแชร์และกดติดตามเพื่อดูวิดีโอต่อไปของผมด้วยครับ.(คิวเท โอ็ปป้า)
*ติดต่องาน*
Email: kyutaechannel@gmail.com
Like & Subscribe, also please share my video.
Fb: https://www.facebook.com/KyutaeOppaTV