𝐍𝐠𝐡𝐞̣̂ 𝐬𝐢̃ 𝐠𝐫𝐚𝐟𝐟𝐢𝐭𝐢 𝐧𝐨̂̉𝐢 𝐭𝐢𝐞̂́𝐧𝐠 𝐏𝐡𝐚𝐬𝐞 𝟐 𝐪𝐮𝐚 đ𝐨̛̀𝐢
Theo thông tin từ HipHopDx và một số trang mạng xã hội, nghệ sĩ graffiti Phase 2 đã qua đời ngày 13 tháng 12 năm 2019. Phase 2 tên thật là Lonny Wood, sinh ngày 2 tháng 8 năm 1955, ông là người gốc Bronx và sau này vẫn sinh sống tại New York. Ông được công nhận rộng rãi là người đã sáng tạo ra kiểu chữ “Bubble Letters” và đi tiên phong trong phát triển phong cách này, từ thời kỳ đầu những năm 1970 tại Mỹ.
Phase 2 sinh thời ngoài việc nổi tiếng với Graffiti, DJing ông còn là BBoy thành viên của Electrified Movement và sau này có hỗ trợ thành công việc thành lập một Crew nổi tiếng khác đó là The New York City Breakers. Ngoài ra, ông cũng là thành viên của Zulu Nation (*). Trong lĩnh vực Breaking, ông cũng nổi tiếng với tuyên bố rằng nhóm nhảy của ông chính là những người đầu tiên nhảy động tác Uprock, mặc dù có nhiều người khác cho thấy nó xuất phát từ Brooklyn.
Ngoài ra ông được nhiều người công nhận là người kiến tạo ra tờ rơi cho những bữa tiệc HipHop đầu tiên và trở thành một người không thể thiếu trong lịch sử, giúp đưa tờ rơi vượt qua ý nghĩa quảng cáo thuần túy thông thường, để trở thành biểu tượng không thể thiếu trong việc hình thành nền văn hóa HipHop (có thể tìm trên mạng với từ khóa Old School Party Flyers Phase 2)
Xin cảm ơn những đóng góp của ông đối với nghệ thuật đườnng phố, cộng đồng graffiti nói riêng và HipHop nói chung.
Chúc ông yên nghỉ.
...
*Nhóm Zulu Nation do Bambaataa thành lập, về sau quy tụ thêm vào hàng ngũ nhiều tay DJ khác, như Grandmixer DST, Jazzy Jay, Kool DJ Red Alert, Afrika Islam… Chẳng mấy chốc các vũ công cũng gia nhập Zulu Nation để trở thành những yếu tố liên bang của những người trẻ tuổi có liên hệ tới Hip Hop. Nhóm Nation Zulu Universelle có những buổi họp về các giá trị “Peace, Unity, Love, and Having Fun” (Hòa Bình, Thống Nhất, Tình Yêu, và Vui Hưởng). Họ xem âm nhạc và những biểu hiện mỹ thuật nền tảng của HipHop như là phương tiện để giáo dục và giải thoát giới trẻ ra khỏi những vướng mắc của sự bạo tàn. Tìm hứng trong các giá trị tôn giáo có tính các hoàn vũ và liên hiệp, cũng như vay mượn thêm của Hồi giáo (mặc dù cách phục sức của Bambaataa và các anh Zulu có thể khiến các ông trưởng sư Hồi giáo đứng tim) Bambaataa bám víu vào cái tên của bộ lạc “Zulu” ở Nam Phi đã đánh bại quân Hòa-lan vào năm 1879, nhờ sự đông đảo và đồng nhất. Tóm lại, Bambaataa đã muốn sử dụng âm nhạc và văn hóa như một nguồn động lực trong sự tiến thân.
Search