[English Club HEC] JOURNEY TO 8.5 IELTS OVERALL - KINH NGHIỆM CÁ NHÂN
Đây là kinh nghiệm được đúc kết từ bạn Bùi Trà My trong hành trình cố gắng đạt được 8.5 IELTS. Cả nhà đọc học hỏi nè.
Cả nhà join English Club HEC để update các bài kinh nghiệm bổ ích nhất nhé 😃
______________
Chào mọi người, em/mình/chị xin phép được xưng “mình” trong bài đăng này để thuận tiện hơn ạ. Mình đang học lớp 12 và kì thi IELTS (computer-delivered) ngày 21/11/2020 mình có đạt kết quả 8.5 overall (L:9, R:9, W:7.5, S:7.5), mình biết là tuy writing và speaking của mình cũng chưa phải ở ngưỡng tốt lắm nhưng mà mình sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm/trải nghiệm của cá nhân trong quá trình học và ôn luyện IELTS ạ.
Trước khi đi vào chi tiết về cách ôn từng dạng thì có nói qua một chút về bản thân, mình học chuyên Anh của THPT Chuyên Ngoại ngữ nên cũng ở trong môi trường đào tạo tốt & có cơ hội tiếp xúc với tiếng anh nhiều. Nhưng mọi người cũng biết dù thế nào thì quan trọng nhất vẫn là nền tảng tốt về ngữ pháp, phát âm đã, sau đó là tích lũy từ vựng. Thế nên trước khi bắt đầu học các dạng IELTS hay luyện đề thì hãy đảm bảo rằng bạn đã "xây móng nhà" đủ chắc nha.
I. READING
Về đề thì mình chủ yếu là luyện trên Mini-ielts với ieltsonlinetest, ngoài ra mình cũng có làm mấy test của Cambridge (mình thấy từ 9-15 là ổn) và làm đủ Road to IELTS (last minute ver) của BC lúc đăng kí thi.
Với các bạn yêu đọc sách thì các bạn nên chọn đọc một vài cuốn sách bản tiếng Anh luôn nhá. Vì hồi lớp 11 mình có dự án reading portfolio trên trường phải đọc với phân tích 1 quyển sách tự chọn nên mình có cơ hội đọc sách bằng tiếng Anh lần đầu (bình thường mình đọc sách tiếng Việt thôi), cái này sẽ giúp mình luyện reading mà vẫn được thư giãn á, chủ yếu là luyện reading comprehension, ngoài ra cũng lụm lặt được vocab/expression, và rất nhiều bài học nữa - mình cho đây là giá trị cốt lõi của việc ôn luyện bằng cách đọc sách á.
Khi làm bài mình không đọc từng câu hỏi, đầu tiên mình chỉ nhìn lướt qua xem DẠNG câu hỏi thoi, nếu có bài ghép tên thì mình sẽ biết đường highlight tên, có bài match heading thì mình sẽ note nội dung chính của đoạn sang bên cạnh ấy => Sau đó mình đọc cả passage một lượt, đọc kĩ luôn => Đọc đến đâu thì lại highlight những thứ trọng yếu đến đó và note nội dung chính ra ngoài để lúc làm bài tiện rà lại => Đọc hết thì mình quay ra làm một lượt câu hỏi, vì câu hỏi sẽ follow sát theo các đoạn nên mình cũng cứ thể mà quay lại dò, đọc & làm. Lí do là vì cá nhân mình không phù hợp lắm với chiến thuật skimming & scanning rồi lọc keyword, mình thấy làm như thế dễ bị bỏ sót nhiều thông tin và có những lúc bị hiểu sai do lỡ context nữa.
Mọi người cố canh thời gian 20 phút một passage nhé, đương nhiên là sẽ có passage 3 thường khó hơn nên xê dịch tí nhưng đừng dành cho bài nào quá nhiều hay quá ít thời gian nha.
II. LISTENING
Cũng như read, lis mình chủ yếu là luyện trên Mini-ielts với ieltsonlinetest, ngoài ra mình cũng có làm mấy test của Cambridge (mình thấy từ 9-15 là ổn) và làm đủ Road to IELTS (last minute ver) của BC lúc đăng kí thi.
Mình có thói quen hay nghe podcast trên Spotify nữa, thường thì là buổi trưa lúc nghỉ ngơi. Những podcast mình hay nghe là: Stuff you should know (của iHeartRadio); Something you should know; BBC Minute, Global News Podcast, 6 Minute English, IELTS Speaking for Success. Ít nghe hơn thì có Freakonomics Radio, Serial Killers…
Mình cũng hay xem video trên youtube nữa, các kênh kiểu Ted-ed, The Infographic show, OverSimplified, Great big story… và ti tỉ các kênh khác. Cứ chọn những kênh có chủ đề bạn thích, không cần nghe rõ từng từ, nhưng nên luyện để nghe nắm được ý và để khi thi nghe đỡ mệt hơn. Hoặc thậm chí bạn cũng có thể xem các TV series trên Netflix nhé, trong quá trình ôn thi mình cày hết 12ss của The Big Bang Theory, vừa nhẹ nhàng giải trí, tạo cảm hứng mà cũng luyện phản xạ nghe tốt nữa đó.
Có nhiều người luyện theo phương pháp vừa nghe vừa take note, rồi thì tăng tốc độ lên 1.25x, cá nhân mình thì mình prefer việc luyện nghe hiểu hơn vì lúc làm bài mình chủ yếu là dựa vào critical thinking và nghe hiểu, vì khi nắm bắt được context thì dù có một vài chỗ bị miss mình vẫn có thể phán đoán có căn cứ được. Đương nhiên là nếu mọi người thấy phương pháp take note với luyện tăng tốc độ phù hợp với bản thân thì mình hoàn toàn ủng hộ áp dụng nhé!
Lúc làm bài và đi thi, mọi người cứ yên tâm là câu hỏi sẽ follow sát đoạn băng nên là đầu tiên bình tĩnh. Khi người ta cho 30s gì đấy để đọc trước thì tranh thủ đọc lướt qua một lượt câu hỏi (và câu trả lời nếu được), điều này sẽ giúp bạn mường tượng được trước là tình huống như thế nào, chủ đề gì.
Đối với các bài điền từ, nhớ gạch chân hoặc note to là mình được điền bao nhiêu từ (ví dụ one word thì ghi số 1, one word and/or a number thì ghi 1/+, nói chung mọi người cứ kí hiệu rõ ràng ra tránh thừa từ). Ngoài ra, lúc đọc lướt câu hỏi, đọc đến đâu ghi cạnh chỗ trống dạng từ cần điền, ví dụ như Npl/Ns (danh từ số nhiều/số ít), place, date, no., name, adv… => Giảm xác suất bị sai những lỗi không đáng có; đồng thời khi nghe vô hình chung bạn cũng sẽ biết mình cần hướng đến cái gì. Kiểu như nếu bạn biết câu này phải điền danh từ, thì khi nghe não sẽ có xu hướng tập trung nghe đến danh từ, rồi chú ý sau động từ (trong trường hợp danh từ đóng chức năng tân ngữ).
Lời khuyên chung cho part 3 và part 4 vẫn là phải thật bình tĩnh. Part 4 hầu như là điền one word, bài nó cũng theo thứ tự trong băng nữa nên nghe đến đâu các bạn ráng hiểu đến đó + prepared trước kiểu "sắp đến chỗ của câu này rồi". Cá nhân mình không chờ cho đến khi nào nghe thấy mấy từ trong câu hỏi rồi mới tập trung, mà sẽ tập trung nghe hết luôn vì nhiều lúc, người ta sẽ không nói y như phần trước ô trống đâu, mà người ta sẽ đưa context vào, mình hiểu thì mình điền được ấy.
⇒ Note chung cho lis-read: Đây chỉ là trải nghiệm của mình thôi nhưng mà… Nếu lúc đầu instinct mạnh mà đang chọn đáp án nào thì sau đó ráng đừng lay động rồi đổi đáp án nhá trừ khi bạn có clue/proof gì chắc chắn là việc đổi mới đúng. Nhiều lúc đổi xong sai liền đó hic. Và với những câu vẫn mông lung chưa biết chọn gì, đừng có để trống mà điền hết nhé, quan trọng là đoán có căn cứ. Luyện đề rất quan trọng, các bạn có thể luyện free tại các trang trên hoặc http://bit.ly/2NuFxGg. Nhưng mà cũng nên kết hợp với các phương thức khác như đọc báo, đọc sách, nghe podcast, xem video… nha siêu hiệu quả đó.
III. WRITING
Writing thực sự mình cũng không luyện nhiều đâu ;;v;; sau khi học hết khóa ở trung tâm mình chỉ làm thêm một số đề nữa thôi. Mình thấy quan trọng vẫn là nên nắm kĩ cách triển khai ý vì lúc đi thi mình cũng không thể biết được vào đề nào, topic gì.
Vốn từ các thứ thì bạn có thể học và chắt lọc theo chủ đề. Bạn có thể học Cambridge Vocabulary for IELTS (Pauline Cullen) hoặc là Oxford Word Skills (có các level khác nhau). Về ý tưởng có thể tham khảo các idea, hình như có tài liệu “IELTS ESSAYS FROM EXAMINERS” là tập hợp của nhiều examiner nổi tiếng mỗi năm, nma lúc mình biết đến thì kiểu còn 1 tuần nữa là thi mất rồi....
Một số cách triển khai ý là:
- Nguyên nhân - hệ quả (thậm chí sau câu hệ quả có thể thêm 1 câu hệ quả nữa vì nhiều trường hợp nó cũng là 1 chuỗi)
- Đầu - thân - tình - tiền: Đây là phương pháp mình được dạy ở IPP IELTS, đại khái là tùy từng đề mà chọn, “đầu” là về knowledge, mình học thêm được những gì; “thân” là về sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần, có lợi hay có hại như thế nào; “tình” là các mối quan hệ, có mở rộng social circle hay không; “tiền” là tiền =)))
- Triển khai từ các perspective khác nhau (ví dụ như cùng 1 chính sách giáo dục thì từ phía học sinh sẽ có những lợi ích/tác hại gì, từ phía giáo viên&nhà trường, từ phía chính phủ như thế nào)
- Example
IV. SPEAKING
Mình vốn là đứa rất sợ speaking, chứ chưa bàn đến chuyện nói tốt hay dở, rồi cũng vì sợ nên lúc mình nói trước người khác toàn sợ idea không tốt, đang nói mà phát hiện lỗi sai cái là lại ậm ừ rồi quay lại sửa cho bằng được, timing không tốt…
Mình nhận ra là vì mình chưa tiếp xúc với speaking đủ nhiều, nên cách tốt nhất là hãy luyện phản xạ trả lời, mà phản xạ chỉ có thể luyện được khi nó thành một cái mình làm kiểu hằng ngày á. Cá nhân mình thì mình luyện nói với bạn cùng bàn, tranh thủ giờ ra chơi với cả hẹn nhau ra cà phê, circle k lúc rảnh. Lúc học thì mình luyện theo quyển đề của trung tâm, trước khi thi khoảng 1 tháng mình luyện theo bộ forecast quý của thầy Ngọc Bách, bạn mình nghe mình nói và ngược lại, xong 2 người góp ý cho nhau, như vậy mình vừa có thể trau dồi được thêm nhiều ý tưởng hay, vừa có thể lượm lặt được các từ ngữ, cách nói, grammar phù hợp, quen với nhịp độ của các part, các buổi thực hành hay thi cũng đỡ bỡ ngỡ hơn.
Đối với từ vựng thì mọi người có thể trau dồi thêm collocations theo chủ đề nhé ví dụ như bằng quyển English Collocations In Use của Cambridge, hoặc 2 quyển sách ở trên kia mình giới thiệu cũng có giới thiệu nhiều vocab hữu ích lắm.
Mình thấy là giám khảo sẽ không judge về mặt ý tưởng của bạn đâu, miễn là những câu sau của bạn phải support cho ý tưởng câu đầu, rồi có dẫn chứng relevant & thuyết phục là okay rồi. Khi luyện nói với bạn mình, mình cũng nhận ra rằng cùng 1 câu hỏi thực ra có rất nhiều hướng trả lời vì về ý kiến đâu có thể 10 người giống 10 được, không có đúng hay sai nên đừng quá lo là “ý tưởng của mình có kì không/có đúng không”, mà hãy nghĩ xem “ý tưởng của mình có thể được support bởi những cái gì”. 1 câu dẫn dắt, 1 câu idea, 1 câu triển khai ý, 1 câu ví dụ nếu có thể là okay, và nếu bạn còn idea nữa thì cũng lại triển khai như thế, nhưng tránh lan man rồi lạc đề; và nếu bạn thấy idea 2 khó triển khai thì mình nghĩ bạn có thể dừng thì mình nghĩ các bạn nên dừng ở idea 1 và ráng triển khai kỹ idea này là ổn.
=> Note chung cho speaking-writing: Hãy nắm kĩ cấu trúc, trả lời đúng trọng tâm đề, đủ (không thiếu không thừa, không cụt lủn không lan man), thuyết phục là đã ăn điểm task response rồi. Ngữ pháp mọi người cần chắc nền tảng, khéo léo kết hợp sử dụng các thì thời, khi vững rồi mới cố gắng kết hợp các câu phức để tăng band. Nhưng đừng câu nào cũng câu phức, nghe rất lan man mà dễ bị sai. Nên một câu đơn rồi một câu phức xen kẽ, cũng không có nghĩa là cứ phải 1 câu này 1 câu kia nhé, mọi người linh động trong khả năng của mình thôi. Từ vựng trau dồi qua cả một quá trình, cố gắng biến nó thành active vocab để mình có thể sử dụng nó một cách chắc chắn & hiệu quả trong bài thi cũng như đời sống thay vì chỉ ghi list và học thuộc. Điểm coherence & cohesion không chỉ phụ thuộc vào linking words mà nó còn là liên kết ý nữa (các câu có relevant và support nhau không), ngoài ra còn cả việc sự dụng các đại từ this/that/such thinking…
V. FAQ:
(Nếu có câu hỏi nào chưa có trong mục này mọi người có thể comment nhé, mình sẽ giải đáp trong khả năng)
1. Nếu chưa biết bắt đầu từ đâu thì nên làm thế nào?
Mình nghĩ là cũng có thể hiểu được thôi không chỉ IELTS nói riêng mà còn là việc học ngoại ngữ nói chung. Có lẽ bạn nên nắm rõ mình đang ở band nào, mình aim band nào, band đó cần yêu cầu gì, rồi dần dần hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu đó. Nếu các bạn mới bắt đầu tiếp xúc với tiếng anh hoặc đang ở band thấp thì điều quan trọng nhất chính là học thật chắc ngữ pháp, phát âm, từ vựng nhé, và học từ các nguồn uy tín thôi, nếu cần thì mọi người có thể inbox mình sẽ chỉ.
Và có lẽ thay vì luyện quá nhiều material khác nhau cho cùng 1 nội dung/phân môn thì bạn nên chọn lọc 1-2 đầu sách hoặc các course, website có resource phù hợp. Rồi tập trung học theo đó ôn theo đó thôi để tránh nhọc quá.
2. Có phải dùng những từ vựng “cao cấp” thì sẽ được band cao không?
Có lẽ đây là assumption của rất nhiều người nhưng mà thực sự không phải như vậy đâu mọi người ạ. Nói đúng hơn, những từ vựng ăn điểm là những từ vựng dùng chuẩn context + less common hơn 1 chút. Nhưng yếu tố tiên quyết vẫn là phải đúng context nhé mọi người, thực sự nếu mọi người tra là synonym có thể ra những từ lạ hoắc xong trông cũng sang sang đấy, nhìn còn dài ngoằng mấy âm tiết cơ nhưng mọi người cứ áp dụng bừa mà không biết mình đã dùng sai rồi, mà examiner có khi còn không cả biết từ mình dùng là gì cơ ấy… Thế là trừ điểm thôi--- Mình không bảo mọi người là cứ những từ dễ dễ an toàn mà tương nhé, quan trọng là mình muốn khuyến khích việc bạn nắm rõ rằng mình đang dùng từ gì. Chứ nhiều lúc "đao to búa lớn" không bằng một từ trông thì có vẻ hơi "lom dom" nhưng được dùng on-point đâu ạ.
3. Học từ vựng thế nào mới hiệu quả?
Về việc nhớ từ thì mình thấy điều quan trọng nhất chính là đừng học theo kiểu học thuộc, mà cần học với mindset là mình cần biến nó thành active vocab và có thể áp dụng nó linh động trong bài viết và đời sống. Mình cần hiểu đúng usage của nó và có thể recall nó thường xuyên chứ không phải chỉ khi thi cử ấy.
Và mình nghĩ đừng chỉ viết từ ra sổ không rồi học thuộc một list mà cứ lăn xả đi tra đi xem trên oxford, cambridge dictionary, mò mẫm xem nó có nhiều nét nghĩa không, có nghĩa nào hay ho thú vị không, xem qua ví dụ nữa để thấm nhuần được cách dùng, ngữ cảnh, tự đặt ví dụ cũng tốt nhưng ví dụ phải đúng nhé ạ. Tra xong trên oxford, cambridge rồi thì có thể lên ozdic để tra collocation nữa siêu hữu dụng trong IELTS.
Mọi người cũng không cần học quá quá quá nhiều từ vựng đâu, mình nghĩ là thay vì học 5000 từ random thì học theo chủ đề, mỗi chủ đề một số lượng từ nhất định để có thể áp dụng linh hoạt khi làm bài là được.
Ngoài ra thì cũng không nên ghi chép rồi học trong 1 ngày, mà cần sự lặp lại, lặp lại không phải chỉ bằng cách đọc lại mà có thể là xem lại video xung quanh chủ đề đó, tự đặt câu, tự hỏi và trả lời rồi áp thử từ vựng đó vào.
4. Mình soạn sample speaking trước rồi học thuộc template được không?
Mình ôn theo forecast và thực ra mình hoàn toàn có đủ thời gian để prepare câu trả lời mẫu, nhưng mà mình không làm thế. Đơn giản là tại vì thực sự bạn không thể nhớ nổi 50 đề cho 1 quý, mỗi đề part 2 + vài câu part 3 đâu á... Hơn nữa, việc học thuộc câu hỏi sẽ khiến mình khi nói mất tự nhiên, và chẳng may nếu quên từ nào một cái là gần như đơ luôn, examiner được trained để để ý những cái nhỏ nhặt đó nên it’s a big no-no nha. Thay vào đó mình nghĩ bạn nên vạch ra hướng tư duy thì hơn, như vậy cũng đỡ bỡ ngỡ khi bị hỏi những câu mà không có trong forecast hoặc là các câu hỏi examiner improvise dựa vào câu trả lời trước đó của bạn.
5. Sao mình làm bao nhiêu đề một tuần mà không thấy tiến triển gì cả?
Đừng stress bản thân quá phản tác dụng bự đó mọi người, thay vì ráng làm 2 đề một ngày nửa buổi trưa nửa buổi chiều thì cứ dành đúng 1 buổi làm 1 đề thôi r ngâm cứu thật kỹ xem đề đó mình sai chỗ nào cần khắc phục chỗ nào, đọc kĩ transcript nếu có, xem mình nghe hụt ở đâu, vì sao lại nghe sai (do mình không biết cách phát âm của từ đó hay lỡ context…). Thỉnh thoảng mọi người cũng nên thư giãn nữa chứ không nên đâm đâu ngày nào cũng làm đề dễ nản.
Cảm ơn mọi người vì đã đọc hết bài chia sẻ dài bự này ạ, hi vọng kết quả mọi người sẽ xứng đáng với nỗ lực mà mọi người bỏ ra. ^^
-------------------------------------------------
❤ Like page, tag và share cho bạn bè cả nhà nhé ❤
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
「critical thinking reading and writing」的推薦目錄:
critical thinking reading and writing 在 IELTS Fighter - Chiến binh IELTS Facebook 八卦
5 LỜI KHUYÊN LUYỆN VIẾT HIỆU QUẢ
(Mr.Quân - 8.0 Writing)
Là người có nhiều kinh nghiệm luyện IELTS và đạt 8.0 Writing, Mr.Quân gửi đến các bạn 5 lời khuyên viết bài, hy vọng hữu ích với các bạn!
🎯 THỨ NHẤT,
để viết IELTS tốt, mọi người cần có một vốn từ vựng phong phú từ nhiều lĩnh vực. Cách tốt nhất để đạt được điều này, đó là duy trì thói quen đọc báo tiếng Anh mỗi ngày. Thầy highly recommend các báo New York Times, Washington Post (nếu mọi người có subscribe), hoặc ko, chúng ta có thể đọc The Guardian, Reuters, hay tìm đọc một số magazines kiểu Scientific America, The Economist, National Geographic (đọc các magazines này thì cực kì tốt cho kĩ năng Reading). Những báo và tạp chí này đều có nội dung phong phú, ngôn từ chuẩn mực academic. Ngoài ra, việc đọc các mục Op-ed Columnists hay Editorials của các báo còn giúp chúng ta học được cách lập luận chặt chẽ để áp dụng trong Writing Task 2. Các vấn đề thời sự mà các báo nhắc đến sẽ rất hữu ích khi viết Task 2, vì hầu hết mọi người sẽ đi theo lối mòn trong cách viết, mà ít khi nhắc đến các vấn đề thời sự liên quan như social justice, equality, racism, populism, nationalism, hay thậm chí là political theory.
🎯 THỨ HAI,
để viết được hoàn chỉnh 2 tasks trong vòng 1 tiếng, cách duy nhất là luyện tập. Task 1 về biểu đồ/bản đồ/quy trình, Task 2 là Essay. Riêng với Task 1, chúng ta hoàn toàn có thể chuẩn bị được dựa vào list các từ vựng chuyên dùng, ví dụ từ vựng chỉ xu hướng (tăng, giảm, giữ nguyên), các cấu trúc thường gặp. Kể cả dạng bản đồ hay quy trình đều có những list từ cơ bản, hoặc các lưu ý về thì mà chúng ta có thể nắm chắc trước khi thi.
Đề ngày 08/06 thầy thi vào quy trình sản xuất nước có gas (carbonated water).
Bài Writing Task 2 thì khó hơn, cần có sự nghiên cứu sâu về dạng câu hỏi để tránh trả lời off topic.
WRITING TASK 2 CÓ 2 DẠNG BÀI:
1. Opinion: Dạng này yêu cầu bạn trình bày quan điểm về 1 vấn đề. Dạng này chia thành 2 dạng nhỏ, bao gồm (1) Opinion-Discussion (với dạng này, bạn cần bàn luận cả về 2 mặt của vấn đề, và cuối bài mới đưa ra quan điểm cá nhân), (2) Opinion-Personal Viewpoint (với dạng này, bạn cần đưa quan điểm cá nhân ngay ở phần đầu, và thân bài sẽ chỉ để giải thích cho quan điểm cá nhân đó của bạn).
2. Ideas: Dạng này thường yêu cầu bạn đưa ra Problems/Solutions, Causes/Effects.
Để tránh off topic, bạn phải xác định rõ dạng bài trước khi bắt tay vào viết.
Đề hôm 08/06 là: The tendency of human being to copy one another is shown in the popularity of fashion clothes and consumer goods. To what extent do you agree or disagree? (Xu hướng sao chép nhau của con người được thể hiện qua sự phổ biến của quần áo thời trang và hàng hóa tiêu dùng. Bạn đồng ý hay ko đồng ý đến mức nào?)
Với đề này, nó thuộc dạng Opinion-Personal Viewpoint, bạn phải đưa ra quan điểm của mình ngay đầu bài, và thân bài chỉ để giải thích cho quan điểm này. Trong bài thầy đã viết strongly disagree, và thân bài thầy có 2 đoạn, 1 đoạn nói về việc phổ biến của thời trang và sản phẩm tiêu dùng thể hiện sự cải tiến liên tục, học hỏi từ lỗi sai, và improve từ phía nhà sản xuất, giống như cách loài người phát triển trong suốt chiều dài lịch sử;
đoạn 2 nói về vấn đề, nếu coi copyright là quyền cần được bảo vệ, thì khả năng tiếp cận hàng hóa affordable cũng là một quyền cần được đảm bảo, vì đây là vấn đề nghiêm trọng khi khoảng cách thu nhập và bất bình đẳng trong xã hội gia tăng, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển, và ở các nhóm dân cư underprivileged hoặc disadvantaged. Và vì lí do này, nên ko thể coi việc phổ biến của hàng tiêu dùng là biểu hiện của việc sao chép lẫn nhau, mà nên coi là việc bình đẳng hóa cơ hội sử dụng các hàng hóa thiết yếu.
🎯 THỨ BA,
hãy đừng chỉ tập trung vào viết IELTS, mà hãy hình thành thói quen viết mỗi ngày. Thông thường câu hỏi trong writing task 2 không khó, không đòi hỏi kiến thức cao siêu, nhưng đòi hỏi sự lập luận logic, rõ ràng trong cách nghĩ, cách tư duy. Nếu bạn không có một clear thinking, thì rất khó để viết tốt. Và cũng đừng nghĩ, viết tiếng Việt giỏi sẽ không giúp được gì trong việc viết tiếng Anh. Thường thì bài viết sẽ phản ánh sự mạch lạc trong tư duy, nếu bạn viết tiếng Việt tốt (cái này khác với viết văn tốt), bạn sẽ có được khả năng lập luận chặt chẽ, và cách dùng ngôn từ rõ ràng, chính xác, ko thừa thãi.
🎯 THỨ TƯ,
hãy hạn chế dùng từ "đao to búa lớn" nếu không chắc chắn 100%, và dùng chính xác thật nhiều collocations. Từ đao to búa lớn kiểu các từ C2 (tham khảo trên Oxford Dictionary) nếu dùng được chính xác thì rất ấn tượng, nhưng nếu chưa thể đạt được độ chính xác trong cách dùng thì nên ưu tiên dùng collocations. Ví dụ hôm thi, ngay phần mở đầu, thầy dùng cụm “bear a striking resemblance to”. Đồng thời, hãy học từ đồng nghĩa và trái nghĩa.
🎯 THỨ NĂM,
hãy dừng việc học thuộc bài mẫu mà các bạn thường thấy trên mạng, bởi vì, ai ai cũng đều dùng những tài liệu này. Trăm người như một, đều nói về một thứ, liệu examiner còn hứng thú khi đọc bài các bạn hay ko? Hãy luyện tập critical thinking về những vấn đề trong xã hội, bạn sẽ nhận ra mình có rất nhiều ý tưởng cho bài Writing Task 2.
Thầy hy vọng những kinh nghiệm luyện viết này sẽ giúp được một số bạn đang gặp khó khăn trong quá trình luyện thi IELTS.
🔥 TỐI NAY CHÚNG MÌNH CÓ HẸN VỚI
Mr.Quân trong chuyên mục Chữa đề Writing hàng tuần nhé các bạn!
- Hướng tới mục tiêu cùng các bạn luyện Writing hiệu quả hơn, thầy giáo 8.0 Writing - Mr.Quân Đỗ sẽ cùng đồng hành chữa đề với các bạn vào tối thứ 3 hàng tuần nha!
LÝ LỊCH TRÍCH NGANG:
• Họ và tên: Đỗ Minh Quân
• Cử nhân Chuyên ngành Khoa học Chính trị và Triết học, Đại học Wabash College (#53 LAC), bang Indiana, Mỹ.
THÀNH TÍCH ẤN TƯỢNG:
• IELTS 8.0, IELTS Writing 8.0
• Học bổng toàn phần, trường Wabash College, Indiana, Mỹ.
• Thành thạo 3 ngôn ngữ Anh - Việt - Trung
Hẹn gặp các bạn với video chữa đề đầu tiên tối nay nha!
critical thinking reading and writing 在 IELTS Fighter - Chiến binh IELTS Facebook 八卦
- Thầy giáo nhà ai mà ĐỈNH quá xá?! :v Chúc mừng Thầy Minh Đức lần thứ 3 thi đạt 8.5 IELTS nha <3
Người thầy mà lúc nào cũng đầy nhiệt huyết, chẳng bao giờ ngại đi sớm, về muộn để tranh thủ giảng thêm cho học viên, có khi ''bê'' nguyên sách vở tạo group học ngay tại sảnh tư vấn 🤣... chỉ mong làm sao cho học trò hiểu bài, tiến bộ từng ngày.
___________________
Trong Group IELTS Fighter - Hỗ trợ học tập, thầy Minh Đức có chia sẻ kinh nghiệm về lần thi vừa rồi, các bạn tham khảo nha:
Hi friends, mình là Đức, giáo viên Ielts tại cơ sở Nguyễn Văn Cừ ❤ Mình mới nhận được kết quả thi Ielts lần thứ 3. Trong post trước mình có share một bài Writing Task 2 band điểm 7.5 và đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ của mọi người nên hôm nay mình muốn share essay giúp mình đạt band điểm 8.0 Writing trong lần thi vừa rồi. Ngay sau khi thi mình đã viết lại bài ra note luôn nên bài này sẽ giống đến 99% bài mình viết trong phòng thi!
P/s: Nếu được cải thiện để aim band 8.5, mình sẽ chọn 1 ý sâu hơn cho body 2 kèm ví dụ thực tế.
Mọi người like & share ủng hộ nhé để mình có động lực viết bài review phần speaking ❤
Some say that news has no connection with most people’s life and it is waste of time for most of us to read newspapers and watch television news programs. Do you agree or disagree?
It has recently been proposed that news is irrelevant to people’s life and thus, there is no utility to be gained from reading newspapers or watching television news programs. This essay completely disagrees with this idea on the ground that news can be a valuable source of cautionary messages and it can also enhance the quality of one’s social life.
People can learn what to do and what not to do by reading news. The reason is that the news frequently broadcast wrongdoings that are condemned by society as a whole, as well as the consequences that the perpetrators have to face as a result of their actions. People who follow the news, therefore, can become more aware of the wrongful acts and become less inclined to commit them. For example, the incessant broadcast of the legal and professional repercussions that protestors participating in the violent demonstration in Capitol Hill in the United States may have to face undoubtedly deters potential protestors who try to incite violence in the future. Should people gain foresight about the consequences of unlawful activities through the news, they will be less likely to commit them, which is conducive to a safer society.
Moreover, staying up to date with the news can also enhance people’s social lives. In other words, constantly being updated on popular events through the news, many people will have endless conversation topics to discuss with others and thus, they will become good company and their social circles can be easily expanded. Furthermore, reading news also helps develop people’s critical thinking, as they are exposed to different viewpoints of the same event, which is not only advantageous in their social lives but also in their professional lives as well.
In conclusion, I believe the claim that news is useless is short-sighted because the benefits of reading news are manifold, ranging from helping people fine-tune their moral compasses to improving their social lives.
___________________
HỌC TẬP THÌ KHÔNG CÓ GIỚI HẠN
"Học tập không phải là một nhiệm vụ hay một vấn đề khó giải quyết – nó là cách để sống trong thế giới. Con người học tập khi theo đuổi các mục tiêu và kế hoạch có ý nghĩa cho chính mình. "
(Sidney Jourard).
Trong khi Giáo viên nhà IELTS Fighter lúc nào cũng động viên, truyền động lực học tập, phát triển mỗi ngày cho học viên, thì chính bản thân các thầy cô cũng không ngừng cố gắng để nâng cao kiến thức, giá trị của mình, xứng đáng với kỳ vọng và tình yêu của các bạn học viên.
Thầy và trò, ở IELTS Fighter, lúc nào cũng SỐNG hết mình như thế đó! ;)
Bất chấp thời Covid, cũng chẳng có gì có thể ngăn trở ta tăng band IELTS, phát triển kỹ năng, phải không bạn?! Muốn tiến bộ, đừng ngại liên hệ để IELTS Fighter giúp bạn tư vấn lộ trình, giải đáp mọi thắc mắc nha! Chúng mình luôn sẵn sàng chào đón bạn đó!
#ielts #ieltsfighter #ieltsjunior