TẠI SAO NGƯỜI CHƠI THỜI TRANG HIỆN TẠI LẠI CÓ XU HƯỚNG CHUYỂN SANG NỘI THẤT (HOME DECOR, FURNITURE).
Trong thời điểm hiện nay, không khó để các bạn thấy những người chơi thời trang có tiếng trong cộng đồng chúng ta không chỉ đi kèm theo những trang phục mà kèm vào đó là những thứ xung quanh họ. Yeah, ý mình là nội thất - những món đồ trang trí trong nhà, những vật/phụ kiện hay thậm chí là cả căn phòng. Home Decor, Furniture - Tiêu biểu và phổ thông nhất hiện tại chắc là cái ghế Wassily.
Wassily Chair, được thiết kế trên cảm hứng của khung xe đạp và tư tưởng thiết kế từ phong trào De Stjil đến từ Marcel Breuer, nhà thiết kế nội thất người Hung-ga-ri trong lò đào tạo Bauhaus. Thì đối với dân thời trang thì Antwerp's Royal Academy of Fine Art (Học viện Mỹ thuật Hoàng gia Antwerp) thì dân nội thất lại biết tới nhiều về Staatliches Bauhaus - một ngôi trường ở Đức về nghệ thuật thủ công và mĩ thuật. Dù xuất phát điểm trong trường không có bộ môn Kiến Trúc, nhưng cách tiếp cận thiết kế về một dạng nghệ thuật "Tổng Thể", liên kết với nhau gồm nhiều thứ bao gồm cả kiến trúc đã tạo ra Bauhaus movement (Phong trào Bauhaus). Phong trào Bauhaus ảnh hưởng rất lớn tới ngành thiết kế Kiến trúc hiện đại cho nên đó là lí do vì sao giờ rất nhiều người theo đuổi tinh thần này.
Như thế này, thể theo một hình kim tự tháp về nhu cầu con người nổi tiếng ( Mô hình Maslow) thì khi con người đã "ăn no mặc ấm" sẽ chuyển sang giai đoạn "ăn ngon mặc đẹp" và "thể hiện bản thân". Điều này chứng tỏ con người là một giống loài không bao giờ cảm thấy đủ và luôn nâng cấp bản thân, luôn luôn là như vậy và nhờ có nó thì con người mới phát triển, mới đạt được những cột mốc mới. Tại sao mình lại nói như thế?
Trong cộng đồng thời trang đường phố trải dài qua các thời kì, những xu hướng và trào lưu qua rồi biến mất trên thị trường. Từ "Hypebeast" đến "Hedi Boys" "DarkGod", "Techwear" "Archived Fashion", những thương hiệu lướt qua đời nhau như Guidi, CCP, Julius, ACG, Issey Miyake... (Vì khi xu hướng đó thoái trào thì các thương hiệu trên cũng không nhắc được tới nhiều). Mình cũng trải nghiệm những thời điểm đó nên hiểu được tiến trình của việc trên đó là "Sự khẳng định bản thân" / Self-actualization.
Trong khoảng thời gian không ngắn nhưng cũng không quá dài, các phong cách - các thương hiệu thời trang ồ dạt du nhập vào Việt Nam từ khi streetwear lên ngôi khiến vòng đời của 1 phong cách bền vững tại Việt Nam gần như rất ngắn và thấp. Cũng khó trách được vì mọi người trong giai đoạn "Định hình thời trang" của mình vậy.
Cho đến khoảng năm 2020/2021, những ai đã trải qua hết tất cả các giai đoạn kia hầu hết đã biết "Thứ thời trang mà mình theo đuổi" và "Con người thời trang" của mình là gì. Theo chia sẻ của nhiều người rằng "Thời trang là thứ yếu và họ muốn được thể hiện bản thân mình ra nhiều hơn nữa". Nó đi đúng với Tháp nhu cầu phía trên - tự khẳng định bản thân. Nên nhớ rằng thế hệ trẻ vô cùng giỏi và tiệm cận những vị trí đỉnh rất nhanh, nên nếu không tạo ra điểm khác biệt và khẳng định thứ mới thì rất cái tháp nhu cầu kia sẽ sụp đổ.
Trong bài viết "Aesthetic" của mình vừa qua cũng đề cập tới việc nhiều người hiện tại đang trong quá trình xây dựng "Aesthetic của riêng mình". Triết lý về vẻ đẹp và nghệ thuật là tùy thuộc cảm nhận của riêng mỗi người. Để tạo ra một Personal Aesthetic thì kết hợp cùng thời trang mặc trên người, không gian sống, tinh thần làm việc/relax/enjoy nghệ thuật là một điều mà nhiều người đang làm bây giờ. Đó là lí do việc một số lớn các bạn đang theo đuổi thời trang chuyển qua sử dụng đồ nội thất, decor hoặc creative object ( vật được design sáng tạo) kết hợp cùng fashion để tạo ra "Cái tôi" bản thân của mình. Đỉnh của "Self-actualization".
NÀO, NÓI SÂU HƠN VỀ THỜI TRANG:
Các thương hiệu thời trang đã đào sâu vào "Fashion Furniture" "Fashion Homeware" từ một khoảng thời gian trước rồi. Gucci, Loewe, Rick Owens, Chromehearts và đến cả thần tượng của khá nhiều người Virgil Abloh (Mà Virgil xuất thân là dân thiết kế nội thất chứ không phải là fashion designer) cũng hợp tác cùng IKEA để ra nhưng sản phẩm đậm chất "OFFWHITE". Supreme cũng không ngần ngại hợp tác với các thương hiệu thiết kế nội thất và phụ kiện trong nhà để mang hình tượng boxlogo trải đều trong căn nhà của bạn.
Mục đích của các fashion brands đó là "Tạo ra một hệ sinh thái khép kín" giữa các collection của họ, tạo ra một "Mối quan hệ sâu sắc hơn" với những khách hàng quý giá. Điều này càng được cổ động khi các nền tảng social network bùng lên mạnh mẽ, nghĩa là - một người có xu hướng "giới thiệu" lifestyle/lối sống bao gồm thời trang, cách ăn uống và dĩ nhiên rồi, ngôi nhà và nội thất. Thông qua hình ảnh, clip ngắn thì ngôi nhà và các phụ kiện bên trong được show nhiều hơn bao giờ hết. Đồng nghĩa, với một người yêu thích thời trang sẽ có xu hướng trang trí nội thất sao cho đồng điệu với những sản phẩm họ đang có - từ màu sắc, vibe, aesthetic và THƯƠNG HIỆU.
Ví dụ như một người thích đồ Rick Owens sẽ thường mua những đồ trang trí đến từ Rick Owens, hay một Undercover fanboi cũng yêu thích mang những đồ của UDC về.
"Fair Investment" - một sự đầu tư an toàn cũng là một lí do mà nhiều người sẵn sàng bỏ một số tiền lớn để chi trả cho nội thất. Furniture hay Home Decor thường có vòng đời dài hơn, ít xu hướng hơn là thời trang. Điều này đồng nghĩa là nếu người tiêu dùng nào sở hữu 1 -2 món đồ gì đó liên quan tới ngôi nhà và nội thất. Món đồ đó sẽ đồng hành cùng họ ít nhất là 05 năm cho tới 10 năm, hoặc có khi là cả đời. Đây chính là điểm mà các fashion brands vô cùng "thèm muốn" vì nếu mà họ thuyết phục được khách hàng mua các sản phẩm nội thất của họ thì điều này đồng nghĩa "Brandname" của họ sẽ đập vào mắt khách hàng, những người tới thăm căn nhà đó trong một khoảng thời gian dài. Viêc tăng brand awareness và biến mình trở thành một phần không thể thiếu trong lối sống của khách hàng, đó là thứ mà bất kì một thương hiệu nào luôn mong muốn.
Hơn nữa, giá cả càng cao - thương hiệu càng nổi tiếng, càng được công nhận càng thể hiện được level của người chơi (Dù là lowkey hay là commercial).
Mà nó lại quay về keyword: "SELF- ACTUALIZATION".
Mình thì chẳng biết khi nào có nhà để mà Hôm đè co nữa :'(. Cho nên mọi người hãy
...
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
bauhaus movement 在 Culture Trip Facebook 八卦
From the Bauhaus movement to the iconic buildings of Berlin, explore some of Germany's incredible Unesco World Heritage Germany sites across the country.
bauhaus movement 在 東西縱橫記藝JunieWang Facebook 八卦
若說現代藝術起自19世紀中期,因庫爾貝與馬奈大無畏地披荊斬棘,再由印象主義、後印象主義和立體主義陸續開闢出了康莊大道,那麼與我們生活攸關牽絆的現代設計呢?🧐🧐🧐
追溯現代設計起源,或可探至19世紀中期英國藝術家,也是前拉斐爾派成員-威廉·莫里斯(William Morris,1834年3月24日-1896年10月3日)所提倡的『美術工藝運動』(Art & Craft Movement),另外1920年代德國設計名校-包浩斯(Bauhaus)存在時間雖然短暫,也造成無比影響。
直到20世紀,功能主義設計概念逐漸改變了19世紀古典審美觀,主張追求簡潔直白,以功能為出發,無需繁複裝飾,形式應當反映本質。〝形式追隨功能〞(Form follows function),被尊為〝摩天大樓之父〞的美國建築師-沙利文(Louis Henri Sullivan,1856- 1924)這句話便為現代設計下了非常適切的註解。
北歐設計也在此時醞釀發展,充分利用有限資源,創造出實用簡約,又耐得住時間考驗的眾多傢俱與用品,如今已造就在現代設計史上不可撼動之地位,更成為北歐國家重要經濟命脈→你看,人家北歐證明了藝術美感真的可以當飯吃。🎨🤗
從寒冷遙遠的世界一端,形成銳不可擋的美學風潮,北歐傢俱既無金銀加身,也不花俏高調,人家憑什麼精彩上百年?又為何成為經典?老百姓要如何下手才能物超所值?問題好多,有請達人GFG design & art 負責人Johnny來分享。😁
藝術應該與生活相關,美感需要實踐於日常,認識北歐傢俱的第一步,一起心動和行動!(啾咪~😘🥰😍
#北歐傢俱
#北歐設計
#越久越迷人
========================
關於北歐傢俱風格、緣起與諸多面貌,都在美學風格相對論第18集。
首播 09/30(三)20:00-21:00
重播 10/04(日)15:00-16:00
在 #IC之音FM97.5,
無論何時何地,都期待與你相遇。
**打里摺建築·贊助播出**
#IC之音FM97.5
#即時線上收聽,不受地區限制
https://www.ic975.com/
#首播之後便可隨選即聽
https://is.gd/RDKEXC
#美學風格相對論
#打里摺建築
#東西縱橫記藝JunieWang
https://www.facebook.com/AestheticStyleReality/posts/175654917489830
bauhaus movement 在 140 BAUHAUS MOVEMENT ideas - Pinterest 的八卦
BAUHAUS MOVEMENT. Bauhaus is a German expression meaning house for building. In 1919, the economy in Germany was collapsing after a crushing war. ... <看更多>